Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Trạch Tả

09:05 19/05/2017

Trạch Tả có tên khác: Mã đề nước.

Tên nước ngoài: Common water plantain, mad - dog weed (Anh); alisma, plantain d'eau, flûteau (Pháp).

Họ: Trạch tả (Alismataceae).

Mô tả

Cày thảo, cao 40 - 50 cm. Thân rỗ hình cầu hoặc hình con quay, nạc, màu trắng. Lá có cuống dài, bẹ to mọc ốp vào nhau và xòe ra như hình hoa thị, phiến lá hình trái xoan hay hình trứng, mép nguyên lượn sóng, gân lá 5 - 7 hình cung.

Cụm hoa mọc trên một cán thẳng dài có khi đến 1 m thành chùy có nhiều vòng hoa xếp thành tầng nhỏ dần về phía ngọn, mỗi tầng lại phân nhánh thành những chùy nhỏ; hoa lưỡng tính, màu trắng hay hồng, dài có 3 răng màu lục, tổn tại đến khi thành quả; tràng hoa 3 cánh có một cựa màu vàng nhạt rất mỏng và rụng sớm; nhị 6-9, dẹt; bầu nhiều ô xếp thành một vòng, mỗi ô có một noãn, vòi nhụy mảnh dễ rụng.

Quả bế giẹp, dạng màng, có dài tồn tại. Mùa hoa quả : tháng 10 - 12. Cây dể nhầm lẫn : Mã đề nước (xem cây này).

Phân bố, sinh thái

Chi Aỉisma L. có khoảng 10 loài, phân bố rải rác từ vùng nhiột đới đến vùng cận nhiệt đới và ôn đới ấm. Hiện đã biết có 2 loài được dùng làm thuốc là trạch tả (A. plantago - aquatica L.) và loài A. canalỉculatum Braun et Bouché có ở Triều Tiên.

Trạch tả có nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Đi đôi với quần thể trạch tả trồng ở nhiều điểm thuộc các nước trên, người ta còn tìm thấy cây mọc tự nhiên trên các vùng ruộng hoặc ao hồ. Ở Việt Nam, trạch tả chỉ thấy trồng ở các tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên. Về nguồn gốc của cây trồng này, không rõ được thuần hóa từ cây mọc tự nhiên hay lấy giống từ nước ngoài.

Trạch tả là cây thủy sinh, có phần thân rễ sống ngập trong bùn, toàn bộ phần thân lá vượt khỏi mặt nước. Vì vậy chiều dài cùa lá (cuống lá là chính) phụ thuộc vào mức độ bị ngập nước. Hoa trạch tả phải ờ trên mặt nước mới thụ phấn được. Cây tái sinh chủ yếu từ hạt, phát tán nhờ nước. Sau mùa hoa quả, phần trên mạt nước tàn lụi. Trạch tả có khả năng đẻ nhánh khỏe từ thân rễ.

Cách trồng

Trạch tả được trổng trên ruộng nước, hổ, ao có lớp bùn dày và có diều kiện tưới, tiêu chủ động ở một số tỉnh miền Bắc. Đất cần cày, bừa, làm cỏ, sục bùn, bón lót mỗi hecta 25 - 30 tấn phân chuồng, 500 - 600 kg supe lân, 150 - 200 kg sulfat kali hoặc 1,5 tấn tro bếp, san phẳng. Cây được nhân giống bằng hạt.

Theo kinh nghiệm, hạt giống lấy từ cây 2 năm có chất lượng tốt hơn. Cách làm như sau : cây nhánh tách từ cây mẹ vào tháng 9-10 được trồng và chăm sóc như cây lấy củ, nhưng trồng thưa hơn (40 X 30 cm). Khi quả chín, cần thu ngay, nếu để muộn, hạt sẽ rụng. Đem quả phơi trên nong, nia, đập lấy hạt, sàng sảy, tiếp tục phơi đến khô, bảo quản nơi khô ráo. Một sào Bắc Bộ (360 in2) có thể cho 13 - 16 kg hạt. Thời vụ gieo hạt ở miền núi vào tháng 6 - 7, ở đồng bằng vào tháng 7-8. Hạt được gieo ươm trên luống bùn. Trước khi gieo, ngâm hạt vào nước 24 giờ, lấv ra để ráo, trộn với cát hoặc tro để gieo cho đều. Mỗi mét vuông cần gieo 2 - 2,5g hạt. Gieo xong, tháo nước từ từ cho ngập 2-3 cm. Khi có mưa to, cần chờ tạnh mưa mới tháo bớt nước để tránh trôi hạt và dập cây con. Có thể tưới nước phân chuồng, nước giải pha loãng hoặc đạm 2% cho cây mau lớn, cứ 10 - 15 ngày tưới một lần. Sau khi gieo 45 - 50 ngày, cây con cao 15 - 20 cm là có thể nhổ đi trồng.

Cách trồng như trồng lúa với khoảng cách 25 X 30 cm hoặc 30 X 45 cm. Nếu đất xấu có thể trồng dày, ở đất tốt, trồng thưa hơn. Nên trồng vào ngày râm mát. Cần làm cỏ, sục bùn kết hợp bón thúc 3 lần trong một vụ, mỗi lần bón 50 - 60 kg urê cho một hecta (có thể bón thêin khô dầu, bã mắm và các loại phân hữu cơ khác nếu có điều kiện). Lần đầu tiến hành sau khi trồng 15-20 ngày, các lần sau cách lần đầu và cách nhau 20 - 30 ngày. Cần thường xuyên tỉa bỏ chổi nhánh (có thể dùng các chồi này để trồng lấy hạt giống) và nụ hoa dể tập trung dinh dưỡng nuôi thân rễ.

Ruộng trạch tả cần giữ luôn ngập nước 3-5 cm. Trước khi thu hoạch ít ngày, có thể tháo kiệt để thân rễ chắc và dễ đào. Cây trạch tả (cả trong vườn ươm lẫn ruộng sản xuất) thường hay bị rệp hại lá non. Có thể phun Sherpa 25EC (40 - 50g a.i/ha, 0,025 - 0,03%) hoạc Rogor 50 EC (300 - 700g a.i/ha, 0,1 - 0,15%) để diệt trừ. Cây trồng sau 4-5 tháng được thu hoạch. Khi lá chuyển sang màu vàng, đào lấy thân rẽ, rửa sạch, cạo hết rẽ, phơi khô và sấy sinh để bảo quản. Mỗi hecta có thể đạt 2,7 - 3,7 tấn củ khô.

Ghi chú. Trong thực tiền, để tranh thủ mùa vụ, nhân dân còn trồng muộn hơn, sau khi thu lúa mùa sớm và thu hoạch trước vụ lúa xuân, nhưng nàng suất không cao. Hạt giống cũng thu ngay trên cây lấy thân rễ. Cần nghiên cứu thêm.

Bộ phận dùng

Thân rễ thu hoạch vào tháng 4-5 khi cây chuyển sang màu vàng. Loại bỏ rễ con, cạo vỏ ngoài và rửa sạch, phơi hay sấy khô. Khi dùng, ủ thân rẻ cho mềm, thái lát, phơi khô (dùng sống), hoặc lẩm muối (100g trạch tả, với 2g muối ăn hòa trong 60 ml nước), sao vàng.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc trạch tả với liều 25 g/kg cho thẳng vào dạ dày và cao lỏng vói liồu 2 g/kg tiêm xoang bụng trên chuột cống trắng bình thưòng, thể hiện tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Có báo cáo cho rằng trạch tả thu hoạch vào các mùa khác nhau và bộ phận dùng khác nhau thì hiệu quả lợi niệu cũng không giống nhau.

Trạch tả thu hoạch vào mùa đông có tác dụng lợi tiểu mạnh, còn thu hoạch vào mùa xuân thì kém hơn. Rề con trạch tả thu hoạch vào mùa đông có tác dụng lợi tiểu vếu, còn thu vào mùa xuân thì không có tác dụng. Phương pháp bào chế khác nhau cũng dẫn đến hiệu quả lợi niộu không giống nhau. Trạch tả dùng sống hoặc nướng với rượu đều có tác dụng lợi tiểu, còn trạch tả muối không có tác dụng; Tuy vậv, trong "ngũ linh tán" gồm trạch tả, phục linh, trư linh, bạch truật, quế chi với tỷ lệ 4:3: 3:2:1 thì dùng trạch tả sống hoặc muối đều thể hiện tác đụng lợi tiểu. Người khỏe mạnh uống nước sắc trạch tả thì lượng bài tiết nước tiểu, urê và Na+ tăng, còn trên thỏ uống trạch tả tác dụng rất yêu, nhưng nếu dùng dạng cao lỏng bằng dường tiêm xoang bụng lại có tác dụng lợi tiểu. Tác dụng lợi tiểu của trạch lả có liên quan đến hàm lượng muối kali cao (147,5 mg%) tồn tại trong dược liệu.

2. Ảnh hưởng đối với chuyên hóa mờ. Thí nghiệm trên thỏ gây lipicl máu cao, thành phần tan trong dầu của trạch tả trộn với thức ăn hàng ngày với tỷ lệ 0 5% có tác dụng hạ lipid máu và chống xơ vữa động mach một cách rõ rệt. Trên chuột cống trắng có lipid máu tăng cao thực nghiệm, các chất alisol A và alisol A B c inonoacetat trộn trong thức ăn hàng ngàv với tỷ lê 0, 05 - 0,1% đều có tác dụng hạ cholesterol máu đạt 50%. Cơ chế làm hạ cholesterol máu của trạch tà chưa dược xác định đầy đù.

Thí nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy chất alisol A có tác dụng ức chế quá trình ester hóa cholesterol ở ruột non chuột nhắt trắng đồng thời làm giảm tỷ lệ hấp thu cholesterol ở ruột dạt 34%. Trên thỏ có chế độ ãn giàu cholesterol và lipid, trạch tả có tác dụng làm hạ lượng lipiđ ở gan. Đối với chuột cống trắng cỏ chế độ ăn thiếu protein dẫn đến gan nhiễm mỡ, trạch tả có tác dụng điều trị rõ rệt. Trên lâm sàng ở những bệnh nhân có lipid máu tăng, hàng ngày uống viên trạch tả với liều 4,2 g/người, dùng từ 2 - 4 tuần lễ có tác dụng làm hạ cholesterol, p - lipoprotein và triglycerid trong máu. Nước sắc trạch tả thí nghiệm trên chuột cống trắng với liều 20 g/kg cho thẳng vào dạ dày dùng trong 7 tuần lễ có tác dụng làm giảm lượng triglycerid trong máu, lượng mỡ ở các tạng phủ và giảm trọng lượng của chuột béo phì do dùng glutamat natri (MSG).

3. Tác dụng chống viêm: Nước sắc trạch tả dùng với liều 20 g/kg bằng đường cho thẳng vào dạ dày, thí nghiệm trên chuột nhất trắng có tác dụng ức chế sưng phù ở tai chuột do dũnethyl - benzen gây nên, đổng thời ức chế sự tăng sinh của tổ chức u hạt ở chuột cống trắng trong nghiệm pháp cấy dưới da viên bông. Trên thỏ gây viêm thận thực nghiệm bằng cách tiêm dưới da nitrat natri, trạch tả làm giảm lượng urê và cholesterol trong máu.

4. Các tác dụng khác. Cao lỏng trạch tả trên chó gây mê, tiêm tĩnh mạch có tác dụng hạ huyết áp. Trên thỏ, cao trạch tả với liều 6 g/kg tiêm dưới da, trong vòng 5 giờ sau khi dùng thuốc xuất hiện dường huyết hạ, nhưng nếu dùng nước sắc thì không có tác dụng trên.

Thí nghiệm trên ống kính, trạch tả có tác dụng ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao. Ngoài các tác dụng trên, các alisol A, B, c monoacetat còn có tác dụng bảo vệ gan, chống các tôn thương gan do tetrachlorid carbon gâv nên.

Độc tính: Dịch chiết bằng methanol của trạch tả, trên chuột nhát trắng bằng đường tiêm tĩnh mạch và tiêm xoang bụng có LD50 = 0,98g và 1,27 g/kg. Thí nghiệm dài ngàv cho bột trạch tả vào thức ăn chuột cống trắng với tỷ lệ 1 % dùng trong 2 tháng liền không có biểu hiện ngộ độc. 

Tính vị, công năng

Trạch tả có vị ngọt, tính hàn, vào 2 kinh thận và bàng quang, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, thanh nhiệt.

Công dụng

Trong y học cổ truyền, trạch tả được đùng chủ yếu làm thuốc chữa bệnh thủy thũng, viêm thận, bể thận, tiểu tiện khó, đái ra máu. Ngoài ra, còn chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Liều đùng hàng ngày 10 - 20g, dưới dạng nước sắc hoặc hoàn tán. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc có trạch tả

1. Chữa thủy thũng, cổ trướng: Trạch tả, bạch truật mỗi thứ 15g, nghiền thành bột. Uống với nưóc sắc phục linh.

2. Chữa tiểu tiện khó do thử nhiệt: Trạch tả, xa tiền tử mỗi vị lOg; thông thảo 6g. sắc nước uống.

3. Chữa lipid máu cao: Trạch tả 3g, hà thủ ô 3g, hoàng tinh 3g, kim anh tử 3g, sơn tra 3g, thảo quyết minh 6g, tang ký sinh 6g, mộc hương lg. Chế thành cao làm viên, mỗi viên tương đương l,lg dược liệu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-8 viên.

4. Chữa bệnh béo phì đơn thuần: Trạch tả 12g, phan tả diệp l,5g, sơn tra 12g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái nhỏ, hãm với nước sôi; chia làm 2 lần uống trong ngày. Một đợt điều trị kéo dài 4 tuần

5. Chữa cao huyết áp: Trạch tả, ích mẫu, xa tiền tử, hạ khô thảo, thảo quyết minh, câu đằng (liều lượng các vị bằng nhau). Sắc nước uống.

6. Chữa chóng mặt hoa mắt: Trạch tả 9g, bạch truật 9g, phục linh 9g, bán hạ (chế) 9g, hạn liôn thảo lOg, nữ trinh tử 9g. sắc nước uống.

7. Chữa gan nhiễm mỡ: Trạch tả 20g; hà thủ ô (sống), thảo quyết minh, đan sâm, hoàng kỳ mỗi vị 15g; sơn tra (sống) 30g; hổ trượng 12g; hà diệp 15g. sắc nước uống, ngày đùng một thang.

8. Chữa bệnh tiểu đường: Trạch tả, ngọc trúc, sa uyển, tật lê mỗi vị 12g; hoài sơn, tang bạch bì, câu kỷ tử mỗi vị 15g; râu ngô 9g, uống 7 thang trong một đợt điều trị. Kiêng thức ăn lạnh, cay và thịt dê, cừu.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC