Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đậu Tây

14:05 19/05/2017

Phaseolus vulgaris L.

Tên đồng nghĩa: Phaseolus nanus L., p. escuientus Salisb.

Tên khac: Đậu hoe, đậu cô ve.

Tên nước ngoài: Dwarf bean, common kidneybean, climbing bean, french bean, string bean (Anh); haricot - vert (Pháp).

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây thảo nhỏ, lùn. Thân quấn, có cạnh và có lông.

Lá mọc so le, có 3 lá chét hình bầu dục, gốc tù, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, gân gốc 3; cuống chung dài 1lcm; lá kèm thuôn tù.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành chùm, có cuống dài 5 - 8cm; lá bắc hình vảy; hoa màu trắng, vàng nhạt hoặc tím hồng; dài hình chuông, nhẵn, 4 răng, răng trên thành môi tù; tràng có cánh không đều, cánh cò gần hình vuông, cánh bên hình trái xoan, cánh thìa xoắn ở đầu; nhị 2 bó, có 1 nhị rời loe ở gốc; bầu có lông.

Quả đậu dài, dẹt, đầu có mũi nhọn ngắn; hạt hình thận.

Đậu tây và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Đậu tây có nguồn gốc ở châu Mỹ, đã được những thổ dân ở Mexico, Peru và Colombia thuần hóa trồng cách đây 8000 năm. Ngày nay, đậu tây đã trở thành cây trồng rộng rãi khắp thế giới, từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới ở châu Âu, châu Á và châu Phi. Đậu tây có nhiều chủng - giống khác hẳn nhau về dạng cây, cũng như về màu sắc của quả và hạt; mỗi loại giống thường thích nghi với vùng trồng có điều kiện khí hậu khác nhau (J. Smartt, 1992).

Đậu tây dược nhập vào Việt Nam cách đây hơn 80 năm. Cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía bắc, ở phía nam chỉ thấy trồng ở Đà Lạt. Những địa phương trồng nhiều đậu tây nhất là các huyện ngoại thành Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Phúc... Những giống đậu tây được ưa chuộng nhất là loại cây thấp lấy quả non làm rau gồm cô ve quả vàng và quả xanh; loại dây leo có cô ve quả xanh hoặc phới tím; ngoài ra còn các giống cô ve cho hạt (thường là cây thấp). Nhìn chung, tất cả các giống đậu tây ở Việt Nam đều là cây ngắn ngày, ưa sáng và thích nghi vói điều kiện khí hậu ẩm mát. Nhiệt độ phù hợp để cho hạt nảy mầm từ 16 đến 20°c và cho cây sinh trưởng phát triển mạnh từ 20 đến 25°c. Do đó đậu tây thường được trồng vào vụ đông - xuân; ở một số vùng núi cao như Sá Pa, có thể trồng gần như quanh năm. Đậu tây ra hoa nhiều và tỷ lệ đậu quả có thể đến 70%. Hoa tự thụ phấn hay nhờ côn trùng; thời gian thụ phấn thường từ 9 giờ sáng đến 2 giò chiều, vỏ quả đậu tây hóa gỗ ít, vì thế khi già và khô xác cũng không tự mở.

Hiện nay, đậu tây đã trở thành cây thực phẩm quan trọng của thế giới. Theo số liệu của FAO, tổng sản lượng đậu tây của các nước năm 1979 là 8,3 triệu tấn; trong đó 1/3 là loại đậu hạt. Châu Mỹ, châu Âu và châu Phi là những vùng sản xuất nhiều đậu tây.

Bộ phận dùng

Vỏ quả và quả non. Còn dùng lá.

Thành phần hóa học

Hạt đậu tây khô chứa nước 10 g%, protein 22,6g%, chất béo 1,4 g%, carbohyđrat 62 g%, chất xơ 4,3g% và tro 3,7 g%. Quả xanh chứa nước 91 g%, protein 1,8 g%, chất béo 0,2 g%, carbohydrat 6,6 g%, chất xơ 1 g% và tro 0,7 g%.

Hạt còn chứa glucoprotein, trong đó đường gồm manose, glucamin, arabinose, xylose, fucose; protein gồm cystein, nhiều hợp chất nhân thơm, chất ức chế enzym pepsin từ tuyến tuỵ. Chất này không có đường. Hàm lượng cystein vào khoảng 15%. Các acid amin khác có ít, có chất ngưng tập hồng cầu, sitosterol và PHA, các chất phytohemaglutinin.

Vỏ hạt có leucopelargonidin, leucocyanidin, leucodelphinidin, kaempferol, quercetin, myricetin, pelargonidin, petunidin, malviđin.

Vỏ quả chứa nhiều flavonoid: calistephin, cyclokicviton, dalbergioidin, 2,3 - dehydrokieviton, 5 - deoxykieviton, 2' - hydroxydihydrodaidzein, daidehin, daidzin, 2' - hydroxygenistein, licoisoflavon A.

Quả có nhiều thiamin, niacin, acid folic và chất xơ.

Quả cần được đun nấu chín trước khi ăn vì có chứa nhiều chất khoáng chuyển hóa lúc chưa đun nấu.

Có tài liệu nói đến sự có mặt của malvin, 2' - o - methylphaseolinisoAavan, oenin, pelargonin, petunidin - 3 - glucosid, phaseolinisoflavan, phaseolin trong cây đậu tây (Trung dược từ hải I, 1993, Prosea 1, 1992).

Lá tươi chứa protein 3,6 g, vitamin c 100 mg/ lOOg (hàm lượng cao), các tiền vitamin A với hàm lượng cao.

Tác dụng dược lý

Đậu tây có tác dụng kháng virus và chống viêm. Vỏ quả có tác dụng hạ đường máu trên chuột cống trắng và thỏ gây đái tháo đường thực nghiệm. Đậu tây có tác dụng gây hạ đường máu trên người. Cho chuột cống trắng ăn thức ăn chứa đậu tây làm tăng độ thấm của ruột đối với tiêm tĩnh mạch protein huyết thanh chuột gắn với 125I sau khi cho vào dạ dày protein đậu tây. Sự tăng tích luỹ protein huyết thanh phóng xạ trong lòng và thành ruột non cho thấy sự tăng độ thấm mạch máu. Có ý kiến cho rằng các lectin trong thức ăn có thể chịu trách nhiệm một phần về sự mất protein huyết thanh và như vậy góp phần vào độc tính chung của protein đậu tây. Phytohemaglutinin từ đậu tây có thể gây khó tiêu và tiêu chảy khi cho chuột cống trắng ăn. Đã xác định tác dụng của chất này trên sự vận chuyển ion trong hồi tràng thỏ in vitro và như vậy lectin trong đậu tây có thể có tác dụng điều hòa dịch ruột và sự vận chuyển chất điện phân.

Cho chuột cống trắng uống đậu tây (cao toàn phần và các thành phần) với các liều 16,7 và 3,3 mg/kg, cho uống các liều khác nhau vào những ngày khác nhau trong thai kỳ đã có tác dụng gây sẩy thai. Rễ đậu tây gây chóng mặt, lảo đảo ở người và động vật. vỏ quả đậu già có vết glycosid tạo acid hydrocyanic và một chất có tác dụng hạ đường máu. Daidzein và daidzin phân lập từ đậu tây và một số cây khác có tác dụng làm giảm nhẹ nhức đầu và những triệu chứng khác kết hợp với tăng huyết áp. Daidzein cho uống có tác dụng đối kháng với loạn nhịp tim gây bởi aconitin và bari clorid ở chuột cống trắng gây mê, và dự phòng rung tâm thất gây bởi calci clorid ở chuột cống trắng và bởi cloroform ỏ chuột nhắt trắng.

Daidzein có hoạt tính chống tan huyết rất cao trên sự tan huyết peroxy hóa ở hồng cầu cừu, có tác dụng yếu trên hồng cầu chuột cống trắng và không có tác dụng chống tan huyết trên hồng cầu thỏ. Sự hấp thụ, phân phối và thải trừ của 14c - daidzein phóng xạ được nghiên cứu trên chuột cống trắng. Sau khi uống, hoạt tính phóng xạ xuất hiện trong máu sau 30 phút và đạt mức tối đa trong vòng 6-8 giờ, sau đó giảm dần. Khoảng 65% hoạt tính phóng xạ được hấp thụ từ đường tiêu hóa trong vòng 24 giờ, lượng bài tiết trong nước tiểu và trong phân gần bằng nhau. Daidzein được chuyển hóa nhanh.

Công dụng

Quả non và hạt già đậu tây được dùng làm rau ăn, vỏ quả khô (3-4 nắm) ngâm vào 2 lít nước trong vài giờ cho mềm, rồi đun nhanh và để cho ngấm, lấy nước uống trị thủy thũng và đái tháo đưồng. Đậu tây là thuốc làm dịu ở Ấn Độ, thuốc lợi tiểu, đặc biệt trong các bệnh về thận, tim và thuốc phụ thêm trong điều trị tiêu chảy ở Java. Nhân dân Haiti uống dịch ép lá đậu tây trị viêm phế quản, viêm phổi. Nhỏ dịch ép lá vào mắt, hoặc đắp lá lên trán, trị đau mắt. Trong y học cổ truyền Unani (Hy Lạp - Ả Rập), đậu tây được dùng làm thuốc trị cảm lạnh, ho và sốt.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC