Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần S

Sâm Bố Chính

10:05 11/05/2017

Sâm Bố Chính Còn gọi là sâm thổ hào, sâm báo, nhân sâm Phú yên .

Tên khoa học Hibiscus sagittifolius Kurz {Abelmoschus sagittifolius L. Merr., Hibiscus abeỉmoschus L.)

Thuộc họ Bông Malvaceae.

Sâm bố chính (Radix Hibisci sagittifolii) là rễ phơi khô hoặc chế biến rồi phơi hay sấy khô của cây sâm bố chính. Tên bố chính vì một y gia Việt Nam sử dụng cây này lần đầu tiên ở huyện Bổ Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình. Lúc đầu sâm bố chính chỉ đùng để chỉ rẽ một cây cùng loại nhưng nhỏ, có rễ nhỏ, còn loại ta đang dùng thường gọi là sâm thổ hào nhưng nay đã quen gọi là sârp bô chính. Tên sâm thổ hào vì mọc ở Thổ Hào (Nghệ An). Sâm báo vì mọc ờ núi Báo Thanh Hoá

A. Mô tả cây

Sâm bố chính là một loại cây thuộc thảo sống dai, mọc đứng một cách yếu ớt, có khi dựa vào các cây xung quanh, cao chừng lm hay hơn. Rễ mẫm màũ trắng nhạt hay vàng nhạt, có đường kính l,5-2cm, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm, có lẽ vì thế người xưa bắt đầu dùng nhầm rồi thấy tốt mà dùng mãi và lưu truyền về sau chăng. Lá ở phía gốc cây hình trái xoan, phần cuối phiến lá hình tim hay hình mũi tên, đầu phiến lá không nhọn.

Các lá ở phía ngọn càng lên trên càng hẹp, có khi phiến lá chia 5 thuỳ với thuỳ giữa dài hơn, có khi phiến lá chia thuỳ trông như mũi tên. Lá dài 6-7cm, rộng 7- 30mm. Mật lá có lông đơn hay hình sao, lá kèm hình sợi chỉ dài 7mm có ít lông dài. Hoa màu hồng hay đỏ, phớt vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, đường kính tới 8cm.

Cuống hoa dài 5-8cm, có lông cứng, hơi phồng đầu. Tiểu đài cấu tạo bời 7-iO bộ phận, dài 12-14mm, có lông tua tủa, đài hoa hình túi, ở ngọn có vài răng nhỏ, đài rách ra và rụng sớm, 5 cánh hoa dài 5-6cm, rông 3-4cm ờ ngọn. Nhiều nhị hàn liền với nhau thành một cột. Bao phấn phủ cột đỏ đến tận gốc. Bầu có lông, 5 vòi, có tuyến.

Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần tiểu đài, ngoài mặt có lông, khi chúi, quả nứt thành 5 mảnh vỏ, mặt trong và mặt ngoài đều có lông. Hạt hình thận, màu nâu, ngoài mặt có những đường vân râí sít nhau thành những gợn hay ụ màu vàng

Sâm bố chính và tác dụng chữa bệnh của nó

 B. Phân bố, thu hái và chế biến

Sâm bố chính mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi ở Việt Nam. Miền Bắc có nhiều nhất ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn (Nghệ An, Hà Tĩnh). Một vài địa phương thuộc Quảng Bình, Hoà Bình và Tây Bắc. Tại nhiêu noi khai thác, cả cây vông vang (Hibis- cus abelmoschus L.). Hai cây hơi giống nhau nhung có điều khác là cây vông vang lớn hcrn, lông dài hơn, hoa vông vang sắc vàng, hoa bố chính sắc đỏ.

Có người lại nói sâm báo ở Thanh Hoá là tên khác của sâm bố chính, thực tế cây sâm báo (mọc nhiều ở núi Báo-Thanh Hoá) cùng họ Bông, cây giống cây sâm bố chính nhưng hoa nhỏ hơn, sắc vàng. Có lẽ nó thuộc loài Hibiscus sagittifolius var. septentrionalis Gagnep. Rễ sâm bố chính đào vào các thánh 11-12 và tháng 1-2. Hiệu suát trung bình 6 tán/lha.

Đào rễ về, có nhiều cách chế biến khác nhau:

1. Cỏ nơi đào rễ về, cắt bỏ thân ở trên, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm, vớt ra để khô nước đồ cho chín rồi phơi nắng hoặc sấy cho thật khô.

2. Có nơi đào rễ về cắt bỏ thân cạo sạch vỏ ngoài, ngày phơi đêm sấy cho thật khô. '

3. Cũng có nơi đào rễ về, cắt bỏ thân và rễ con, rửa sạch ngâm vào nước phèn chua hai ngày hai đêm (cứ 10 kg rễ dùng 300g phèn chua tán nhỏ, hoà tan vào nước lã).Rửa sạch phơi nắng hay sấy khô.

4. Có người cầu kỳ lại ngâm thêm nước gừng, gấc và đường cho thêm màu đỏ, vị cay và vị ngọt nhựng không cần thiết.

C.Thành phần hoá học

Trong sâm bố chính chúng tôi đã nghiên cứu thấy có rất nhiều tinh bột và tới 35-40% chất nhầy (Đỗ Tất Lợi, Vũ Văn Chuyên, Trương Vinh, Tài liệu học tập dược, tập 1-1961).

D. Tác dụng dược lý

Chưa có tài liệu nghiên cứu.

E. Công dụng và liều dùng

Sâm bố chính phối hợp với các vị thuốc khác để chữa các chứng ho, sốt nóng, trong ngưòi khô, táo, khát nước, gầy còm. Một số các ông lang cho rằng sâm bố chính là một vị thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa sốt, bệnh phổi và bạch đói. Liều lượng chưa xác định, thường dùng với liều 6-12g hay hơn.

Chú thích:

Tuy mang tên sâm vì vị thuốc có hình dạng giống người như nhân sâm, nhưng không nên nhầm với nhân sâm. Qua thành phần hoá học và công dụng sâm bố chính trong nhân dân, chúng tôi thấy có nhiều điểm giống vị thuốc Radix Athaeae-là rễ cây Althaea ojficinilis L. thuộc cùng họ Bông Malvaceae.

Cây này chưa thấy ở nước ta, nhưng được nhiều nước ữên thế giới công nhận là vị thuốc chính thức ghi trong các dược điển. Thành phần hoá học của cây này cũng gồm có 35% chất nhầy, nhiều tinh bột, asparagin, đường sacaroza. Người ta cho hoạt chất là chất nhầy. Cầy này được nhân dân châu Âu .

Dùng từ thế kỷ thứ IV. Hiện nay vẫn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quàn, làm thuốc súc miệng chữa viêm cổ họng, viêm đường tiểu tiện, đi ỉa lỏng và dùng ngoài đắp mụn nhọt. Tác dụng của rễ Althaea là do chất pectin và chất nhầy.

Theo Crapcov các chất này ở dạng keo làm giảm sự viêm tấy và sự kích thích ở các niêm mạc nhất là trong ống tiêu hoá, đổng thời làm chậm sự hấp thụ các vị thuốc khác cùng uống, kéo dài thời gian tác dụng của vị thuốc đó tại chỗ. Việc thu hái và chế biến vị thuốc đó cũng có thể giúp ta áp dụng vào việc chế sâm bô chính. Đào rễ cẩn thận để khỏi thương tổn rễ. Sau đó cắt bỏ thân và đầu rễ. Có khi cắt bỏ cả rễ chính nếu xơ quá. Sấy hay phơi ngoài trời cho se, dùng dao cạo bỏ vỏ mỏng. Củ to và dày phải bổ dọc cho chóng khô, sau đó đem phơi hoặc sấy. Tất cả công việc trên phải tiến hành hết sức mau, nhất là thời gian chế biến không nẽn kéo dài để tránh các đốm đen do mốc, làm giảm giá trị của thuốc. Khi sấy không nên để nhiệt độ cao quá 40°G .

Do việc cạo vỏ ngoài tốn nhiều công phu quá cho nên năm 1940, Viện nghiên cứu cây thuốc VELAR Liên Xô cũ có nghiên cứu so sánh và đi tới kết luận là không cần thiết cạo vỏ mỏng. Rễ Althaea được dùng dưới dạng cao khõ, cao lỏng, xirô (2 phần cao Althaea khô và 98 phần xữô). Vài đơn thuốc có rễ Althaea có thể áp dụng đối với sâm bố chính :

Đơn 1: Thuốc pha rễ Althaea ỗg trong Ỉ80g nước, xìrô cam thảo 200g. Ngưòi lớn cách 2 giờ uống 1 thìa to.

Đơn 2: Thuốc pha rễ Althaea 2g trong 100ml, xirô Althaea 30g. Trẻ con 2 tuổi ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC