Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rau Càng Cua

10:07 15/07/2017

Peperomia pellucida (L.) H. B. K.

Tên đồng nghĩa: Piper pellncidum L.

Tên khác: Cây tiêu màng.

Tên nuớc ngoài: Crab cravv, peper leaves (Anh).

Họ: Hồ tiêu (Piperaceae).

Mô tả

        Cây thảo nhỏ mọng nước, sống hàng năm, cao 20 - 40 cm, bén rễ ở những mấu. Thân giòn dễ gãy, mọc đứng sau mọc bò, nhẵn, phân nhánh nhiều. Lá mọc so le, hình tim, phiến dạng màng, dài 1,5-2 cm, rộng 1-1,2 cm, gốc hình tim, đầu nhọn, mặt trên bóng láng, gân lá 5; cuống lá dài khoảng1,5 cm.

        Cụm hoa mọc đối diện với lá thành bông mảnh dài 5 - 8 cm; lá bắc có phiên tròn và cuống rất ngắn; hoa lưỡng tính, bao hoa gần hình tròn, nhị 2 có chỉ nhị rất ngắn, bao phấn tròn, bầu có vòi nhụy mọc chính giữa đỉnh, hơi có lông.

       Quả mọng hình cầu, đưòng kính 0,5 - 1 mm có nhiều đường gờ nhỏ chạy dọc, đầu có mũi nhọn rất ngắn, khi chín màu nâu đen, chứa một hạt. Toàn cây có tinh dầu, mùi thơm nhẹ.

Phân bố, sinh thái

       Chi Peperomia Ruiz et Ray. ở Việt Nam đã biết có 6 loài. Loài rau càng cua phân, bố tự nhiên gần như khắp các tỉnh miền núi, đôi khi gặp ở vùng trung du và cả đồng bằng (hiếm). Cây còn được trồng lấy rau ăn hoặc trồng làm cảnh trên các hòn non bộ.

       Trên thế giới, rau càng cua cũng phân bố rải rác ở nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc thành đám nhỏ ở các hốc mùn đá, thậm chí ở các kẽ đá hoặc trên bề mặt đá chỗ có rêu bám. Cây cũng mọc trên đất ở bờ khe suối. Môi trường thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển là rừng núi đá vôi ẩm.

      Rau càng cua ra hoa quả hàng năm, sau mùa hoa quả, cây sẽ tàn lụi vào mùa đông. Cây tái sinh tự nhiên và gieo trồng được bằng hạt.

Bộ phận dùng

    Toàn cây.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng trên các vi sinh vật

          Đã nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của cao thô chiết bằng methanol và các phân đoạn chiết bằng ete dầu, dichloromethan, ethyl acetat và butanol toàn cây rau càng cua. Kết quả cho thấy cao và các phân đoạn chiết đều có tác dụng, trong đó phân đoạn chiết bàng butanol có tác dụng mạnh nhất (Khan et al., 2002). Cao chiết bằng ethylacetat cùa toàn cây rau càng cua bỏ rễ có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh trên Bacillus subtilis, Pseudomonus aentginosae và Staphyỉococcus aiireus. Mức độ tác dụng mạnh hơn penicillin [De Padua et al„ 1999, vol.l: 380].

       Cao chiết từ cây không có tác dụng ức chế nấm nhưng tinh dầu lại có tác dụng với nồng độ tối thiểu ức chế MIC là 2000 ppm. Tinh dầu còn đối kháng với sự phát triển Helminthosporium oryzae gây bệnh hại lúa [De Padua et al., 1999, vol.l: 380].

2. Tác dụng chống viêm

      Cao nước toàn cây rau càng cua có tác dụng chống viêm có ý nghĩa, nhưng chỉ loại thu hái vào mùa đông và mùa xuân mới có tác dụng (Arrigoni et al., 2002). Cao chiết nước của phần trên mặt đất cây rau càng cua đã được thử tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù bằng caragenin và bằng acid arachidonic ở chuột cống trắng. Kết quả cho thấy, cao với liều cho uống 200 và 400 mg/kg có tác dụng chống viêm tốt (Arrigoni - Blank et al„ 2004).

3. Tác dụng giảm đau

       Cao chiết bằng methanol của phần trên mặt đất cây rau càng cua với liều từ 70 - 210 mg/kg có tác dụng giảm đau do acid acetic ở chuột nhắt trắng (Aziba et al., 2001). Cao chiết nước phần trên mặt đất của cây rau càng cua đã được nghiên cứu tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic và thử nghiệm tấm nóng trên chuột nhắt trắng. Kết quả cho thấy, trên mô hình dùng acid acetic, cao có tác dung mạnh nhất ở liều 400 mg/kg, trong khi dùng mô hình tấm nóng, liều tốt nhất là 100 mg/kg (Arrigoni - Blank et al., 2004).

4. Tác dụng trên tế bàơ ung thư

      Đã nghiên cứu tác dụng của một số chất chiết từ toàn cây rau càng cua trên ba dòng tế bào ung thư của người là HL - 60 (bệnh đa bạch cầu tiền tuỷ bào cấp), MCF - 7 (dòng tế bào ung thư vú) và Hela (dòng tế bào ung thư cổ tử cung). Kết quà cho thấy chất secolignan - 1 có tác dụng ức chế sự phát triển của cả 3 dòng tế bào ung thư với IC50 từ 1,4 đến 9,1 micromol, chất peperomin E có IC50 từ 1,8 đến 11,1 micromol, chất secolignan - 2 có tác dụng ức chế yếu trên dòng tế bào HL - 60 với IC50 là 10,8 micromol (Xu s. et al., 2006).

5. Tác dụng gây đột biến và chống đột biến nhiễm sắc thể 

       Cao chiết nước và cao chiết ethanol của thân và lá rau càng cua đã được nghiên cứu tác dụng gây đột biến trên chủng vi khuẩn Salmonella typhimurium TA98 và TA 100 theo phương pháp Ames. Kết quả cho thấy cao với lượng l0mg trong một hộp Petri không gây ra đột biến nhiễm sắc thể (Theponyporn et al., 2006).

6. Độc tính

       Chất apiol có trong cây rau càng cua độc với nhu mô thận và nhu mô gan. Tác dụng lợi niệu mạnh của chất này có thể do nó gây độc trên nhu mô thận. Chất apiol liều cao gây ra xuất huyết tử cung, dùng nhiều gây sẩy thai hoặc nhiễm độc thai nhi [De Padua et al., 1999, vol.l: 350]. Cao chiết nước của toàn cây bỏ rễ rau càng cua thử trên chuột nhắt trắng dùng đường uống có LD50 là 5.000 mg/kg, chứng tỏ cây có độc tính thấp (Arrigoni - Blank et al., 2001 ).

Tính vị, công năng

         Cây rau càng cua vị ngọt, chua, hơi chát, tính mát, có công năng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chi thống.

Công dụng

        Nhân dân thường lấy lá rau càng cua rửa sạch giã nát, đắp lên trán và thái dương để chữa sốt rét đau đầu, sốt cao. Để chữa đau bụng, toàn cây bỏ rễ, lấy một nắm (50g) rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống. Nhân dân dùng toàn cây bỏ rễ, rửa sạch làm rau ăn sống hoặc nấu canh ăn để giải nhiệt.

     Ở Indonesia (vùng Java), người ta nghiền nát lá ra, đắp vào thái dương và trán trị nhức đầu, sốt rét; dịch lá uống để trị đau bụng, hoặc chóng mặt, cây tươi được ăn như rau xanh [Perry et al., 1980: 312].

     Ở Philippin, toàn cây giã nát làm thành miếng đắp, hơ nóng, đắp lên chữa áp xe và nhọt chưa vỡ mủ, nước sắc hoặc hãm, uống chống gút, đau thấp khớp, bệnh thận. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng giã đắp trị đòn ngã, bỏng lửa, bỏng nước, ung sang thũng độc. Ở Malaysia, toàn cây sắc uống chữa thấp khớp, mệt mỏi. Ở Trung Nam Phi, rau càng cua được dùng như ở Philippin, ngoài ra còn sắc uống để kích thích tiêu hoá, ăn ngon [De Padua et al., 1999: 379], Ở Nigeria, rau càng cua đươc dùng trị bệnh sởi (Sonibare et al., 2009).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC