Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thông

10:05 18/05/2017

Pinus merkusii Jungh. et De Vriese

Tên khác: Thông hai lá, thông nhựa, tùng.

Tên nước ngoài: Two - leaved pine, tenasserin pine (Anh); pin, pin đe Merkus (Pháp).

Họ: Thông (Abietaceae).

Mô tả

Cây to, cao 25 - 30 m, tán lá sum sê. Thân thẳng, vỏ dày màu nâu đỏ nhạt, nứt nẻ thành những rãnh sâu. Lá mọc rất sít nhau, xếp từng đôi một ở đầu cành, hình kim, dài 15-25 cm, đầu nhọn, chỉ có một gân. Nón đơn tính, cùng gốc; nón đực thường ở đầu cành mang nhị có hai bao phấn; nón cái cấu tạo bởi những vảy úp vào nhau, mỗi vảy mang 2 noãn; vảy dày ở phía trên có gờ ở mép; hạt hình trái xoan, hơi dẹt, có cánh mỏng.

Mùa sinh sản : tháng 3-5.

Nhiều loài thông khác cũng được sử dụng như thông ba lá (Pinus insuỉaris Endl. var. khasya Royle), thông năm lá (p. dalatensis De Feưé), thông đuôi ngựa (p. massoniana Lamb.).

Phân bố, sinh thái

Chi Pinus L. gồm hơn 100 loài là những đại diện có mặt từ kỷ Trias, Juras và tồn tại đến ngày nay. Nơi phát sinh nguyên thủy của chi từ vùng Viễn Đông Nga (Siberi). Các vùng như Đông Á, Đông Hoa Kỳ và Mêhicô được coi là những trung tâm đa dạng nhất về các loài thông trên thế giới. Ở Việt Nam, chi này có 6 loài, cũng là nơi có số loài phong phú nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Thông có vùng phân bố từ Nam Trung Quốc và Đông Mianma đến Việt Nam, Bắc Thái Lan, Philippin (Mindoro, Tây Luzôn) và Indonesia (Sumatra). Ở Việt Nam, thông phân bố tự nhiên và được trồng nhiều ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế và Tây Nguyỗn. Cây mọc tập trung với diện tích lớn nhất ở 2 tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng. Ở đây, có những rừng thông rộng hàng ngàn hecta, nhiều cây to hàng trăm tuổi.

Thông là loại cây ưa sáng, lúc còn nhỏ hơi chịu bóng; thường mọc thuần loại hoặc có thể xen với một số loài cây lá rộng khác, ở độ cao từ 800 đến 2000 m (Sumatra). Cây có khả năng chịu hạn cao, mọc tự nhiên chủ yếu trên loại đất đỏ vàng hay dỏ bazan. Tuy nhiẽn, thông có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất cát ven biển cũng như đất đã bị rửa trôi nhiều, trơ sỏi đá. Do đó, thông được sử dụng như là loại cây phủ xanh đồi trọc, chắn gió và cát, chống xói mòn. Thông còn là loài có biên độ sinh thái rộng. Cây có thể sinh trưởng tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình 21 - 28°c, lượng mưa hàng năm khoảng 3000 mm; đồng thời cũng sống khỏe ở những vùng cận nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm xấp xỉ 20°c. Khi còn nhỏ (5 năm đầu mọc từ hạt) cây sinh trưởng rất chậm, sau đó, mọc nhanh hơn. Cây trồng được 13-15 năm bắt đầu sinh sản, những năm sau càng trở nên thuần thục hơn. Thông tái sinh tự nhiên từ hạt tốt.

Thông trồng được 15 năm bắt đầu cho khai thác nhựa. Tổng sản lượng nhựa thông toàn thế giới đầu những năm 90 là 330.000 tấn/năm. Trong đó, Trung Quốc sản xuất 50.000 tấn/năm (5.500 tấn cho xuất khẩu); Indonesia 69.000 tấn (46.000 tấn xuất khẩu)... Ở Việt Nam, từ 1986 đến 1990 sản lượng là 2.500 tấn. Giá nhựa thông trên thị trường thế giới thường thay đổi, trung bình vào năm 1995 đạt 650 - 670 USD/tấn1*’. Tuy nhiên, cái lợi của cây thông không chỉ ở sản phẩm là nhựa thông mà là vấn đề bảo vệ môi trưòng, chống sói mòn và cung cấp gỗ.

Cách trồng

Thông là cây đa dụng, được trồng thành rừng ở nhiều nơi. Cây nhân giống bằng hạt. Hạt được gieo trong bầu, khi cây con cao 40 - 50 cm thì đem trồng.

Thời vụ trồng tốt nhất vào mùa xuân. Cây chịu hạn tốt, sống trên nhiều loại đất. Trồng theo hàng với khoảng cách 3 - 5 m. Khi mới trồng, nên tưới hoặc dùng cỏ khô, rơm, rạ, phủ gốc giữ ẩm để cây mau bén rễ. Thỉnh thoảng, cần phát quang cỏ dại, tỉa cành, không để cành xen kẽ với nhau.

Sâu hại nghiêm trọng nhất đối với thông là sâu róm, có khi ăn trụi cả một cánh rừng. Cần chú ý phòng trị kịp thời. Người ta khai thác nhựa thông khi cây trồng được 15 - 20 nãm. Mùa lấy nhựa bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 10. Trước đó, vào tháng 2, nạo sạch vỏ ngoài trên một khoảng rộng 12 - 15 cm, dài 50 - 60 cm, rồi dùng một dụng cụ chuyên dùng nạy bỏ một mảnh vỏ rộng 8-9 cm, cao 3-4 cm, sâu 1 cm vào tới lớp gỗ, cách mặt đất khoảng 60 cm. Từ vết nạy này, nhựa chảy ra và được hứng vào một âu sành qua một máng kẽm đính vào thân cây ngay dưới vết nạo. Khi nhựa ngừng chảy, lại nạp lại. Mỗi tuần có thể làm một lần. Năm sau, thu nhựa ở vị tậ khác, cao hớn chỗ cũ 50 - 60 cm, chếch 120°. Thu liền 4 năm thì cho cây nghỉ 1 năm. Muốn kéo dài chu kỳ sản xuất, cứ cách 4 năm mới lấy nhựa một năm. Thường đánh số cây để luân chuyển thu hoạch cho đều. Bằng cách này, có thể thu đến khi cây 60 tuổi.

Nhựa thu về được đun nóng với nước cho tạp chất lắng xuống dưới, rồi gạn lấy nhựa tốt ở trên.

Bộ phận dùng

 Nhựa, tinh dầu và tùng hương. Còn dùng lá quả đốt mắt ở cành, vỏ cây và phấn hoa thông.

Thành phần hóa học

Tùy theo mục đích sử dụng, người khai thác thông theo 2 hướng. Nếu lấy gỗ là chính, phải chích kiêt nhựa vài ba năm trước khi chặt cây.

Còn lấy nhựa là chính thì khai thác đến khi cây già, cạn nhựa. Có thể liến hành trong khoảng 50 - 60 năm.

(Lâm Công Định, 1977).

Nhựa thông không tan trong nước, tan trong alcol ether, cloroíorm, gặp không khí rất dễ bị khô và cứng lại. Nhựa gồm tinh dầu (khoảng 20%), tùng hương (khoảng 70%), các chất còn lại (chất vô cơ, acid hữu cơ) dễ tan trong nước.

Tinh dầu thông chứa phần lốn là hydrocarbon terpen (nhóm C10H15), trong đó chủ yếu là a. pinen, còn lại là p. pinen. Ngoài ra, còn có các sesquiterpen và các hợp chất có oxy.

Tùng hương gồm các acid nhựa (thành phần chủ yếu) và các chất trung tính (resen).

Các acid nhựa gồm acid dextropimaric, acid levopimaric. Cả 2 chất này được coi là các dẫn chất của reten (methylisopropylphenanthren). Acid dextropimaric rất bền vững, còn acid levopimaric dẻ bị đồng phân hóa và chuyển thành acid abietic.

Tinh dầu từ nhựa lá cây thông đuôi ngựa có 18 - 30 thanh phần, chủ yếu là (X - pinen, 40 - 46%, p - pinen 13 - 14% và bornyl acetat 7 - 8%; còn tinh dầu ở cành có a - pinen 28 - 40%, p - pinen 20 - 25%, p - phelandren 14 - 26% và bornyl acetat 8 - 9% (CA. 127 : 202931 c).

Từ 1245g phần còn lại sau khi cầt lấy isolongiíolen từ nhựa cây thông đuôi ngựa, người ta thu được 1809g p - caryophylenol (CA. 123 : 281.348q).

Thông thường, bột nhão giàu chất diệp lục - caroten lấy từ lá và cành của một số cây lá kim có phân đoạn acid gồm các acid béo và acid nhựa. Các acid béo chiếm 20 - 30% còn acid nhựa chiếm 60 - 75%, so với các acid toàn phần. Trong cây thông đuôi ngựa, phân đoạn acid chiếm 28%, trong đó có 31 thành phần bao gồm acid pimaric 10,96% acid dehydroabietic 19,06%, acid oleic 8,29% (CA. 122 : 261.012 b).

Tác dụng dược lý

Tinh dầu thông có tác dụng :

* Ức chế các chủng vi khuẩn sau đây (với nồng độ ức chế thấp nhất ghi trong ngoặc) : trực khuẩn lao, giảm độc (1 : 500), Bacillus subtilis (1 : 500), Shigella dysenteriae (1 : 330), Sh. Ịlexneri (1 : 330), Staphylococcus aureus (1 : 250), Salmonella typhi (1 : 250), Bacillus mycoides (1 : 250), Streptococcus hemolytỉcus (1 : 100).

* Ức chế các chủng vi khuẩn phế cầu, trực khuẩn coli, Kbebsiella sp. và Proteus vulgarìs.

* Diệt Entamoeba moshkowskii vói nồng độ diệt amip thấp nhất 1 : 1280.

* Chống co thắt cơ trơn ruột chuột lang cô lập gây bởi histamin ở nồng độ tinh dầu 1/18.000 - 1/1.800.

Một số chế phẩm thuốc mỡ chứa tinh dầu thông cùng với nọc rắn mang bành và long não được chứng minh có tác dụng chống viêm trong thử nghiệm gây viêm bàn chân chuột với caragenin. Tinh dầu thông có tác dụng kích ứng mạnh, nếu tiếp xúc lâu với da có thể gây phổng da, mưng loét. Nhựa thông có tác dụng kích ứng kém hơn 4 lần so với tinh dầu.

Tính vị, công năng

Tùng hương có vị đắng, ngọt, mùi thơm, tính ôn, không độc, có tác dụng sát khuẩn, khu phong, giảm đau, làm hết mủ, lên da non.

Tùng tiết (đốt mắt ở cành thông) có vị đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp.

Tùng hoàng hay tùng hoa phấn (phấn hoa thông) có vị ngọt nhạt, không mùi, tính ấm, có tác dụng trừ phong, bổ dưỡng.

Công dụng

Tinh dầu thông được dùng để chữa ghẻ lở, và nhiều bệnh ngoài da khác (nhưng chỉ bôi một lớp thật mỏng để tránh bị phồng da), và phối hợp với cồn long não làm thuốc xoa bóp trị đau nhức. Tùng hương được dùng chữa mụn nhọt, ghẻ lở, mủ rò, và đắp vết thương chóng lành; nấu cao dán chữa nhọt lâu ngày không khỏi phối hợp với hoàng liên, hoàng cầm, khổ sâm, xà sàng tử, đại hoàng, khô phàn và còn có thể dùng thay nhũ hương làm thuốc giảm đau trong các phương thuốc tán.

Tùng tiết chữa tê thấp, nhức mỏi, khớp sưng đau phối hợp với các vị thuốc khác với liều hàng ngày 12 - 20g, sắc uống, hoặc ngâm rượu uống. Rượu tùng tiết 50% dùng chấm vào chỗ đau hoặc ngậm nhổ nước chữa đau nhức răng. Lá thông (tùng mao) phối hợp với lá long não, lá khế, lá thanh hao nấu nước tắm chữa lở loét. Lá thông tươi băm nhỏ, ngâm với rượu, dùng xoa bóp chữa đau cơ, nhức mỏi gân xương, ứ huyết, bầm tím. Vỏ cây thông phối hợp với vỏ cây vương tùng, cành tía tô, xác ve sầu, nấu nước tắm chữa phù toàn thân.

Tùng hoàng chữa đau đầu, choáng váng, chóng mặt. Ngày 4 - 8g, sắc uống. Dùng ngoài, tùng hoàng rắc vào vết thương chữa mụn nhọt, lở loét, chảy nước vàng. Bột khói tùng hương (thu được đo đốt cặn còn lại sau khi lấy tùng hương), được dùng với liều lOg, hòa với 20g cao da trâu đun loãng để chữa thổ huyết, băng huyết.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, dầu thông được dùng làm thuốc long đờm, điều trị viêm phế quản mạn tính, và đặc biệt đối với hoại thư phổi; thuốc thông trung tiện chữa đau bụng do đầy hơi; thuốc cầm máu trong trường hợp chảy máu nhẹ ở chân răng và mũi. Dưới dạng thuốc thụt, dầu thông trị táo bón dai dẳng, chướng bụng và giun kim. Dùng ngoài, dầu thông là thuốc gây sung huyết da điều trị các bệnh thấp như đau lưng, viêm khớp và đau dây thần kinh. Dưới dạng thuốc dấp nóng, dầu thông, là thuốc phản kích ứng điều trị những trường hợp viêm ở chỗ sâu trong bụng. Trong y học cổ truyền Nhật Bản, cao quả thông dược dùng điều trị các u ở dạ dày và bệnh bạch cầu.

Bài thuốc có thông

1. Chữa hen suyễn :

Tùng hương, tỏi, mỗi vị 200g; dầu vừng, riềng, mỗi vị lOOg; long não 4g. Nấu thành cao, dùng dán huyệt.

2. Chữa ho :

Quả thông lOg; lá hẹ, lá kinh giới, mỗi vị 12g. sắc uống làm hai lần trong ngày.

3. Chữa vết thương lở loét:

Vỏ thông và vỏ cây sung, liều lượng bằng nhau, đem đốt thành than, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC