Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Ké hoa đào

14:05 19/05/2017

Ké hoa đào có Tên khác: Ké hoa đỏ, phù thiên hoa, dã miên hoa, ké khuyết, nhá khắc mòn (Tày).

Tên nước ngoài: Hérisson rouge (Pháp).

Họ: Bông (Malvaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 1 - l,5m. Cành hình trụ, có lông rải rác, đôi khi mọc dày. Lá mọc so le, hình gần tròn, mép chia thuỳ nông và khía răng không đều, gốc hình tim, mạt trên xanh, mặt dưới xám có nhiều lông hình sao, gân 5 toả từ gốc; cuống lá dài 1 - 5cm.

Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu hồng hoặc đỏ tía; đài và tiểu đài có 5 răng rời nhau hình chuông; tràng 5 cánh thuôn, có lông ở lưng; nhị nhiều tụ họp thành cột; bầu có lông.

Quả gần tròn, có lông, có gai móc ngắn, khi chín nứt thành 5 mảnh; hạt có khía dọc và lông rất ngắn.

Mùa hoa quả : tháng 10-1.

Ké hoa đào  và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Urena L. là một chi nhỏ, chỉ gồm một số ít loài phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này có 3 loài, ké hoa đào là cây thường gặp khắp các vùng trung du, đồng bằng và vùng núi thấp, đưói 800 m. Trên thế giới, ké hoa dào có vùng phân bố rộng rãi khắp các nước nhiệt đới ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Á. Cây còn được trồng hạn chế ỏ Braxin, Cộng hòa Trung Phi, Zaứe, Gabon để lấy vỏ làm sợi.

Ké hoa đào là cây nhiệt đới tương dối điển hình. Cây ưa sáng, chịu được khô hạn và có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, thường mọc rải rác hoặc thành những đám lớn trên đất nương rẫy bỏ hoang, bãi trống, đồi, ven đường đi... Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Khi chín, quả tự tách ra cho hạt rơi xuống đất. Ngoài ra, vỏ quả ngoài có gai móc dễ vướng vào quần áo và lông động vật để phát tán xa. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt hoặc từ cây chồi sau khi bị chặt.

Bộ phận dùng

Rễ và phần trên mặt đất.

Thành phẩn hóa học

Phần trên mặt đất của ké hoa đào chứa mangiferin. Toàn cây chứa hợp chất phenol, acid amin, sterol. Hạt chứa dầu béo 13 - 14% (Trung dược từ hải I, 1993).

Tác dụng dược lý

Toàn cây ké hoa đào, phơi sấy khô, chiết bằng cồn 50°. Lọc dịch chiết rồi cô áp lực giảm đến khô. Đã thử các tác dụng kháng khuẩn in vitro nồng độ 25 ng/ml; kháng nấm in vitro nồng độ 25 (Ig/ml; tác đụng trên amip; tác dụng hạ đường huyết liều 250 mg/kg ở chuột cống trắng; trên hô hấp, huyết áp, trên hồi tràng chuột lang cô lập; trên hệ thần kinh trung ương, trên tế bào ung thư và lợi niệu. Kết quả cho thấy cao khô toàn cây ké hoa đào có tác dụng hạ huyết áp trên mèo gây mê, làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột nhắt trắng, làm hạ thân nhiệt và ức chế sự tăng hoạt động do amphetamin. Ngoài ra, đã thử độc tính cấp, thấy với liều 1000 mg/kg tiêm trong màng bụng, chuột nhắt trắng vẫn không chết.

Tính vị, công năng

Ké hoa đào có vị nhạt, hơi ngọt, dịu, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp, lợi tiểu. Cõng dụng Rễ ké hoa đào được dùng chữa thấp khóp, khí hư, bạch đới, lỵ, tiêu hóa kém, cảm cúm, amiđan, sốt rét, hen, bướu giáp. Hoa chữa thủy đậu, sốt và rối loạn trí não. Cành lá hoặc toàn cây dùng ngoài chữa chấn thương bầm dập, thấp khớp, viêm vú, rắn cắn.

Theo tài liệu Ân Độ, một đoạn rễ ngắn của ké hoa đào đặt vào âm đạo và để đó mấy giờ có tác dụng gây sẩy thai.

Bài thuốc có ké hoa đào

1. Chữa lỵ, viêm ruột: Rễ hoặc toàn cây ké hoa đào 30 - 40g, lá ba chẽ 20g, thái nhỏ, sao vàng, sắc chia 2 lần uống trong ngày. Có thể dùng riêng, toàn cây 40 - 50g, chặt nhỏ, sao vàng, sắc uống.

2. Chữa trẻ em tiêu hóa kém: Rẻ tươi, rửa sạch, giã ép lấy nước, mỗi lần cho trẻ uống 4 thìa cà phê, ngày 2 lần, uống liền 4 ngày.

3. Chữa rong kinh, rong huyết: Rễ ké hoa đào, mần tưới, chỉ thiên, mã đề, mỗi vị 20g. Sắc uống.

4. Chữa khí hư, bạch đới: Rẽ ké hoa đào, chua ngút, bòng bong lá to, mỗi vị 20g, sắc uống..

5. Chữa thủy đậu: Hoa ké hoa đào phối hợp với hoa ké hoa vàng mỗi vị 5 - 10g, ăn cùng vói cùi dừa.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC