Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sở

09:05 12/05/2017

Camellia drupifera Lour.

Tên đồng nghĩa: Thea drupifera (Lour.) Pieưe, Thea sasanqua Pierre

Tên khác: Dầu sở, dầu chè, du trà, trà mai, mạy slở (Tày).

Tên nước ngoài: Oil tea (Anh), camélia à huile (Pháp).

Mô tả

Cây nhỡ, cao 4 - 10m. Thân cành nhẵn, màu xám nhạt. Lá mọc so le, dày, hình bầu dục hoặc mác thuôn, dài 3 - 10cm, gốc thót lại, đầu tù hoặc nhọn, mép khía răng nhỏ đều, gân mô; cuống lá nhẵn, có rãnh.

Hoa mọc riêng lẻ hoặc đôi một ở kẽ lá gần ngọn, có lông tơ màu trắng, thơm; lá bắc nhỏ; đài có lông óng ánh ở mặt lưng, 6-7 răng; tràng có cánh khía ở đầu; nhị rất nhiều, có bao phấn thuôn; bầu 3 - 4 ô, có nhiều lông trắng.

Quả nang, hình cầu hoặc trái xoan, có vỏ dày, cứng; hạt 1 - 3 có cạnh lồi.

Mùa hoa quả: tháng 8 - 11.

Phân bố, sinh thái

Sở có nguồn gốc ở vùng Đông Á và hiện được trồng nhiều ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Ở Việt Nam, sở là cây trồng lâu đời ở vùng trung du và núi thấp phía bắc để lấy hạt ép dầu đùng thắp đèn, pha chế sơn hoặc còn dùng để ăn. Những tỉnh trước đây trồng nhiều sở như Phú Thọ (huyện Thanh Sơn, Cẩm Khê, Yên Lập, Phù Ninh); Yên Bái (Yên Bình); Hà Giang (Bắc Quang, Yên Minh)... Vài năm gần đây, do nhu cầu sử dụng chỉ còn để pha sơn, việc xuất khẩu sang Trung Quốc cũng hạn chế, nên một số vùng sở trước đây ở Phú Thọ, Yên Bái đã bị phá bỏ để trồng chè.

Sở là loại cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn cao, thường dược trồng thuần loại ờ đồi hay trên các vùng nương rẫy cũ đất đã bị rửa trôi nhiều và hơi chua. Sở sinh trưởng mạnh nhất trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả trong mùa hè, đến đầu mùa đông quả già và có thể thu hoạch được, sở có khả năng tái sinh chồi khỏe sau khi bị chặt.

Cách trồng

Sở được nhân giống bằng hạt. Hạt sở để làm giống cần chọn ở những cây mẹ khoẻ mạnh, từ 15 tuổi trở lên, sai quả. Vào tháng 9-10, khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng thì thu quả, đem hong ở nơi thoáng gió 4 - 5 ngày cho hạt tự tách ra. Cũng có thể phơi quả dưói nắng nhẹ vào sáng sớm để hạt chóng tách, nhưng không được phơi khô hạt. Hạt sở khô sẽ mất khả năng nảy mầm. Hạt thu xong có thể đem gieo ngay hoặc bảo quản trong cát ẩm. Nếu bảo quản cần thường xuyên đảo hạt, thay cát, phun ẩm, loại bò hat mốc, thối. Hạt có thể gieo thẳng vào tháng 11 - 10 hoặc 1 - 2, hay gieo ở vưòn ươm hoặc bầu để lấy cây con trổng vào mùa thu hoặc đầu xuân năm sau.

Trồng sở cần chọn đất nham thạch dày 50cm trở lên, nhiều mùn, thoát nước, hơi chua (độ pH 5 - 6) có độ dốc; thường trồng xen kẽ với chè hoặc sơn. Mật độ trồng 500 cây/ha nếu trồng xen hoặc 1000 cây/ha nếu trồng thuần loại. Để đảm bảo năng suất quả, cần bón trung bình 10 tấn phân chuồng cho 1 ha/nãm và NPK (1: 1: 3) với lượng 0,2 kg/gốc chia 2 lần/năm vào tháng 5 và tháng 7.

Sở có nhiều sâu bệnh hại. Lúc nhỏ cây có bệnh lở cổ rễ, thối cổ rễ, khi cây lớn thường bị sâu đo, sâu đục thân, muội bồ hóng gây hại. Chăm sóc tốt, đủ ánh sáng, đủ dinh dưỡng, phát quang dây leo, cỏ dại là những biện pháp hạn chế sâu bệnh.

Bộ phận dùng

Dầu hạt và lá. Lá thu hái quanh năm dùng tươi, quả lấy khi thật chín, phơi khô đập lấy hạt dùng để ép dầu. 100 kg qủa cho 50kg nhân hạt, 100kg nhân hạt cho 15 -16 lít dầu và 80 - 85kg khô dầu sở.

Thành phần hóa học

Dầu sở được dùng thay thế dầu ô liu. Phân tích dầu sở (Ân Độ) thu được các chỉ số sau: tỷ trọng 0,909 - 0,920, n25 1,466 - 1,470; chỉ số xà phong 188 - 196; chỉ số iod 80 - 90; phần không xà phòng hóa 1,5%; điểm đông đặc của các acid béo 13 - 18°. Thành phần acid béo gồm oleic 83 - 85%, palmitic 5,8%, linoleic 7 - 9%, stearic myristic và arachidic với 1 lượng rất ít (The wealth of India vol II. 1950, 27). Theo Đỗ Tất Lợi (Cây thuốc và vị thuốc VN - 1999 trang 238 - 239) dầu sở có tỷ trọng ở 15° là 0,900, độ acid biểu thị bằng acid oleic là 2,876 g/kg dầu. Từ khô dầu sở, F. Guichard và Bùi Đình Sang đã chiết được 28% saponozid có phản ứng trung tính của sapotoxin. Thủy phân cho fructose và một sapogenin chảy à 238 245°c, khô dầu có độc nên không dùng làm thức ăn cho gia súc mà chỉ làm phân bón. Lá sở chứa 0,4 -1-0 tinh dầu với tỷ trọng ở 21° là 1,061. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là eugenol, tỷ lệ 95 - 96%. Tuy nhiên theo phân tích gần đây của Nguyễn Thị Tâm và Nguyễn Trọng Dương (Tạp chí Dược học 1994 (5) 16 -17) các lá sở thu được ở một số tỉnh miền Bắc như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn trong các mùa thu, đông và xuân khi cây có quả, ra hoa, cho thấy lá chi chứa rất ít tinh dầu (0,0026%). Phân tích tinh dầu này bằng sắc ký khí thấy thành phần chính của tinh dầu là linalool (tối đa vào mùa xuân 37,12 - 48,82%). Các tác giả chưa phát hiện có eugenol trong tinh dầu trong tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây.

Fishman G. M; Chikowani D. M (CA. 113, 1990, 74897 w) phân tích lá sở thấy hàm lượng carotenoid là 20 - 15 mg/100g lá khô, gồm violaxanthin 41,02; a caroten 124,85; neo Ị3 caroten 7,10; Ỵ. caroten 3,72; auroxanthin 2,08; sinthaxanthin 1,34; lutein epoxid 1,18 và p cryptoxanthin 1,07 mg/100g. Nagata Tadahiro xác định hàm lượng catechin, cafein, theobromin và theanin có trong lá sở thấp hơn trong lá chè. (CA 115, 1991, 113, 254 x).

Fishman G. M và Bandyukova V. N phân tích thành phần flavonoid trong lá sở là isoquercitrin và quercetin - 3 - 7 - di o - p- D. glucopyranosid. Lá còn chứa eugenol 2,1% theo trọng lượng lá tươi (CA. 117, 1992, 66543 v).

Hatano Tsumotu; Han Li đã phân lập các tanin với tên là camellia tanin A -> H. Phân tích cấu trúc thấy camellia tanin A (10), B (11), c (12), E (14), F (15) và G (16) là các phức hợp tanin gồm các monomeric hydrolysable tanin và epi catechin và camellia tanin H (17) là dimeric hydrolysable tanin và epicatechin. Các chất tanin (2) (10) và (25) có tác dụng anti HIV (CA. 120, 1994, 253139 s).

Hoa sở chứa anthocyanin chủ yếu là cyanidin 3-0 'P-D(6-0-p. comaroyl) glucoside (CA. 108, 1988, 3427 p).

Thành phần tinh dầu của hoa sở theo phân tích của Omata Akihiko, Yomogida Kasoyuki trên 62 mẫu của 5 loài sở thấy có linalool oxid, linalool, Me. benzoat, benzaldehyd, benzylalcol, Me. salicylat, phenethyl aie và aceto phenon. (CA. 112, 1990, 95516 r).

Năm chất tanin dimeric hydrolysable, có 2 chất là camellin A và B được Yoshida Takashi; Chou Tong chiết xuất và xác định cấu trúc như sau (CA. 114, 1991, 139768 X).

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên giun: Đun dầu hạt sở với nước, rồi đổ xuống đất chỗ có nhiều giun làm giun chết. Dầu hạt sở cũng có tác dụng trên các loại giun tròn ở người và động vật, nhưng độc nên ít được dùng.

Tính vị, công năng

Dầu hạt sở có vị nhờn béo, có tác dụng sát trùng, giải độc. Lá có tác dụng hoạt huyết, tán ứ.

Công dụng

Dầu hạt sở được dùng để chế xà phòng gội đầu. về mặt thuốc, dầu sở là thuốc chữa ghẻ. Lá sở được dùng để đắp bó gẫy xương và cất lấy tinh dầu. Khô dầu sở được dùng làm phân bón, trừ sâu và trừ giun đất, duốc cá ở chỗ nước đọng.

Bài thuốc có sở 

Thuốc bó gãy xương:

Lá sở 50g, lá si 50g, lá náng 20g, dùng tươi. Giã nát, trộn với lòng trắng trứng, đắp và bó.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC