Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Ngải Đắng

10:07 13/07/2017

Artemisia absinthium L.

Tên khác: Ngải áp xanh.

Tên nước ngoài: Absinthe (Pháp).

Họ: Cúc (Asteraceae).

Mô tả

        Cây thảo, sống hai năm hoặc nhiều năm, cao 0,40 - 0,60m, có khi đến lm. Thân mọc đứng, có khía dọc và lông mềm màu trắng. Lá mọc so le, hai mặt phủ lông tơ trắng, mép khía răng; lá ở phía gốc có cuống dài, chẻ lông chim 3 lần, lá ở gần ngọn chẻ ít hơn và có cuống ngắn.

       Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành đầu, các đầu họp lại thành chuỳ; hoa màu vàng hay trắng.

     Quà ít gặp.

Phân bố, sinh thái

       Cây có nguồn gốc ở vùng ôn đới ẩm thuộc châu Âu và một phần ở châu Á, đồng thời cũng có được trồng ở một số quốc gia Đông Âu và Liên Xô cũ. Ngải đắng được Viện Dược liệu nhập giống từ Hungari vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Cây trồng thử ở Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) đã tỏ ra thích nghi với khí hậu ở đây, sinh trưởng phát triển được và đã ra hoa quả. Hạt giống thu được đem gieo lại cũng cho kết quả tốt. Mặc dù vậy, có thể do nhu cầu lúc đỏ chưa được chú ý, nên không phát triển trồng. Hiện cây đã bị mất giống.

       Ngải đắng là cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát của vùng núi cao. Cây sống một năm, nên sau khi có quả già, toàn cây sẽ bị tàn lụi vào mùa đông.

Bộ phận dùng

      Toàn bộ phần trên mặt đất, lá.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn

       Bằng phương pháp cất kéo hơi nước toàn cây bỏ rễ cùa cây ngài đắng thu hoạch ở Pháp, đã thu được tinh dầu ngải đắng, và thử tác dụng kháng nấm của tinh dầu trên 2 loại nấm là Candida albicans và Saccharomyces cerevisiae var. chevalieri. Kết quả cho thấy, tinh dầu ngài đắng có tác dụng ức chế khá mạnh sự phát triển của cả 2 loại nấm. Phân tích tinh dầu bằng sắc ký khí (GC) và sắc ký khí - phổ khởi (GC - MS) cho thấy mẫu tinh dầu này không có beta - thujon là chất thường có trong ngải đắng của nhiều nước, mà chỉ thấy (Z) - epoxyocimen và chrysanthenyl acetat là 2 thành phần chính trong tinh dầu. Như vậy là tinh dầu ngải đắng không có thujon vẫn có tác dụng kháng nấm (Juteau et al., 2003).  

       Tác dụng chống nấm của tinh dầu ngải đắng, thu được bằng cách cất phần trên mặt đất của cây ngải đắng đã được thử trên 11 loại nấm, có so sánh với benomyl, một thuốc chống nấm có bán trên thị trường. Kết quả cho thấy, tinh dầu ngải đang có tác dụng ức chế mạnh trên hầu hết các loại nấm thử (Kordali et al„ 2005a). Tác dụng kháng khuẩn cũng đã thử, nhưng vùng ức chế kém hơn vùng ức chế của penicillin (Kordali et al.. 2005b).

       Trong một nghiên cứu khác, thử với cao chiết bằng methanol đệm (gồm 80% methanol và 20% dung dịch đệm phosphat, PBS) và cao aceton thấy cao ngải đắng có tác dụng kháng khuẩn kém (Alzoreky et al„ 2003).

2. Tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét

        Cao khô ngải đắng 5g hoà vào 50ml nước cất, sau đó hoà loãng tiếp 35 lần (nồng độ cao khoảng 3 mg/ml) ức chế 90% sự phát triển của Plasmodium falciparum. Phân đoạn scsquiterpen lacton có nồng độ chết 50% (LC50) là 31 μg/ml. Cũng đã xác định được cao ngải đắng có khả năng ức chế sự thu nạp (G - 3H) - hypoxanthin vào ký sinh trùng sốt rét [De Padua et al., 1999: 139]. Hỗn hợp các peroxyd homoditerpen diastcreometric trong ngải đắng cũng có tác dụng trên ký sinh trùng sốt rét in vitro với nồng độ có hiệu quả 50% (EC50) là 1 μg/ml [Phytochemistry, 1992, 31: 340; Rastogi et al., 1998: 85].

3. Tác dụng chống côn trùng, ký sinh trùng

       Tinh dầu ngải đắng được chiết bằng 3 phương pháp: phương pháp dùng vi sóng, phương pháp cất thông thường và cất kéo bằng hơi nước; và thử trên loại ve Tetranvchus urlicae Koch. Kết quả cho thấy, tinh dầu cất kéo hơi nước có tác dụng diệt ve mạnh nhất với nồng độ chết 50% (LC50) thấp 0,04 mg/cm3 còn 2 tinh dầu kia có LC50 đều bằng 0,13 mg/cm3 Phân tích thành phần tinh dâu bằng sắc ký chỉ ra rằng, trong tinh dầu cất kéo hơi nước có sesquiterpen (C15H24), còn 2 tinh dầu kia thì không có. Do đó, sesquiterpen có thể là chất độc với ve mạnh hơn (Chiasson et aL 2001). Cũng có tài liệu nêu tác dụng chống ký sinh trùng và xua đuổi côn trùng (Guarrera, 1999) và chữa giun ký sinh trong ruột (Quinlan et al„ 2002) của ngải đắng.

4. Tác dụng bảo vệ gan

        Tác dụng của cao ngải đắng chiết bằng ethanol - nước đã được nghiên cứu trên tổn thương gan do acetaminophen và CCL4. Kết quả cho thấy:

a) Acetaminophen với liều 1g/kg làm chết 100% chuột nhất trắng, trong khi điều trị bằng cao ngải đắng với liều 500 mg/kg làm giảm tỷ lệ chết 20%;

b) Điều trị từ trước cho chuột cống trắng bằng cao ngải đắng với liều 500 mg/kg, uống ngày 2 lần trong 2 ngày ngăn ngừa được (P < 0,01) sự tăng transaminase (ALT và AST) trong huyết thanh do dùng acetaminophen (640 mg/kg) hoặc CCL4 (l,5ml/kg);

c) Sau khi gây tổn thương gan, dùng cao ngải đắng với liều (500 mg/kg), 3 lần liên tiếp, cách nhau 6 giờ, hạn chế được tổn thương gan do acetaminophen (P < 0,05), nhưng độc tính gan do CCL4 không bị ảnh hưởng (P > 0,05);

d) Cao ngải đắng (500 mg/kg) kéo dài có ý nghĩa (P < 0,05) thời gian ngủ do pentobarbital (75 mg/kg, i.p) và làm tăng tỷ lệ chết do strychnin ở chuột nhắt trắng, chứng tỏ cao ngải đắng có tác dụng ức chế enzym chuyển hoá thuốc của microsom (MDME: microsomal drug metablolizing enzvm). Như vậy, cao ngải đắng có tác dụng bảo vệ gan, một phần là do ức chế MDME và kết quà thí nghiệm đã chứng minh việc sử dụng ngài đắng để chữa tổn thương gan trong y học cổ truyền (Gilani et al., 1995).

5. Tác dụng chống viêm

        Flavonoid của ngải đắng đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm. Trong nghiên cứu này, đã phân lập 5, 6, 3', 5' - tetramcthoxy - 7,4' - hydroxyflavon (p7F) từ cây ngải đắng và nghiên cứu in vitro và in vivo p7F trên sự sản sinh nitric oxyd (TslO), prostaglandin E2 (PGF.2) và yếu tố hoại tử u alpha (TNF - alpha: tumor necrosis factor - alpha), cũng như các biểu hiện của enzym tổng hợp NO cảm ứng (iNOS: inducible NO synthase), cyciooxygenase 2 (COX - 2) và viêm khớp do collagen. Kết quả cho thấy, p7F ức chế biểu hiện hoặc sản sinh ra các chất trung gian hỗ trợ viêm như cox - 2/PGE 2 và iNOS/NO trong tế bào RAW 264.7 được kích thích bởi lipopolysaccliarid (LPS). p7F cũng ức chế hàm lượng TNF - alpha ở chuột nhắt trắng được điều trị bằng collagen, và ức chế hoạt hoá yếu tố nhân - Kappa B (NF - kB), cũng như hoạt tính kích thích NF - kB trong tế bào RAW 264.7 được kích thích bởi H2O2. Như vậy, p7F có tác dụng chống oxy hoá và ức chế hoạt hoá NF - kB và có thể được dùng  trong lâm sàng để điều trị các chứng viêm (Lee et al., 2004).

6. Tác dụng gây dị ứng của phấn hoa ngải đắng

         Phấn hoa ngải đắng có thể gây dị ứng, nhưng ít khi xảy ra và thường nhẹ. Nhưng nếu phối hợp với vi sinh vật thì phản ứng dễ xảy ra với mức độ nặng hơn. Thí nghiệm được tiến hành ở chuột cống trắng khoẻ mạnh. Trước hết, gây mẫn cảm cho chuột bằng tiêm dịch chiết phấn hoa ngải đắng, rồi chia làm 2 lô. Một lô không chủng và một lô chủng bằng vaccin của Brucella abortus 19 - BA vào các ngày 3, 12 và 18 sau khi tiêm phấn hoa. Sau đó gây phản ứng phản vệ ở cả 2 lô bằng cách tiêm tĩnh mạch dịch chiết (muối - nước) phấn hoa ngái đắng. Mức độ phản ứng dị ứng ở lô chuột chủng vaccin mạnh hơn ờ lô chi dùng phấn hoa mà không chùng vaccin. Như vậy là khi phối hợp 2 kháng nguyên là phấn hoa và vaccin sẽ làm tăng phản ứng dị ứng (Emiekova, 1978).

       Bằng phương pháp sắc ký trao đổi ion, đã xác định được trong phấn hoa ngải đắng có nhiều acid amin, nhiều nhất là prolin, sau đó là asparagin và glutamin, rồi đến acid gamma - armnobutvnc và alanlin. Hàm lượng histidin, một tiền chất của histamin cũng khá, có thể có liên quan đến khả năng gây dị ứng của phấn hoa ngải đắng (Raynaud et al.. 1987).

        Có thể xác định nguyên nhân gây dị ứng do phấn hoa ngải đắng hoặc phấn hoa của một số cây khác bằng kháng huyết thanh đa clon (PAS: polvclonal antisera) của thỏ (PAS có được bằng cách tiêm dị ứng nguyên phấn hoa cây cáng lò Betula pendula cho thỏ). Phản ứng chéo giữa dị ứng nguyên (allergen) của phấn hoa cây cáng lò với một số phấn hoa của một số cây khác trong đó có ngải đắng đã được xác định bằng phương pháp thử nghiệm miễn dịch enzym (enzym immunoassay) và khuếch tán gel. PAS có thể tạo thành kết tủa trong lớp gel thạch với dị ứng nguyên phấn hoa ngải đắng (Akhaykina et al., 2004).

7. Tác dụng kích thích tiêu hoá

      Ngải đắng có tác dụng như một thuốc bổ đắng, làm ăn ngon, kích thích tiêu hoá, có tác dụng kiện vị, bổ dạ dày (Nadkarni, 1999: 141).

8. Tác dụng lão hoá cây trồng

       Một chất được phân lập từ cây ngải đắng có tác dụng kích thích lão hoá trên thử nghiệm lá cây yến mạch Avena sativa L. (the oat leaf assay). Bằng các phương pháp sắc ký khí, sắc ký lỏng, phô khởi vả tán quang quay (optical rotatory dispersion), đã xác định được chất này là (-) - methyl jasmonat, methyl (IS, 2R) - 3 - oxo - 2 - (2' - cis - pentenyl - cyclopentan - 1 - acetat. Tác dụng kích thích lão hoá của (-) - methyl jasmonat mạnh hơn rất nhiều so với acid abscisic, thậm chí ở nồng độ rất thấp 1 - 2,5 ng/ml. Chất này có thể loại bỏ hoàn toàn tác dụng chống lão hoá của 2 μg/ml kinetin. So sánh hoạt tính sinh học của dạng (-) - và (±) - methyl jasmonat, thấy chỉ có dạng (-) - mới có hoạt tính rõ (Neda et al., 1980).

9. Tác dụng hạ sốt

        Cao ngải đắng chiết bằng hexan, cloroform hoặc nước đã được nghiên cứu tác dụng hạ sốt trên mô hình gây sốt bằng tiêm dưới da men bia cho thỏ, có so sánh với aspirin. Kết quả cho thấy cả 3 cao dùng uống đều có tác dụng hạ sốt trong đó, cao chiết bằng hexan có tác dụng khá hơn (Kliattak et al„ 1985).

10. Tác dụng trên thần kinh

        Trong 2 năm cuối đời, Vincent van Gogh bị những cơn động kinh kèm ảo giác. Hồi đó người đời cho là ông bị loạn tâm thần do bẩm sinh. Bản thân van Gogh thừa nhận, những cơn động kinh là do ông uống rượu quá nhiều, còn bạn bè ông cho rằng do nghiện rượu ngải đắng nên bệnh tình ngày càng trầm trọng. Rượu ngải đắng được chế bằng cách ngâm một số vị thuốc vào rượu, trong đó thành phần quan trọng là ngải đắng. Theo tác giả. hoạt chất chính trong ngái đắng là thujon. Terpen này có thể gây kích thích, gây co giật như kiểu động kinh và dùng lâu sẽ gây tổn thương vĩnh viền cho não (Amold, 1988).

       Rượu ngải đắng, một đồ uống có rượu, từng là sở thích của giới nghệ sĩ, có tác dụng kích thích, kích dục và làm giảm triệu chứng của nhiều bệnh, một thời đã được dùng rất phổ biến, dẫn đến nghiện hàng loạt, nên đã bị cấm dùng ở một số nước. Gần đây, giới trẻ lại quay trở lại hay dùng rượu ngải đắng; ở Italia tình hình sử dụng và nghiện rượu ngải đắng lại tăng lên. Các tác giả dùng phương pháp sắc ký khí và phổ khối đã xác định được beta - thujon trong tinh dầu ngải đắng (Gambelunghe et al., 2002). Sau đây là vài nghiên cứu bước đầu và cơ chế tác dụng của ngải đắng.

a) Tác dụng trên thụ thể cholinergic

      Đã nghiên cứu đánh giá hoạt tính liên kết với thụ thể cholinergic hệ thần kinh của cao ngải đắng, mà ở châu Âu được cho là có tác dụng tăng cường hoặc phục hồi chức năng nhận thức và tri nhớ. Cao ethanol ngải đắng (và một số cây khác) có tác dụng cạnh tranh thay thế [3H] - N - nicotin và (3H) - N - scopolamin khỏi thụ thể nicotinic và thụ thể muscarimic trong dịch đồng thể của màng tế bào vỏ não người, với nồng độ ức chế 50% (IC50) dưới 1 mg/ml. Tác dụng của cao ngải đắng có thể so sánh với carbamylcholin là một chất chủ vận mạnh. Trong cao ngải đắng cũng có cholin là chất chủ vận của thụ thể cholinergic, nhưng ái lực yếu (IC50 = 3 X 10 - 4M) và hàm lượng trong cao thấp (10-6 và 10 - 5M). Như vậy, trong cao phải có hoạt chất khác liên kết được với thụ thể cholinergic (Wake et al., 2000).

b) Tác dụng trên thụ thể cannabinoid

        Rượu ngải đắng, một thuốc gây nghiện, vào đầu những năm 1900 đã được cho là hoạt hoá thụ thể cannabinoid CB1, thụ thể trong cơ thể người mà khi cần sa (Cannabis sativa L.) tác động vào gây kích thích vận động và trí tuệ, gây ảo giác [Nature, 1975, 253: 356 - 365], Để chứng minh giả thiết này, các tác giả đã nghiên cứu thujon, hoạt chất trong tinh dầu ngải đắng. Thử nghiệm gan ligand phóng xạ vào thụ thể cannabinoid CB1 của chế phẩm màng não chuột cống trắng và thụ thể cannabinoid CB2 của chế phẩm màng tế bào hạnh nhân người, thấy rằng, thujon cạnh tranh với [3H] CP 55940 (một chất chủ vận cannabinoid) chỉ ở nồng độ rất cao (> 10μM). Phân tích dùng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) cho thấy chỉ có phân đoạn nào có thujon mới có thể cạnh tranh với [3H] CP 55940 khỏi thụ thể cannabinoid CB1. Thử nghiệm gắn [35S] GTP gamma S cho thấy thujon không kích thích protein G thậm chí ở nồng độ đến 0,1 mM. Thujon không ức chế hoạt tính của adenylat cyclase được kích thích bởi forskolin trên màng N18TG 2 ở nồng độ 1 mM. Chuột cống trắng được dùng thujon có đặc trưng về hành vi khác với chuột được dùng levonantradol là một chất chủ vận cannabinoid mạnh. Kết quả những nghiên cứu trên cho thấy thujon không hoạt hoá thụ thể cannabinoid (Meschler et al., 1999).

c) Một số cơ chế tác dụng khác trên thần kinh

         Để nghiên cứu tác dụng của ngải đắng tăng cường yếu tố phát triển thần kinh (NGF: nerve growth factor), đã thử nghiệm trên sợi trục thần kinh PC 12D. Sợi trục thần kinh muốn phát triển, cần phải có NGF. Kết quả cho thấy cao methanol của ngải đắng làm tăng rõ rệt sợi trục thần kinh (neurite) của tế bào PC 12D. Điều đó chứng tỏ ngài đắng (và 3 cây khác trong số 23 cây nghiên cứu) có tác dụng tăng cường NGF hoặc còn gọi là tăng cường yếu tố hướng thần kinh (neurotrophic factor) (Li Y et al„ 2004). Cũng đă chứng minh cao ngải đắng có tác dụng ức chế giải phóng serotonin từ tiểu cầu bò, nên có thể có tác dụng phòng ngừa chứng nhức nửa đầu (migraine) (Maries et al., 1992).

d) Quan niệm hiện nay về tác dụng trên hệ thần kinh của ngải đắng

       Nghiện rượu ngải đắng đã được mô tả vào thế kỷ XIX và XX, được coi như đó là nguyên nhân của rối loạn trí nhớ, ảo giác, mất ngủ và co giật; và hoạt chất gây ra tác dụng đó là thujon trong tinh dầu ngải đắng. Gần đây, đã có tranh luận về nghiện rượu ngải đắng với tác dụng trên thần kinh có phải là do thujon trong tinh dầu của ngải đắng hay chỉ đơn giản chỉ là do nhiễm độc rượu mạn tính. Để xác định xem thujon cỏ phải là nguyên nhân hay không, đã định lượng thujon trong 2 loại rượu ngải đắng chế theo phương pháp cổ truyền và theo phương pháp mới với tỷ lệ 6 kg ngải đắng khô cho 100 lít rượu. Dùng sắc ký khí - phổ khối (GC - MS) để định lượng alpha - thujon và beta - thujon với cyclodecanon làm chuẩn nội. Phương pháp này có độ nhạy là 0,08 mg/lít. độ chính xác 1,6 - 2,3%, độ tuyến tính 0,1-40 mg/lít(r= 1,000).

   Theo quy định mới đây, hàm lượng thujon trong các sản phẩm phải dưới giới hạn tối đa 35 mg/lít. Kết quả định lượng thujon trong các mẫu rượu ngải đắng thấy, có những mẫu không phát hiện được thujon, hoặc chỉ có hàm lượng thujon tương đối thấp (trung bình 1,3 ± 1,6 mg/lít. trong phạm vi 0 - 4,3 mg/lít). Rượu vang ngải đắng (dùng rượu vang để chế rượu ngải đắng) cũng có hàm lượng thujon tương đối thấp (1,8 mg/lit). Như vậy, nồng độ thujon trong rượu ngải đắng được nêu ở thế kỷ thứ  19, là 260 mg/lít không có được trong nghiên cứu của tác già và thujon không có vai trò hoặc chỉ có vai trò rất nhỏ trong bệnh cảnh lâm sàng của nghiện rượu ngải đắng (Lachenmeir ct al., 2006).

       Nếu nghiện rượu ngải đắng và tác động có hại trên thần kinh không phải do thujon thì có thể là do chính rượu gây nên. Tuy nhiên cũng có một số vấn đề được đặt ra. Hiện nay, các nhà sản xuất rượu ngải đắng muốn tạo ra khuynh hướng nghi ngờ về sự cấm đoán ở thế kỷ XIX và XX nhằm tiếp thị đưa rượu ngải đắng vào phạm vi thuốc tránh lạm dụng nhưng dùng hợp pháp; quảng cáo có tính chất lừa gạt, thổi phồng về tác dụng kích dục hoặc hướng tâm thần của rượu ngải đắng, cố làm cho rượu ngải đắng trở lại sự nỗi tiếng trước đây (Padosch et al., 2006).

11. Độc tính

       Cao khô chiết bằng hexan, chloroform hoặc bằng nước cho thỏ uống với liều 1,6 g/kg, không thấy có biểu hiện độc (Kliattak et al., 1985).

      Nghiên cứu độc tính trường diễn, cho chuột cống trắng dòng Wistar cả đực cả cái uống nước có pha cao khô với nồng độ 0; 0,125; 0,5; và 2% (4 lô), thay cho nước uống hàng ngày trong 13 tuần, tính ra liều của cao ở lô nồng độ 2% là 1,27 g/kg mỗi ngày đối với chuột đực và 2,06 g/kg mỗi ngày ở chuột cái. Sau 13 tuần, tất cá các chuột đều sống. Không có thay đổi có ý nghĩa về mặt độc tính trên các thông số theo dõi như thể trọng chuột; các thông số huyết học các thông số hoá sinh trong huyết thanh, khối lượng các Cơ quan nội tạng và xét nghiệm bệnh lý mô (Muto et al., 2003).

        Nồng độ chết trung bình (LC50) của 20 cao thực vật, trong đó có cao khô ngải đắng đă được xác định dùng ấu trùng tôm biển (brine shrimp larva) Artemia salina L. (Artemiidae) và đã thử với 3 nồng độ 10; 100 và 1000 μg/ml. Kết quả cho thấy, nồng độ càng cao, tỷ lệ ấu trùng tôm chết càng nhiều. So sánh nồng độ chết trung binh LC 50 thừ in vitro dùng ấu trùng tôm của các cao thực vật với liều chết trung bình LD50 thử in vivo trên chuột nhắt trắng dùng uống, thấy có sự phù hợp r = 0,85, (p < 0,05). Cao thực vật nào có LD50 lớn thì LC50 cũng lớn và ngược lại. Vì vậy phương pháp xác định LC50 dùng ấu trùng tôm biển là một phương pháp có ích để dự đoán độc tính cấp dùng đường uống của các thuốc (Louarto et al„ 2001).

Tính vị, công năng

     Ngải đắng (toàn cây) vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có công năng bổ đắng, lợi tiêu hoá, hạ sốt, làm dịu đau, chống ho, trừ giun. Hoa cũng có công năng trục giun và làm thuốc bổ đẳng.

Công dụng

     Ngải đắng được dùng để kích thích tiêu hoá, làm thuốc bổ đắng, chữa đầy hơi, đau dạ dày, đau gan; tăng huyết áp; ho, sốt, sốt rét, trị giun sán. Liều dùng, ngàv 2 - 10g, thường dùng dạng thuốc hãm hoặc rượu thuốc. Để kích thích tiêu hoá thường dùng liều thấp; để trị giun, cần dùng liêu cao và cần sắc uống. Khi bị đau răng. sắc đặc ngải đắng, chấm vào chân răng bị đau. Còn được thêm vào rượu vang và nhiều thức uống khác, làm cho đồ uống hơi dắng, nhưng ngon và thơm. Tuy nhiên, dùng rượu ngải đắng kéo dài dê bị nghiện và có thể gây ra các bệnh chứng trên thần kinh.

    Ở Tuynidi, ngải đắng cũng được dùng như trên. Ngoài ra, nhân dân còn dùng quả và lá phơi khô rồi quấn làm thuốc hút như thuốc lá. Ngải đắng cũng dùng để hồi sức tim và được cho là có tác dụng chống thụ thai và gây sẩy thai [Lê Trần Đức, 1997: 573].

      Ở Hoa Kỳ, ngải đắng được dùng chữa sốt, các bệnh gan, mật; tẩy giun và làm chậm kinh nguyệt. Lá và ngọn mang hoa của ngải đắng để kích thích tiêu hoá, chữa khó tiêu, làm ăn ngon, là một thành phần trong rượu ngải đắng (thường gọi là rượu Vermouth). Dùng lâu ngải đắng (như dùng rượu ngải đắng kéo dài) sẽ bị nhiễm độc thần kinh, giống như nhiễm độc cần sa (marijuana) [Foster et al., 2000: 247; Robbers et al., 54].

      Ở Thụy Sĩ ngải đắng được dùng trị giun và sát trùng, nhưng chỉ dùng khi được thầy thuốc có kinh nghiệm chỉ định. Lá ngải đắng được dùng chế rượu ngải đắng. Rượu này đắng, nhưng làm cho rượu ngon và thơm hơn [Thomas, 2000: 7, 72, 172],.

     Ở Ấn Độ, hoa ngải đắng để tẩy giun cho trẻ em thay cho santonin; sắc đặc cho uống hoặc thụt. Toàn cây cũng có tác dụng tẩy giun, nhưng kém hơn. Nay ít dùng vì đã có thuốc tốt hơn thay thế. Hoa, lá và ngọn (có thể dùng toàn cây, nhưng tác dụng kém hơn) ngải đắng được dùng làm thuốc bổ đắng, kích thích tiêu hoá chữa khó tiêu; làm ăn ngon. Rượu ngải đắng hoặc đồ uống có thành phần ngải đắng làm cho mùi vị thơm ngon, có tác dụng kích thích tiêu hoá. Ngải đắng còn được dùng chữa sốt rét định kỳ, sởi, vàng da, chữa viêm ruột, lỵ, làm thuốc điều kinh, lợi tiểu. Liều uống toàn cây ngải đắng khô là 1 - 10 grain (0,65 - 4g) dùng dạng thuốc hãm, sắc hoặc rượu thuốc. Dùng phối hợp với một dược (chất gồm nhựa của cây Commiphora momol Engler) hoặc cây cửu lý hương (Ruta grcn’eolens L.) để điều kinh, gây sẩy thai và tránh thai. Dùng ngoài, ngâm ngải đắng trong rượu vang nóng, lấy dịch, xoa bóp chữa bong gân, thâm tím ngoài da, bệnh gút, thấp khớp, hoặc xoa vào đầu (thái dương hai bên. trán, gáy) để chữa nhức đầu. Dịch chiết đặc ngài đắng chữa lở loét ngoài da [Chopra et al., 2001: 25; Williamson, 2002: 26; Kirtikar et al., 1998, II: 1398; Nadkarni, 1999: 142].

  Ghi chú: Không dùng ngải đắng cho phụ nữ có thai. Liều tương đổi thấp nhưng dùng lâu vẫn có thể gây rối loạn thần kinh như co giật, mất ngủ, hoang tưởng [Foster et al., 2000: 247]. Hoa có thể gây dị ứng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC