Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần H

Hồng Mai

14:05 19/05/2017

Hồng Mai có tên đồng nghĩa: Gliricidia maculata (H.B.et K.) Steuđ.

Tên khác: Sát thử đốm. Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây gỗ to, cao 4 - 7 m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 7 - 15 lá chét không lông, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưói màu xám mốc.

Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá thành chùm dài 5-10 cm, ngắn hơn lá, xuất hiện trước khi cây ra lá; hoa nhiều màu trắng hay hồng; đài nhỏ, có lông mịn; cánh cờ có một đốm vàng.

Quả đậu, dài 5-8cm hơi dẹt, chứa 10 hạt hoặc hơn.

Mùa hoa quả : tháng 1 - 7.

Hồng mai và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Gliricidia H.B et K. là một chi nhỏ,chỉ có 1 loài là cây hồng mai ở Việt Nam.

Hồng mai có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện được trồng khá phổ biến ỏ nhiều vùng nhiệt đới khác, để tạo bóng cho chè, cà phê hoặc để làm cảnh vì có hoa đẹp. Cây được nhập vào Việt Nam và trồng nhiều ở các tỉnh phía nam, gần đây đưa ra các tỉnh phía bắc.

Hồng mai là cây ưa sáng, ưa khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đói. Cây trồng được trên nhiều loại đất, nhất là vùng đất đỏ bazan ở cao nguyên và vùng đồi trung du. Cây trồng ở Việt Nam rụng lá vào mùa đông (các tỉnh phía bắc). Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Quả khi chín tự mở để hạt thoát ra ngoài. Cày trồng được bằng hạt hoặc bằng cành, sau 2-3 năm bắt đầu có hoa lứa đầu tiên.

Bộ phận dùng

Hạt, lá và vỏ cây.

Thành phần hóa học

Lá hồng mai chứa nước 72,9%, protein 5,1%, chất béo 1%, carbonhydrat tan được 15,1%, sợi 4,2%, tro 1,7%, protein tiêu được 2,9%, hợp chất coumarin, dưới tác đụng của men biến thành dicoumarol. Phân tích sắc ký lỏng cao áp thấy trong lá có các hợp chất như acid galic, protocatechic; p.hydroxybenzoic; gentisic; p resorcylic, vanilic; syringic; p. coumaric; m.coumaric, o.coumaric, ferulic; snapinic (dạng cis và trans); coumarin và myricetin (CA. 119, 1993, 221707p).

Hàm lượng protein thô trong hồng mai có thể lên tới 30% (CA. 123, 1995, 5530r), các tanin ngưng tụ hàm lượng 55g/kg 1 nguyên liệu khô (CA. 125, 1996, 32333b).

Trong lá, cũng có tanin và saponin (CA. 117, 1992, 688120.

Hoa gồm nước 85,46%, protein 3,67%, chất béo 1,7%, sợi 2,42%, hydrat carbon 5,94%, tro 1,04%. Hoa hồng mai là nguồn thức ăn tốt cho loài ong. Mật ong hoa hồng mai chứa đường khử 63,95%, sucrose 7,95% và acid tự do 0,09% (The Wealth of India, 1956, Vol.IV.137). -

Hạt chứa 2 chất lectin A và B đều cấu tạo bởi glycoprotein (CA. 126, 1997, 314832K).

Tác dụng dược lý

Các bộ phận của cây hồng mai được xem là độc đối với chuột và các loài gặm nhấm khác nhưng không có hại đối với gia súc. Người ta cho rằng do tác dụng lên men của vi khuẩn, coumarin có trong cây biến thành dicoumarol có tính chất chống đông máu. Chất này làm giảm hàm lượng prothrombin do gan tiết ra, làm chuột chết do xuất huyết nội tạng. Lá, cuống lá và vỏ cây được xem là có tác dụng sát trùng.

Công dụng

Lá và hoa cây hồng mai được dùng làm rau ăn như hoa cây so đũa. Nước sắc lá hồng mai có tác dụng hạ sốt, thêm nưóc pha loãng để tắm chữa hăm kẽ và ghẻ. Ở Philippin, người ta dùng nước ép của lá, vỏ cây và rễ để chữa vết thương và mẩn ngứa. Lá giã nát đắp tại chồ dùng chữa thấp khớp.

Ngoài ra, lá tươi để nguyên hoặc giã nát dùng lót ổ, hoặc chuồng gia súc, gia cầm, có thể trừ diệt bọ chét, ve, dĩn. Nhân dân ở một số nước Đông Nam Á đã có kinh nghiệm sử dụng lá, vỏ cây và hạt cây hồng mai làm thuốc diệt chuột đạt kết quả rất tốt. Kinh nghiệm này đã được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) đánh giá cao và phổ biến cho nông dân vùng châu Mỹ La Tinh áp dụng.

Để làm bả diệt chuột, có thể dùng những phương pháp sau :

1. Lấy vỏ hồng mai (2 phần) băm nhỏ nấu với nước (1 phần). Chiết nước đặc, trộn với hạt lúa mì hay thóc, ngâm trong vòng vài giò rồi lấy các hạt đó làm bả.

2. Nghiền nát lá và vỏ cây hồng mai vói hạt lúa mì hoặc gạo, thêm nước đánh nhuyễn rồi phết lên những khoanh chuối.

3. Nghiền lá và vò cây hồng mai với hạt ngũ cốc ẩm, với bột gạo. ủ cho lên men. Đặt bả ở chỗ có nhiều chuột hoặc nơi chuột thường hoạt động.

4. Tán hạt, lá và vỏ cây hồng mai thành bột mịn, trộn qua lại. Chuột ăn phải bã sẽ chết trong vòng vài ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC