Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tô Mộc

11:05 17/05/2017

Tô Mộc có tên khác: Gỗ vang, vang nhuộm, cây tô phượng, xnạy vang (Tày), co vang (Thái).

Tên nước ngoài: Sappan wood, brazil wood tree, bukkum wood (Anh); bois de sappan, brésillet des Indes (Pháp).

Họ: Vang (Caesalpiniaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 5 - 7 m, có khi hơn. Thân có nhiều gai. Cành non có lông mịn, sau nhẵn, có gai ngắn và những lỗ bì hình chấm trắng. Gỗ thân rắn, màu đỏ nâu hay đỏ vàng. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 9 dôi cuống lá phụ, mỗi cuống phụ có 12 đôi lá chét hoặc hơn, hình thang, dài 15 - 20 mm, rộng 6 - 7 mm, gốc cụt, đầu tròn, gân chính chéo, nhẵn ở mật trcn, có lòng rất mịn ở mặt dưói; cuống lá dài 30 - 40 cm, có ít gai ngắn; lá kèm biến đổi thành gai hình nón.

Cụm hoa mọc ở dầu cành thành chùm dài 10 - 15cm, rộng 3-4 cm, có lông màu gỉ sắt, sau nhẵn; đài có 5 răng, rải rác những chấm nhỏ; tràng 5 cánh mỏng màu vàng, 4 cánh ngoài hình mắt chim, có móng ngắn, cánh trong có phiến trơn và móng rộng, có rãnh; nhị 10, chỉ nhị có lông ở nửa phần dưới; bầu có lông, đựng 4 noãn.

Quả hình trứng, thuôn dẹt, rất cứng, dài 5 - 6 cm, rộng 3-4 cm, hình giống con dao bầu, có sừng nhọn ở đầu; hạt 3-4, màu vàng. Mùa hoa: tháng 4-6; mùa quả: tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái

Chi Caesalpinia L. có khoảng 100 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Ở Việt Nam có 20 loài và được coi là nơi có nhiều loài của chi này ở khu vực Đông Nam Á. 

Hiện nay, tô mộc chưa được biết rõ về nguồn gốc. Cây được trồng hoặc mọc hoang dại hoá ở hầu hết các nước vùng Nam Á như Ấn Độ, Xrilanca; ở Đông Nam Á có Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Cây cũng được trồng ở đảo Hải Nam và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, tô mộc có rải rác ở các tỉnh thuộc vùng núi và trung du. Có tài liệu cho rằng, cây mọc hoang dại ở Hoà Bình, Sơn La... Song, trên thực tế điều tra gần đây, chỉ thấy cây ở trạng thái trồng trọt, hoặc từ trồng trọt, chúng trở nên hoang dại hoá. Các tỉnh có nhiều tô mộc là Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An và một số tỉnh ở miền Trung.

Tô mộc là cây ưa sáng, nhưng nếu mọc lẫn với các loại cây gỗ và cây bụi khác, nó lại trở thành cây mọc dựa. Cây ưa vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Tuy nhiên, trồng ở vùng núi có độ cao trên 1000 m (xã Lũng Hổ - huyện Yên Minh, Hà Giang) với nhiệt độ trung bình năm chỉ khoảng 18°c, cây vẫn sinh trưởng, phát triển tốt.

Năm 1980 - 1984, trong chương trình Tây Nguyên II với mục đích tạo hàng rào cho lô cà phê, Viện Dược liệu dã trồng thử tô mộc ở Đắc Lắc và đã thu được kết quả tốt. Cây tỏ ra thích nghi đặc biệt với loại đất đỏ bazan ở cao nguyên; sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Cây trồng từ hạt sau 2-3 năm, đã bắt đầu có hoa quả. Những cây được chiếu sáng đầy đủ ra hoa quả nhiều hơn cây trồng bị che bóng ở vườn. Hạt có tỷ lệ nảy mầm cao, song níu để quá 1 năm thì sức nảy mầm của hạt sẽ bị giảm mạnh hoặc không có khả năng gieo trồng được nữa.

Cách trồng

Tô mộc được nhân giống bằng hạt gieo thẳng hoặc trồng câv con vào mùa xuân. Cây không kén đất, đất nào trồng cũng được. Nếu trồng làm hàng rào, cần trồng dày, 2 - 3 m một cây. Khi cây phát triển, thân, cành vươn dài, có gai làm thành hàng rào khó vượt qua. Cây dễ trồng, sống khoẻ, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh.

Bộ phận dùng

Lõi gỗ, tên thuốc là lô mộc. Chặt nhũng cây già, đẽo bỏ vỏ (phần giác trắng), lấy phần gỗ đỏ bên trong, cưa thành khúc và chẻ từng thanh nhỏ theo quy cách, phơi hay sấy khô.

Tác dụng dược lý

Tô mộc có tác dụng kháng sinh đối với các chủng vi khuẩn sau đây theo thứ tự hoạt tính giảm : trực khuẩn bạch hầu, Shigella dysenteriae, tụ cầu vàng, phế cầu, phẩy khuẩn tả, liên cầu tan máu. Bacillus anthracis, trực khuẩn uốn ván, trực khuẩn thương hàn, Sli.flexneri. Nó cũng có tác dụng với Bacillus subtilis, Hemophilus pertussis, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh, một số nấrn men.

Dạng cao cồn ức chế trực khuẩn lao với nồng độ ức chế thấp nhất: 400 |xm/ml. Tô mộc có tác dụng diệt amíp ly với nồng độ ức chế thấp nhất : 1/200 (cao cồn 95°). Hỗn hợp sterol (campesterol 11,2%, stigmasterol 18,9% và ß - sitosterol 69,9%), phân lập từ lõi gỗ tô mộc có hoạt tính kháng bổ thể mạnh nhất, braziiin, brazilein và protosappanin E có một hoạt tính kháng bổ thể mới trên hệ thống bổ thể in vitro. Brazilin có hoạt tính chống viêm có ý nghĩa trên mô hình phù chân chuột cống trắng gây bởi caưagenin. Tác dụng của nó gấp 10 lần berberin clorid trên mô hình phù chân chuột và bằng berberin clorid trên mô hình u hạt thực nghiệm ở chuột cống trắng.

Tô mộc có tác dụng gây co bóp tử cung, kháng nội tiết hướng sinh dục trên chuột cống đực non và tác dụng oestrogen yếu, có tác dụng kháng histamin và bảo vệ chống lại độc tính của nọc rắn, nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự của chuột nhắt tiêm nọc rắn hổ mang. Việc nghiên cứu về tính độc hại tế bào thực hiện trên tế bào của mô phân sinh ở rễ hành cho thấy nước sắc tô mộc ở nồng độ thẩp làm giảm sự gián phân và ngăn cản một phần giai đoạn phân vách.

Ở nồng độ cao, nước sắc tô mộc có ảnh hưởng rõ trên hoạt động của thoi vô sắc. Những hình ảnh thường gãp là nlũrna trung kỳ không cách thể tạo nên nhiều tế bào 2 nhân- một số khác là những dạng phân cắt không bình thường vì hoạt động của thoi vô sắc bị tê liệt hoàn toàn ở cuối giai đoạn tiền kỳ, hoặc một phần gây nên những tiền kỳ với hai cực không bằng nhau, hai cực bị tung, nhiều cực hay có cầu thể nhiễm sắc do thể nhiễm sắc chậm trễ tạo ra.

Nước sắc tô mộc làm tăng co bóp tim ếch cô lập và làm phục hồi co bóp của tim bị suy yếu do cloral hydrat và có tác dụng co mạch nhẹ trong thí nghiệm chân sau ếch cô lập. Protosappanin A từ tô mộc có tác dụng an thần yếu trên chuột nhắt. Nước sắc tô mộc trên chuột nhắt, chuột lang, thỏ, tiêm hay cho uống đều gây trấn tĩnh, gây ngủ và đối kháng với co giật do strychnin.

Cao methanol của tô mộc kéo dài thời gian của giấc ngủ gây bởi thuốc ngủ barbituric trên chuột nhắt. Tô mộc có tác dụng chống sinh sản ở động vật đực do gây đông tinh dịch. Nó có tác dụng chống ung thư trên bệnh bạch cầu lyinpho bào p 388. Trên chuột nhắt trắng gây tăng lipid và cholesterol máu, cao chiết vói methanol của tô mộc đã làm giảm lipid và cholesterol máu. Trong thử nghiệm lâm sàng diều trị bệnh đái tháo đường, thấy có một số ảnh hưởng tích cực của tô mộc như sự cải thiện đối với rối loạn thị giác, gợi ý là tô mộc có thể có tác dụng trên quá trình chuyển hoá của sorbitol ở thể thuỷ tinh của mắt.

Brazilin được nghiên cứu về tác dụng ức chế hoạt tính aldose reductase của thể thuỷ tinh bò, và thấy có tác dụng ức chế khoảng 50% ỏ nồng dộ 10'4 M, và khoảng 95% ở nồng độ 103 M. Nghiên cứu động học cho thấy brazilin là một thuốc ức chế không cạnh tranh. Thuốc glycerin tô mộc 10% được áp dụng cho 72 bệnh nhân viêm âm đạo do tạp khuẩn (17 bệnh nhân), nấm (25) và Trichomonas (30). Đối với tạp khuẩn, kết quả khỏi 69,4%, tác dụng tốt nhất với trực khuẩn coli, rồi đến liên cầu đường ruột, ít hơn với tụ cầu. Đối với khí hư, khỏi 70,4%, số còn lại đỡ. Đối với Trichomonas, tỷ lệ khỏi 42,8%. Đối với nấm, khỏi 40%. Nước sắc tô mộc tiêm dưói da cho chó liều 3 g/kg gây nôn và tiêu chảy. LD50 của cao khô tô mộc tiêm phúc mạc chuột nhắt là 750 mg/kg.

Tính vị, công năng

Tô mộc có vị đắng, chát, hơi ngọt, mặn, tính bình, vào 3 kinh tâm, can, tỳ, có tác dụng hành huyết, thông kinh, giảm dau, tán ứ, tiêu sưng.

Công dụng

Tô mộc chữa đau bụng do kinh nguyệt bế, sau khi đỏ huyết ứ trướng đau, chấn thương, ứ huyết, choáng váng hoa mắt và mất máu quá nhiều sau khi đẻ. Còn được dùng chữa lỵ ra máu, đau ruột, chảy máu ruột, tiêu chảy do nhiễm trùng, xích bạch đới. Ngày dùng 6 - 15g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Có thể chế cao lỏng và làm thuốc bôi ngoài.

Ở một số vùng, nhân dàn dùng tô mộc nấu nước uống thay nước chè. Dùng ngoài, nước sắc đặc tô mộc để rửa vết thương.

Kiêng ky : Phụ nữ có thai, huyết hư không ứ trệ, không nên dùng.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tô mộc được dừng để chữa bế kinh đau bụng (phối hợp vói đương quy, ngưu tất, ngũ linh chi), ứ huyết sau khi đẻ (sắc đặc uống), các vết thương chảy máu (phối hợp vói nhũ hương), làm thuốc giảm đau và chống viêm trong điều trị bệnh chấn thương và rối loạn kinh nguyệt. Liều dùng : 5 - 11g.

Ở Ấn Độ, tô mộc được dùng uống dưới dạng thuốc sắc để chữa lỵ, tiêu chảy và một số bệnh ngoài da.

Bài thuốc có tô mộc

1.Chữa đau bụng kinh, bế kinh:

a) Tô mộc, rễ bưởi bung, rễ bướm bạc, mỗi vị 12g; rề thiên niên kiện, rễ sim rừng, mỗi vị 8g. sắc uống.

b) Tô mộc 40g, trạch lan 20g, hương phụ 12g. sắc chia 2 lần uống trong ngày.

c) Tô mộc, hổng hoa, nghệ vàng, nghệ đen, nhục quế, mỗi vị lOg. sắc uống.

d) Tô mộc 12g; củ gấu, ích mẫu, nghệ xanh, mỗi vị 16g; ngưu tất 12g (hay cỏ xước 20g); chỉ xác, lá mần tưới, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang (từ 3 - 5 thang trong một tháng).

2. Chữa ra máu nhiều sau khi đẻ: Tô mộc 12g, sắc với 200 ml nước, còn 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày.

3. Chữa đau bụng từng cơn sau khi đẻ: Tô mộc lOg, sơn tra lOg, đương quy thân lOg, ngũ linh chi 8g, huyền hồ sách 6g, hồng hoa 3g. sắc chia 3 lần uống trong ngày.

4. Chữa lỵ ra máu, ỉa xối ra nước không dứt: Tô mộc chẻ nhỏ, lá cây phèn đen, mỗi vị 20g, sắc uống.

5. Chữa viêm âm đạo: Tô mộc chẻ nhỏ, nấu thành cao dặc. Đun nóng glycerin, rồi cho cao khuấy tan với tỷ lệ 10%, có pH = 6. Thụt âm dạo và tẩm một thìa cà phê thuốc vào một bấc, bôi và đặt vào âm đạo. Sau 6 - 8 giờ, rút bấc ra.

6. Chữa phụ nữ bạch đới, nam giới đái trắng đục: Tô mộc, mộc thông, cây bấn trắng, mỗi vị lOg; sắc đặc, uống cùng mai mực (bỏ vỏ ngoài) tán bột, mối lần 12g.

7. Chữa thai chết trong bụng: Tô mộc, rễ gấc, hồng hoa, cỏ nụ áo, vỏ cây vông đồng, lá đào, cỏ xước, mỗi vị lOg. sắc rồi chế thêm đổng tiện vào mà uống.

8. Chữa đái ra chất trắng đục: Tô mộc, mộc thông, cây gai kim, mỗi vị lOg. sắc uống ngày một thang.

9. Chữa sưng dương vật: Tô mộc lOg, sắc với rượu, uống thường ngày.

10. Chữa vết thương phẩn mềm: Tô mộc 20g, sài đất 2OOg, vòi voi 50g. sắc với 600 ml nước, đun sôi 2 gịờ, còn khoảng 250 ml. Lọc bỏ bã, đựng nước vào chai kín dùng dần. Thuốc có thể bảo quản trong một tuần, dùng rửa vết thương như các thuốc sát trùng khác và tẩm thuốc vào gạc, đắp. Vết thương chóng se, đỡ đau và khỏi trong 5-7 ngày dùng thuốc.

11. Thuốc sát khuẩn: Tô mộc chẻ nhỏ 200g, lá trầu không 200g. sắc còn 500 ml, thêm 20g phèn chua tán nhỏ, tiếp tục đun sôi rồi đóng chai để đùng làm thuốc sát khuẩn thay thuốc đỏ.

12. Chữa phong thấp thể nhiệt tý, đau nhức nhiều: Tô mộc lOg, tang chi 20g, tầm gửi cây dâu 15g; ké đầu ngựa, hoàng bá, cối xay, vòi voi, mỗi vị lOg; cam thảo đất 8g. Sắc uống ngày một thang.

13. Chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên do sang chấn: Tô mộc 8g; đan sâm, xuyên khung, ngưu tất, mỗi vị 12g; uất kim 8g; chỉ xác, trần bì, hương phụ, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

14. Bài thuốc tiêu viêm điều trị hỗ trợ gãy xương: Tô mộc lOg; lá móng tay, ngải cứu, huyết giác, mỗi vị 12g; nghệ 8g. Uống thuốc sắc hay nấu thành cao để uống trong ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC