Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mảnh Cộng

10:07 12/07/2017

Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau

Tên đồng nghĩa: Justicia nutans Burm.f. Clinacanthus burmanni Nees

Tên khác: cẩm, bìm bịp, cây xương khỉ.

Họ: Ô rô (Acanthceae).

Mô tả

Cây nhỡ, hơi mọc trườn. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình mác thuôn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên màu sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông rủ xuống; lá bắc hình chỉ, có lông; hoa màu đỏ hay hồng; đài có ba răng nhỏ hình chỉ, có lông tuyến; tràng có ống dài chia 2 môi; nhị 2, bao phấn tù có một ô; bầu 2 ô, mỗi ô chứa hai noãn.

Quả nang dài, có cuống ngắn; hạt 4.

Mùa hoa: tháng 2-3.

Phân bố, sinh thái

Chi Clinacanthus Nees ở Việt Nam có một loài mảnh cộng kể trên. Theo một số tài liệu hiện có (Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1997; Danh lục các loài thực vật Việt Nam, T.III, 2005) cho biết, loài này phân bố rải rác ở nhiều địa phương trong cả nước và còn được trồng ở bờ rào. Tuy nhiên qua thực tế điều tra mới chỉ thấy chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Cây mọc tự nhiên ở rừng rụng lá hoặc nửa rụng lá ở Đắc Lắc (Yok Đôn, Krông Bông); Gia Lai (Chư Prông: La Lâu); Phú Yên (Sông Hinh)... Cây còn được trồng để làm cảnh vì có hoa màu đỏ, đẹp và khi có hoa cây thường rụng lá (hoa nở vào giữa mùa khô ở Tây Nguyên).

Mảnh cộng là cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn tốt. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. đồng thời cũng có khả năng tái sinh vô tính khỏe, ứng dụng đặc điểm này, người ta thường trồng mảnh cộng bằng cành. Cây trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.

Cách trồng

Cây mảnh cộng dễ sống, dễ trồng, không kén đất, ít phải chăm sóc.

Cây trồng bằng cách giâm cành. Cành bánh tẻ, cắt đoạn. Thời vụ trồng tốt nhất vào mùa xuân. 

Cách trồng: Đào thành từng hốc hoặc cuốc thành rạch, sâu chừng 30 - 40 cm, rộng 20 - 25 cm. Sau đó, đặt các hom giống xuống, hơi nghiêng, lấp đất, lèn chặt gốc, tưới nước đủ ẩm.

Hom giống trồng sau 7 - 10 ngày mọc chồi. Tỷ lê sống cao cỏ thể đạt 100%. Chăm sóc đơn giản, gồm nhổ cò, vun gốc, tưới nước (khi cây còn nhỏ) uốn các cành vươn dựa vào cây giá thể, tạo thành hàng rào.

Bộ phận dùng

Toàn bộ phần trên mặt đất.

Thành phần hoá học

Cành, rễ chứa p - sitosterol, lupeol.

Tác dụng dược lý

Cao chiết mảnh cộng có nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) đối với vi khuẩn gây bệnh trứng cá Propionibacterium acnes là > 5 mg/ml và nồng độ thấp nhất diệt vi khuẩn (MBC) đối với Propionibacterium acnes là > 5 mg/ml. Nồng độ MIC và nồng độ MBC đối với Staphyìococcus epidermidis cũng là > 5 mg/ml. Hai loài vi khuẩn này là những vi khuẩn tạo mủ gây viêm và phát triển trứng cá. Như vậy, hoạt tính của mảnh cộng đôi với hai loài vi khuẩn này là rất yếu (Chomnawang M.T et al., 2005).

Cao nước mảnh cộng được liệt kê là một thuốc giải độc trong bài thuốc cổ truyền ở Thái Lan trị nọc độc ở vết cẳn của động vật hoặc côn trùng, đã được sàng lọc về hoạt tính chống sự tiêu nguyên bào sợi sau khi xử lí nọc độc của bọ cạp Heteronietrm laoticus. Nọc độc được ủ trước với cao chiêt mảnh cộng trong 30 phút và sau đó đem xử lí các nguyên bào sợi hợp lại trong 30 phút. Đã đạt được hiệu quả trên 40% (mẫu thử so với mẫu đối chứng), do việc xử lí tế bào với nọc độc được ủ trước với cao chiết mành cộng, cho thấy mảnh cộng có thể là thuốc giải độc đối với nọc độc của bọ cạp (Uawonggul et al., 2006).

Tính vị, công năng

Lá khô mảnh cộng có mùi thơm. Cây có tác dụng điều kinh, tiêu thũng, khử ứ, giảm đau và làm liền xương [Võ Văn Chi, 1997: 717).

Công dụng

Cây mảnh cộng được Lãn Ông dùng chữa vết thương do trâu bò húc. Ở một số địa phương, nhân dân dùng chữa dị ứng (mày đay), uống trong và bôi ngoài [Lê Trần Đức, 1997: 1038]. Lá non có thể dùng nấu canh ăn. Lá khô thường dùng để ướp bánh (bánh mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng dùng bó trị bong gân, sưng khớp, gẫy xương. Thường dùng phối hợp với mò hoa trắng giã và lọc lấy nước uống để chữa bệnh lưỡi tưa trắng của trẻ em. Cành lá đắp chữa vết thương trâu bò húc.

Nhân dân ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) dùng cây mảnh cộng làm thuốc chữa vết thương do dao chém và chữa thiếu máu, vàng da, phong thấp. Thường dùng cành lá khô sắc uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp. Ở Thái Lan, lá tươi được dùng trị bỏng, sâu bọ đốt, eczema và mụn rộp [Võ Văn Chi, 1997: 717]. Ở Lào và Campuchia, lá mảnh cộng được dùng đẳp vào mí mắt để chữa viêm mắt. Ở Indonesia, lá được dùng trị lỵ [Perry L.M et al., 1980: 6].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC