Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần P

Phan Tả Diệp

09:05 25/05/2017

Cassia angustifolia Vahl.

Tên khác: Phan tả diệp lá hẹp, phan tả diệp Ấn Độ.

Tên nước ngoài: Senna, Tinnevelly senna (Anh); Séné, folioles de Séné (Phap).

Họ: Vang (Caesalpiniaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 40-60cm, mọc thành bụi. Thân đứng, nhẵn. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, có 10-16 lá chét, hình mác hẹp, dài 3-5cm, rộng 0,7-0,8cm, gốc thuôn, có khi lệch, đầu nhọn, mạt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm; hoa màu vàng có vân nâu; đài có 5 răng thuôn; tràng có 5 cánh gân bằng nhau; nhị 10, không đều, trong đó có 3 nhị lép, bầu thuôn dẹt, có nhiều noãn.

Quả đậu dẹt, hình trứng, hơi cong, dài 4-6cm, rộng 1-1 7cm, có lông trắng mềm, màu lục nâu khi còn non sau nhẵn màu vàng nâu đỏ; hạt 6-8, hình trứng dẹt, màu lục nâu.

Mùa hoa : tháng 10-12; mùa quả : tháng 1-4.

Loài Cassia acutifolia Del. (Phan tả diệp lá nhọn) cũng được dùng với công dụng tương tự.

Phan tả diệp và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Phan tả diệp phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ và vùng Nam đến Tây-Nam Trung Quốc. Cây đã từng được nhập vào Việt Nam và được trồng ở Trại thuốc Sa Pa và Văn Điển thuộc Viện Dược liệu, hiện nay giống đã bị mất.

Phan tả điệp là cây ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, nhất là thời kỳ cây còn nhỏ. Ở nơi phân bố tự nhiên của chúng, cây thường mọc tương đối tập trung thành từng đám nhỏ hoặc rải rác, ở các vùng đồi thấp và trên nương rẫy mới bỏ hoang. Cây ra hoa quả nhiều; tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Bộ phận dùng

Lá chét đã được phơi hay sấy khô. Quả phơi khô.

Thành phần hoá học

Lá phan tả diệp chứa nhiều dẫn chất anthranoid (2- 3%) chủ yếu dưới dạng anthraglycosid :

- Các anthranoid ở dạng tự do : rhein, aloe- eir|ođin, chrysophanol.

- Các anthraglycosiđ : rhein monoglucosiđ, aloe- emodin monoglucosid, các senosid A, B, c, D, G, aloe-emodin dianthron glucosid. Các sennosid A, B, c, D chiếm 80-90% khi thuỷ phân, mỗi phân tử senosìd A hoặc B cho đường là 2 phân tử glucose và genin là senidin A hoặc B. Các senidin A và B là hai đồng phân : senidin A là đồng phân quay phải, còn senidin B là đồng phân meso.

Các senosid c và D là 2 đồng phân, trong đó genin là một heterodianthron của rheìn và aloe-emodin.

Một số tác giả cho biết phan tả diệp có các glucosid cấp 1 là các glucosenosid A và B. Lá tươi chứa monoglucosid của anthron và một ít anthron tự do. Trong quá trình phơi sấy ở 20-40°, do tác động của các enzym, các senosid A và B (đa số) và anthraquinon glucosid được hình thành. (Trung thảo dược học II, 1976; Abrégé de Matière médicale I, 1981; Bài giảng dược liệu I, 1998; Trung dược từ hải III, 1997).

Ngoài ra, phan tả diệp còn có isorhamnetin-3- gentiobiosid, quercetin-3-0-gentíobiosid, torachryson- 8-0-gIucosid, emodin-8-0-sophorosid, syringaresinol- 4-0-glucosid, alcol myricic, pinitol, acid hữu cơ, polysaccharid. (Trung dược tìi hải III, 1997; Trung thảo dược học II, 1976)

Lá cây phan tả diệp lá nhọn chứa 0,85-2,86% anthranoid toàn phần, trong đó có aloeemodin-8- monoglucosid, rhein-8-mono glucosid, rhein-l-mono glucosid. Ngoài ra, còn có isorhamnetin, kaempferol, phytosterol, saponin. (Trung dược từ hải II, 1997; Trung thảo dược học 1,1976)

Theo quy định của Dược điển Trung Quốc 1997 (bản in tiếng Anh) lá của cây phan tả diệp lá hẹp cũng như lá nhọn phải chứa 2,5% senosid toàn phần tính theo senosid B.

Quả chứa các senosid A và B, glucosenosid A và B, rhein-8-monoglucosid, rhein -8-diglucosid, rhein anthron-8-glucosid, chrysophanol glucosid (Bài giảng dược liệu I, 1998).

Tác dụng dược lý

- Tác dụng gây tẩy xổ : Phan tả diệp với liều thấp có tác dụng nhuận tràng, với liều cao có tác dụng tẩy xổ, nếu dùng với liều cao hơn nữa có thể đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 3-4 giờ. Dịch ngâm phan tả diệp cho thẳng vào dạ dày chuột thí nghiệm không ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và ruột non mà chỉ làm tăng nhu động của ruột già gây tiêu chảy. Thành phần có tác dụng gây tẩy xổ chủ yếu là 2 chất sennosid A và B. Anthraglucosid được bài tiết qua nước tiểu và sữa, do đó con bú mẹ đang dùng phan tả diệp vẫn có thể bị ỉa lỏng.

- Tác dụng kháng khuẩn : Phan tả diệp có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Bacillus dysenteriae Streptococcus typ A, Enterococcus. Đối với môt số nấm gây bệnh ngoài da, phan tả diệp cũng có tác đụng ức chế.

-Tác dụng cầm máu : Theo dõi trên người bột phan tả diệp uống với liều lg/Iần, ngày 3 lần có tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu, fibrinogen, rút ngắn thời gian đông máu, thời gian hình thành huyết cuc do đó có tác đụng cầm máu.

Tính vị, công năng

Phan tả diệp có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào kinh đại tràng, có tác dạng tả nhiệt, tiêu tích trệ, lợi tràng phủ, thông đại tiện.

Công dụng

Phan tả diêp được dùng chữa đại tiện táo bón, ăn không tiêu, tích trễ đầy bụng. Liều l-2g/ngày là thuốc giúp tiêu hoá; 3-4g/ngày để nhuận tràng; 5-7g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc hãm để tẩy xổ.

Kiêng kỵ: Trường hợp táo bón do co thắt hoặc viêm đại tràng và phụ nữ có mang không được dùng. Có tài liệu cho rằng quả già phan tả diệp có tác dụng như lá.

Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng phan tả diệp để chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ bằng cách lấy phan tả diệp 6g đun sôi với 150ml nưóc trong 3-5 phút, bỏ bã cho uống làm một lần. Nếu táo bón lâu ngày, thì sau đó 10 phút lẩy bã hãm vôi nước sôi một lần nữa để uống. Đã điều trị cho 100 sản phụ, thông thưòng sau khi uống một lần là có két quả, chỉ có một số ít người đau bụng nhẹ. Dùng phan ta diệp không làm giảm tiết sữa và giúp tử cung co hôi tốt, sau khi đại tiện thông

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC