Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần H

Huyết Dụ

14:05 19/05/2017

Huyết Dụ có tên đồng nghĩa: Cordyline ferrea C.Koch, c. fruticosa (L.) Chev.

Tên khác: Huyết dụ lá đỏ, thiết thụ, long huyết, phất dũ, chổng đeng (Tày), co trường lậu (Thái), quyền diên ái (Dao).

Tên nước ngoài: Dracaena palm (Anh), cordyline (Pháp).

Họ: Huyết dụ (Dracaenaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao khoảng 2 m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20 - 50 cm, rộng 5 - 10 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt màu đỏ tía, có loại lại chỉ một mặt đỏ, còn mặt kia màu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, dài 30 - 40 cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa màu trắng, mặt ngoài màu tía; lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô.

Quả mọng, hình cầu. Mùa hoa quả : tháng 12-1. Loài huyết dụ lá to màu lục, không được dùng làm thuốc.

Huyết dụ và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Cordyline Comm. gồm một số loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á. Chúng thường được trồng làm cảnh ở nhiều nơi, kể cả ở vùng ôn đới ấm. Ở Việt Nam, chi này có 3 - 4 loài, đều là cây nhập trồng. Huyết dụ có nguồn gốc ở vùng Đông - Nam Á hoặc Nam Á và được trồng rải rác ở các nước Lào, Thái Lan, Campuchia... Ở Việt Nam, huyết dụ là cây rất quen thuộc trong nhân dân, và ở nơi công cộng, vừa để làm cảnh vừa làm thuốc.

Ở một số vùng núi thuộc huyện Trà My (Quảng Nam), Đăk Tô, Đãk glei (Kon Tum), K'Bang (Gia Lai)... đồng bào còn trổng nhiều huyết .dụ ở bờ ruộng lúa hay lẫn trong nương lúa. Do cây có màu sắc đỏ tía, nên có tác dụng đuổi chim.Huyết dụ - Cordyline terminalis Kunth var. ferrea Bak. Huyết dụ là cây ưa sáng và ưa ẩm, ra hoa quả nhiều hàng năm.

Cây trổng ở nơi nhiều ánh sáng thường có màu đỏ sẫm hơn cây bị che bóng. Huyết dụ có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Trồng được bằng cành.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học

Lá huyết dụ có phenol, acid amin, đường, anthocyan.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng tăng co tử cung tại cho:

Dùng thỏ cái 2 - 2,3 kg, gây mê bằng cloralhydrat 7%, liều 7 ml/kg tiêm trong màng bụng. Lá huyết dụ chiết bằng cồn 40°. Trước khi dùng, bốc hơi cồn đến tỷ lệ 1:1. Dùng các liểu tăng dần 1 mỉ/kg; 1,5 ml/kg; 2 mựkg; 2,5 ml/kg. Kết quả cho thấy từ liều 2 ml/kg và sau 2 giờ, tử cung bắt đầu co và trương lực co tăng dần như kiểu ergotamin.

2. Tác dụng trên tử cung cô lập:

Dùng chế phẩm sừng tử cung chuột lang, thấy dịch chiết lá huyết dụ làm tăng co bóp, tuy cường độ kém pituitrin.

3. Tác dụng kiểu estrogen, phương pháp Alien Doisy:

Dùng chuột cống cái, trọng lượng 100 - 120g, gây mê để cắt bỏ buồng trứng. Chăm sóc 15 ngày. Từ ngày 15 đến ngày 18 kiểm tra tế bào âm đạo để bỏ các chuột có tế bào sừng tức là thiến bị sót. Chia chuột làm 3 lô mỗi ló 20 con, lô chứng không dùng thuốc, ló chụẩn dùng oestrazid 0,3 ng/chuột, huyết dụ 4 ml/lOỌg. Uống 5 ngày. Xét nghiệm tế bào âm đạo, thấy lô chứng 100% không có tế bào sừng, lô chuẩn 100% tế bào sừng, còn lô dùng huyết dụ có 30 - 40% tế bào sừng. Vậy huyết dụ có tác dụng estrogen yếu.

4. Tác dụng hướng sinh dục nữ:

Dùng chuột cống cái được 20 ngày tuổi. Cân trọng lượng lúc đầu và trước khi mổ. Chia làm 2 lô, lô thuốc dùng cao huyết dụ tỷ lệ 1:1, liều 0,3 mựcon/ngày. Cho uống 10 ngày. Lô chứng thay thuốc bằng nước cất. Đến chiều ngày thứ 10, giết chuột, bóc tách tử cung và buồng trứng rồi cân tươi ngay. Mỗi lô 23 con, kết quả thấy trọng lượng tử cung và buồng trứng tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng.

5. Tác dụng kháng khuẩn:

Dùng lá huyết dụ tươi, phơi khô trong tủ sấy 60°c, nghiền thành bột. Chiết với nước. Lọc, cô đến tỷ lộ 2:1. Điều chỉnh pH về Dùng khoanh giấy 6 mm, nhỏ 0,025 ml cao, rồi đặt trên đĩa thạch. Các vi khuẩn bị tác dụng khá và yếu gồm (tên vi khuẩn và đường kính vòng vô khuẩn theo mm) Staphylococcus aureus 9,60 ± 0,24; BacMus_ atithracis 9,30 ± 0,24; Escherichia coli 8,50 + 0,71; Proteus vulgaris 7,50 ± 0,50; Streptococcus faecalis 6,50 ± 0, 41. Chưa thấy có tác dụng trên Salmonella typhi, Klebsiella pneumoniae. Pseudomonas aeruginosa. Streptococcus pneumoniae.

Tính vị, công năng

Lá huyết dụ có vị nhạt, tính mát, bình, vào kinh can và thận, có tác dụng làm mát, cầm máu, tan ứ máu, giảm đau.

Công dụng

Lá huyết dụ được dùng làm thuốc chữa rong huyết, băng huyết (không được dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi còn sót rau), xích bạch đới, thổ huyết, lỵ ra máu, đái ra máu, trĩ, ho ra máu, sốt xuất huyết. Rễ và lá chữa vết thương, phong thấp đau nhức. Ngày 8 - 16g cây khô hoặc 16 - 30g lá tươi.

Bài thuốc có huyết dụ

1. Chữa rong kinh, rong huyết, băng huyết:

Kinh ra quá nhiều sau khi đẻ hoặc sẩy thai (rau đã ra rồi):

- Lá huyết dụ 20g, rễ cỏ tranh 10g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8g, sắc uống.

- Lá huyết dụ 30g, lá trắc bá sao 20g, sắc lấy nước. Dùng bẹ móc đốt ra tro hoặc muội nồi 10g, thêm 15g cao da trâu cho vào nước sắc, đun loãng, quấy đều, uống.

- Lá huyết dụ 20g, cành tía tô 10g, hoa cau đực 10g, tóc một nhúm đốt thành than. Thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.

2. Chữa khí hư, bạch đới:

Lá huyết dụ tươi 40g, lá thuốc bỏng 20g, bạch  đồng nữ 20g, sắc uống.

3. Chữa kiết lỵ ra máu:

Rễ huyết dụ 20g, nhọ nổi 12g, rau má 20g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 ngày.

4. Chữa đái ra máu:

Lá huyết dụ 20g, rẽ cây ráng, lá lấu, lá cây muối, lá tiết dê, mỗi vị 10g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn, uống. Có thể dùng riêng lá huyết dụ tươi 40 - 50g hoặc hoa và lá khô 20 - 25g, sắc uống.

5. Chữa ho ra máu:

Lá huyết dụ 10g, rẽ rẻ quạt 8g, trắc bách diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g. Tất cả phơi khô, sắc chia làm 2 lần uống trong ngày.

6. Chữa xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết:

Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá sao cháy 20g, cỏ nhọ nồi 20g sắc uống.

7. Chữa bị thương ứ máu hoặc phong thấp đau nhức:

Dùng huyết dụ (cả cây) 30g, huyết giác 15g, sắc uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC