Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Ráng Lông

14:07 14/07/2017

Pteridium aquilinum (L.) Kuhn

Tên đồng nghĩa: Pteris aquilina L.

Tên khác: Rau quyết, ráng đai dực.

Tên nước ngoài: Bracken fern, bracke, eagle fern, hoa brake, fiddle - head (Anh); fougère d'aigle, grande fougère (Pháp). 

Họ: Quyết (Pteridiaceae)

 Mô tả

Ráng lông cỏ thân rễ mọc bò, có lông, không có vảy, nhiều rễ mảnh nhỏ. Lá mọc so le từ thân rễ, dài đến lm, hình tam giác hoặc ngọn giáo, xẻ 2 - 3 lần lông chim, lá chét ở phía dưới mọc đối, có cuống dài, hình tam giác, dài đến 60 cm, rộng 25 cm, những lá chét này lại chia lông chim hai lần; lá chét ở phía trên hơi so le. hình lông chim một lần hoặc có thể chẻ sâu, những đoạn phiến lá cuối cùng xiên, nguyên hoặc hơi khia tai bèo ở gốc.

Ô túi bào tử hình dải sinh ra ở mép ngoài của lá chét, có hai lớp áo, lớp trên gập xuống nhiều hay ít; bào tử hình bốn mặt, màu vàng nâu.

Phân bố, sinh thái

Chi Pteridium Gled. ex. Scop, ở Việt Nam chỉ có 1 loài ráng lông kể trên. Theo Phan Kế Lộc (2001), loài này phân bố rộng rãi khắp trên thế giới, nhất là ở châu Á. Tại Việt Nam đã ghi nhận được về phân bố ở Lai Châu, Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình (Mai Châu: Pà Cò), Nam Định (Giao Thuý: Giao Thiện), Kon Tum (Ngọc Hồi), Gia Lai (Mang Yang: núi Chư Tơ Mốc), Đắk Lắk. Lâm Đồng (Bi Đúp) và Côn Đảo [Danh lục các loài thực vật Việt Nam, t.I, 2001].

Ráng lông là loại cây trung sinh, thường moc thành đám lẫn trong trảng cỏ, trảng cỏ xen cây bụi ở đồi, rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng non sau nương rẫy. rừng thông ba lá... Cây sinh trưởng và phát triển được trên mọi loại đất, bao gồm cà đất chua, nghèo kiệt dinh dưỡng và đất phèn (Phan Kế Lộc, 2001). Cây sinh sản và mọc cây con từ bào tử, đồng thời cũng có khả năng mọc chồi nhánh khoe từ thân rễ.

Bộ phận dùng

Thân rễ.

Thành phần hoá học

Ráng lông chứa acid 3,4 - dihydroxycinnamic. prunasin. Acid 3,4 - dihydroxycinnamic có tính kháng his - tamin.

Ngoài ra còn có aquilinan trong đó có các gốc của galactose, xylose, fucose và arabinose và các mạch của các đơn vị của a(1 ->2') glucurono- sylmannose. Các chat pterosin và pterosin F cũng có trong ráng lông.

[Ram P. Rastogi et al., 1999, Compendium of Indian medicinal plants, volume I (1960 - 1969), 333, volume II (1970 - 1979), 568],

Phân tích một chế phẩm thực phẩm từ thân rễ khô cho thấy hàm lượng chất khô 90%; protein 9,5%; chất béo 1,2%; carbohydrat 51,0%; chất xơ 20% và tro 8,3%. Riêng thân rễ chứa chất nhầy nhiều hơn, đường 6,7%, tanin catechic 6,6% và một glucosid đắng pteraquilin. Ngoài ra. còn có saponin đắng có độc tính rất cao đối với cá, chất này không độc với thỏ.

Các lá non chứa nhiều chất nhầy, protein 1,0%; chất béo 0,1%; cao chứa N tự do 5,6%: chất xơ 1,4%; chất vô cơ 0,6%; p - caroten 0,98 mg/1OOg.

Các acid amin là valin, alanin. tyrosin, leucin, acid aspartic, acid glutamic và aspargin. Các lá non dùng làm thức ăn gia súc với chất lượng tốt. Việc nuôi dưỡng động vật trong thời gian dài có gây ngộ độc. Các biểu hiện ngộ độc giống như trường hơp thiếu vitamin B. Các flavonoid phân lập được từ cây tươi bao gồm astragalin. iso quercetrin (quercetin - 3 - glucosid) và một ít rutin tất cả đều có hoạt tính phân huỷ thiamin. Ráng lông còn có prunasin là glycosid cyanogenic. 

Ráng lông là nguyên liệu làm giấy. Ráng lông khô giàu acid phosploric dùng làm phân bón cho cà phê.

Alonso - Amelot et al., 1992, chứng minh ráng lôngcó các pterosm A và B. Các chất này được phân bố (CA 117, 1992 : 209001e).

Theo Alonso - Amelot et al., 1995, hai thứ của ráng lông caudatum và ptaquilincum đều có plataquilosid và pterosin B, còn ráng lông thứ caudatum chi có acid trans - o - hydroxycinnamic và coumarin (CA 124, 1996: 112414y).

Phần trên mặt đất của cây ráng lông chứa kaempferol 3 - o - (3 - D - (6" - caffeoylglucosid); kaempferol 3 - o - (5" - feroglapiosid, rhamnetin 3 - O - p - laminaribiosid (CA, 126; 1997: 44934g; CA 127, 1997: 2988t; CA 127, 1997: 217797r).

Alonso - Amelot et al., 1996, chứng minh ráng lông chứa ptaquilosid. Chất này có tính chất gây ung thư (CA 125, ] 996:166.044s, CA 123, 1995:193.71 lx).

Theo Inaoka Yasunori et al., 1995, ráng lông chứa chất ponasteron A là chất ức chế bệnh bạch biến (CA 126, 1997: I66.507r).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng gây độc của ráng lông

Ráng lông có thể gây ra chứng huyết niệu. Nghiên cứu trên bò dê ăn cỏ trên một trang trại ở Nepal, thấy bò dê bị chúng huyết niệu thành dịch. Mới đầu. người ta cho là do chúng bị nhiễm một loại ký sinh trùng là Babesia sp., nhưng xét nghiệm kỹ thì không phải, về sau, mới phát hiện đó là do bò dê ăn trên đồng cỏ có ráng lông. Xét nghiệm mô bệnh học niêm mạc bàng quang những con bị huyết niệu, thường thấy tăng sinh biểu mô có sự thâm nhiễm bạch cầu đơn nhân, có những ổ chứa máu trong niêm mạc (Hapkin, 1987)

Ở vùng núi Tây Nam Trung Quốc, nhiều vùng cũng xảy ra chứng huyết niệu thành dịch. Sau đó cũng đã xác định là do bò đẻ đã ăn 2 loài ráng lông Pteridium aquUimim và Pteridìum revolutum (Xu L.R., 1992).

Vùng Chaco ở Bolivi khí hậu rất ầm ướt, có đồng cỏ trên 50% là cây ráng lông. Bò dê ở đây hầu hết bị chứng huyết niệu, xét nghiệm thấy thiếu máu. giám bạch cầu, nước tiểu từ hồng đến đỏ đậm, có thể có cục máu. Xét nghiệm những con bị huyết niệu gần 100% bị carcinom bàng quang và 50% carcinom thực quản. Đã xác định được 2 thứ ráng lông ở đây là p. aqniUnum var. arachnoideum và p.aquilinum var. caudatum (Marrero et al., 2001).

Nghiên cứu tình hình bò nhiễm độc ráng lông ở bang Santa Catarina ở miền nam Brazil, thấy bò bị bệnh hàng năm tới 10657 con. Trong các năm 1987 - 2001 đã xét nghiệm 3407 con và thấy có 244 (7,16%) con bị nhiễm độc do ráng lông, trong đó có 122 con bị xuất huyết, 103 con bị u đường tiêu hoá phía trên và 19 con bị huyết niệu mạn tính. Xuất huyết thường xảy ra ở bò 1 - 3 tuổi và vào tháng 3-7. Các con già bị u nhiều hơn con còn non, thường bị u ở đáy lưỡi và họng, ít hơn là ở dạ cỏ và thực quản (Gava et al., 2002).

Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha nhằm xác định các thông số huyết học và niệu học ở bò bị nhiễm độc ráng lông mạn tính ở 2 trại nuôi bò. Trại A có 66 bò cái trong có có 53 bò sữa và 13 bê cái thuộc giống bò địa phương; trại B có 54 con bò sữa giống Friesian có so sánh đối chiếu với 10 bò khoẻ. Kết quả đã xác định được quá trình mắc bệnh diễn ra 3 giai đoạn chính: a) Giai đoạn đầu, bạch cầu đơn nhân to tăng rất cao, các thông số khác vẫn bình thường như hồng cầu, tiểu cầu, ô - globulin huyết, huyết niệu (không có), protein niệu (không); b) Giai đoạn trung gian, bạch cầu đơn nhân to vẫn tăng cao, các thông số khác có thay đổi vừa phải; c) Giai đoạn cuối, bạch cầu đơn nhân to bình thường các thông số khác thay đổi nhiều, huyết niệu thấy rõ. Như vậy, khi thấy tăng bạch cầu đơn nhân to, cần có biện pháp xứ lý kịp thời (Perez - Alenza et al„ 2006).

2. Tác dụng gây biến chủng

Hoạt tính gây biến chủng (trước đây gọi là đột biến: mutagenic activity) của cao chiết bàng aceton cùa ráng lông đã được thử nghiệm theo phương pháp Ames dùng vi khuẩn Salmonella luphimurium TA98 và TA 100 khi có hoặc không có microsom gan chuột cống trắng. Kết quả thừ dương tính chúng tò ráng lông có khà năng gây biến chủng (White et al., 1983). Khi phối hợp acid shikimic với ráng lông, làm tăng tác dụng sinh biến chùng và tăng ung thư. Tuy nhên, bàn thân acid shikimic và các chất chuyển hoá cùa nó trong vi khuẩn và động vật cỏ vú đều không có tác dụng gây biến chủng. Vì vậy, có thể coi acid shikimic là chất kích thích các chất sinh ung thư trong ráng lông (Jones et al„ 1983).

Trong ráng lông còn có chất aquilid A cũng có khả năng gây biến chủng mạnh. Trong môi trường kiềm (pH 8,5) khả năng gây biến chủng của aquilid A chiếm trên 50% tất cả các chất có trong ráng lông. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, aquilid A không ổn định nên khó xác định được chất này trong ráng lông (Van der Hoeven et al., 1983).

Ptaquilosid là hoạt chất gây ung thư của ráng lông đã được thử tác dụng gây biến chủng trên vi khuẩn Salmomella typhimurim TA 100 và TA98 Trong môi trường base yếu (pH 8,5), ptaquilosid bị phân hủy thành chất dienon liên hợp, chất này gây biến chủng cho cả hai chủng TA 100 và TA98 Ptaquilosid đã xác định thấy có ở ráng lông mọc ở các nơi khác khau, thu hoạch vào các mùa khác nhau và các bộ phận khác nhau của cây (Matiba et al 1987). Ptaquilosid là một glycoside sesquiterpcn thuộc tip illudan. Các hypolosid là những chất có liên quan, cũng có nhân cơ bản của ptaquilosid được phân lập từ một số cây thuộc họ Pteridaceae (họ Cỏ SCO gà) cũng gây biến chủng mạnh trong thử nghiệm Ames dùng Salmonella typhimurium TA98 và TA 100, ủ từ trước ở pH 8.5. Các illudin M và s là các sesquìterpen cùng thuộc tip illudan phân lập từ loại nấm bầu (basidiumyceles) cũng gây biến chủng (Nagao et al., 1989).

Tác dụng gây biến chủng của ráng lông cũng đã được nghiên cứu trên mô hình sai lạc cấu trúc nhiễm sắc thể. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi của 13 con bò đã ăn từ lâu dài trên cánh đồng cỏ có ráng lông, thấy tần số sai lạc cấu trúc nhiễm sắc thể tăng cao hơn có ý nghĩa so với ở các bò được nuôi trên cánh đồng cỏ không có ráng lông. Nếu bò ăn ráng lông lại bị nhiễm virus u nhú tip 2 và 4 thì càng dễ bị sai lạc nhiễm sắc thể (Moura et al., 1988).

Sai lạc nhiễm sắc thể cũng được nghiên cứu ở 56 con bò bị huyết niệu mạn tính thành dịch dược nuôi trên đồng cỏ có ráng lông. Trong số này, 27 con bị tổn thương u ở bàng quang và 11 con mô u có DNA virus u nhú tip 2. số con bị huyết niệu sai lạc nhiễm sắc thể tăng so với 30 con đối chứng ăn ở đồng cỏ không có ráng lông. Tác dụng tháo rời sợi DNA nhiều nhất ở các con bò bị ung thư bàng quang và có nhiễm virus u nhú cho thấy virus u nhú và ráng lông có tác dụng hiệp đồng làm cho nhiễm sắc thể không ổn định. 19 trong số 20 con bò bị huyết niệu đều thấy quercitin và ptaquilosid là hai chất độc của ráng lông có trong nước tiểu, huyết thanh và sữa bò (Lioi et al., 2004). 

3. Tác dụng gây ungg thư

a) Tác dụng gây ung thư của ráng lông

Từ năm 1970, nhiều tác giả đã thấy ráng lông có thể gây ung thư (Schacham et al., 1970; Hirono et al., 1970). Sau đó, ráng lông đã được nghiên cứu tác dụng gây ung thư ở chuột cống trắng. Thí nghiệm được tiến hành trên 4 lô: lô 1, cho chuột ăn một chế độ ăn có trộn bột khô ráng lông trong 3 tháng; lô 2, cho chuột uống nước sắc ráng lông (thay cho nước uống hàng ngày) trong 16 tháng; lô 3, uống dịch chiết nước lạnh ráng lông trong 16 tháng: lô 4, cho chế độ ăn uống binh thường không có ráng lông. Kết quả cho thấy, ở lô 1, đa số chuột có nhiều u ở hồi tràng kiểu u tuyến (adenoma) và ung thư tuyến (adenocarcinoma). Lô 2, tất cả các chuột, trừ 1 con đều bị u bàng quang, ngoài ra đa số chuột bị u cả hồi tràng. Chuột ở lô 3 và lô 4 đều không có u. Như vậy, chất gây ung thư trong ráng lông có thể chiết ra được bằng nước (Hirono et ai., 1978).

Trong một nghiên cứu khác, 15 chuột cống trắng (6 con cái, 9 con đực) được 45 ngày tuổi cho chế độ ăn có 5% (Kl/Kl) bột thân rễ ráng lông đến 70 tuần. Khi có con chết hoặc sau 70 tuần, giết chuột, xét nghiệm để phát hiện u ờ đường tiêu hoá, bàng quang, phổi, gan và thận. Kết quả cho thây, tất cả chuột đều có u ở đường tiêu hoá, chủ yếu thấy ở hồi tràng, hầu hết các u thuộc loại ác tính gồm ung thư tuyến (adenocarcinoma) và sarcoma, mặc dầu cũng có cả u tuyến lành tính (benign adenoma). Một chuột bị u lympho nhưng không có con chuột nào bị u bàng quang. Ở lô đối chứng, 11 chuột (5 chuột cái và 6 đực) không có con nào có 11 (Santos et al., 1987). Qua 2 thí nghiệm thấy nếu ăn bột thân rễ ráng lông thì không gây u bàng quang, chủ yếu là u đường tiêu hoá.

Để xác định xem ráng lông gây u đường tiêu hoá có phải là do hệ vi khuẩn đường ruột hay không, đã tiến hành cho chuột binh thường và chuột đã xử lý để không còn vi khuẩn ăn thức ăn có bột thân rễ ráng lông. Kết quả cho thấy, tỷ lệ u ruột của cả 2 lô không khác nhau có ý nghĩa và vi khuẩn đường ruột không có vai trò quyết dịnh trong việc gây u của ráng lông. Tuy nhiên, ở lô chuột không có vi khuẩn đường ruột, thường thấy sarcoma (ung thư mô liên kết) và không thấy ung thư tuyến, trong khi ở lô chuột bình thường, chủ yếu là ung thư tuyến (Sumi et al., 1981).

b) Tác dụng gây ung thư do tanin của ráng lông

Từ thân rễ ráng lông đã phân lập được tanin gây ung thư bàng quang bằng cách cấy các viên cholesterol không có tanin (lô I) và viên cholesterol có tanin của ráng lông (lô 2) vào trong bàng quang chuột cống trắng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ chuột bị carcinoma bàng quang ở lô 2 lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với lô 1. Tanin gây ung thư trong thí nghiệm này có liều chết trung binh LD50 = 160 mg/kg và không có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Escherichia coli (Wang et al.. 1976).

Cũng đă nghiên cứu tác dụng gây ung thư của tanin ráng lông dùng đường uống. Thí nghiệm được tiến hành trên 7 lô dùng chuột cống trắng. Lô 1, chuột ăn thức ăn bình thường không có ráng lông; lô 2 ăn thức ăn có 0,1% tanin, sau đó tăng lên 0.2% và 0,4%; lô 3 ăn thức ăn có 33% bột thân rễ ráng lông, lô 4 ăn thức ăn có 2% cao khô ráng lông chiết bằng chloroform; lô 5 ăn thức ăn có 4% cao ráng lông nhưng đã bỏ hết tanin, lô 6, chuột được tiêm dưới da dung dịch tanin mỗi tuần một lần với liều 0,]g/kg trong 38 tuần, lô 7 tiêm nước muối sinh lý với cùng thể tích. Kết quả cho thấy, lô 1 và 2 không có chuột nào bị ung thư, lô 3. ung thư ruột 19/20, bàng quang 12/20, lô 4 và lô 5, ung thư một đều 7/15, bàng quang 0/15, lô 6 16/20 u sờ thấy được ở vị trí tiêm, thuộc loại u mô bào sợi ác tính (malignant fibrous histiocytoma); lô 7 chuột không có u (Pamukcu et al„ 1980a). Như vậy tanin uống không gây ung thư còn tanin đặt trong bàng quang hoặc tiêm dưới da có thể gây ung thư tại chỗ.

c) Tác dụng gây ung thư do quercelin của ráng lông

Đã tiến hành thử nghiệm trên 3 lô chuột cống trắng. Lô 1: ăn chế độ thức ăn bình thường, lô 2: thức ăn có 33% bột thân rễ ráng lông (có quercetin 0,57g và l,lg kaemferol trong 1kg bột ráng lông); lô 3: thức ăn có 0,1% quercetin chiết từ ráng lông (hàm lượng 99%), cho chuột ăn trong 58 tuần. Kết quả cho thấy: a) Sự phát triển của chuột ở lô 2 và lô 3 tương tự nhau, nhưng kém hơn có ý nghĩa so với lô 1 sau 24 tuần; b) Thời gian sống của chuột (tuần) ở lô 1 là 58 ± 7 (M ± SD); lô 2 là 51 ± 13 (chết sớm hơn); lô 3 là 56 ± 8, nhưng khác nhau không có ý nghĩa thống kê; c) tỷ lệ chuột có u ở lô 1 là 0/19; lô 2: u ruột 17/19, u bàng quang 14/19; lô 3; u ruột 20/25, u bàng quang 5/25. Phân tích các u ở lô dùng quercetin, u một 20 gồm u tuyến (adenoma) 4, u tuyến xơ (fibroadenoma) 7 và ung thư tuyến (adenocarcinoma) 9 (cỏ di căn) ở mạc treo truột); u bàng quang 5 thuộc loại carcinoma (Pamukcu et al., 1980b).

d) Tác dụng gậy ung thư do ptaquilosid của ráng lông

Ở một trại chăn nuôi bò A ở New Zealand, bò bị mắc chứng huyết niệu rất nhiều thành dịch. Người ta cho là do bò ăn trên đồng cỏ có ráng lông. Nhưng ở một trại khác (B), trên đồng cò cũng có ráng lông, nhung rất ít bò mắc chứng huyết niệu. Một thí nghiệm được tiến hành trên 3 lô chuột cống trắng mỗi lô 50 con. Lô 1, chuột ăn thức ăn bình thường. Lô 2, thức ăn được trộn ">5% bột ráng lông ở đồng cỏ A và lô 3 ở đồng cỏ B Sau 15 tuần, mổ chuột xét nghiệm u thấy, lô 1 cỏ 1 chuột bị u (2%); lô 2 84% và lô 3 12% bị u Định lượng chất ptaquilosid trong ráng lông ở đồng cỏ A và B thấy hàm lượng ptaquilosid theo thứ tự là 1520 và 26 mg/kg ráng lông khô. Định lượng ptaquilosid trong thức ăn ở lô 2 và lô 3 thấy hàm lượng theo thứ tự là 355 và 6,5mg ptaquilosid/kg viên thức ăn. Như vậy, ptaquilosid là chất gây II và gây ra chứng huyết niệu ở bò (Smith et ai., 1988).

Ptaquilosid gây ung thư ruột và bàng quang là một glucosid không ổn định, có vòng cyclopropan được phân lập từ ráng lông và một số cây thuộc chi Pteridium khác như Pteridium escuỉentnm. Khi thủy phân, ptaquilosid sẽ thu được pterosin cũng là một chất gây ung thư (Potter et al„ 2000). Các pterosid và pterosin là các dẫn chất 1 - indanon có trong ráng lông có tác dụng độc tế bào và sinh ung thư (Saito et al., 1975).

e) Ráng lông kích thích hình thành gen gây ung thư H - ras

H - ras là một gen gây ung thư (oncogene) có thể phát hiện bằng phương pháp hoá mô miễn dịch học (immuno histo - chemical). Thí nghiệm được tiến hành ở lò mổ của một trại nuôi bò ăn trên cánh đông cỏ có ráng lông. Bò bị giết mổ được xét nghiệm niêm mạc bàng quang thấy 46/126 bò bị viêm bàng quang mạn tính (36,5%), 3 bò bị u bàng quang (2,4%). Xét nghiệm hoá mô miễn dịch gen H - ras thấy bàng quang bị viêm và bị u phản ứng dương tính theo thứ tự là 53,34% và 66,7% cao hơn rất nhiều so với bàng quang bình thường (3,9%). Nghiên cứu này chứng tỏ, phải kiểm tra chặt chẽ bàng quang bò để ngăn chận gen gây ung thư thâm nhập vào người (Sardon et al., 2005).

j) Tác dụng gây ung thư của ráng lông khi phối hợp với chất khác

Để nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất gồm hydroxyanosol butyrat (HAB), disulfiram (DS), calci clorid và polyvinylpyrrolidon (PVP) trên khả năng gây ung thư của ráng lông, đã thử nghiệm trên 10 lô chuột cống trắng. Lô I dùng thức ăn bình thường: lô 2 dùng thức ăn có trộn 33% bột ráng lông, lô 3 - 6 dùng thức ăn bình thường có trộn thêm 4 chất trên với lượng như các lô 7 - 10, lô 7 dùng thức ăn có bột ráng lông như lô 2, thêm HAB 5mg/g thức ăn; lô 8 thêm DS Smg/g; lô 9 thêm CaCỈ2 20mg/g và lô 10 thêm PVP 50mg/g thức ăn. Sau 12 tháng, xét nghiệm u ở ruột và bàng quang. Kết quả cho thấy, các lô 1,3, 4, 5, 6 không có u. Lô 2 thừ 30 chuột, u ruột 30 (100%), u bàng quang 22 (73%). Theo thứ tự u ruột rồi đến u bàng quang của lô 7 (n = 20) là 15 (75%) và 12 (60%); lô 8 (n = 16) là 12 (75%) và 10 (62,5%), lô 9 (n = 23) là 16 (70%) và 4 (17.4%), lô 10 (n = 28) là 26 (93%) và 5 (] 8%). Như vậy, dùng thêm HAB, DS và CaCl2 làm giảm u ruột 25 - 30%, còn dùng thêm CaCl2 và PVP làm giảm u bàng quang chi còn 17 và 18% trong khi chỉ dùng ráng lông tỷ lệ u là 73% (Pamukcu et al., 1977).

Trong một nghiên cứu khác, bột ráng lông (RL) chỉ trộn vào thức ăn với tỷ lệ 5% trong thời gian 32 tuần, chất phối hợp là N - butyl - N - (4 - hydroxybutyl) - nitrosamin (BBN) và uracil (U) cũng thử trên chuột cống trắng dùng 7 lô. Kết quả được liệt kê theo thứ tự: lô, thuốc đã dùng, sổ chuột n, sau đó lần lượt là số chuột có tăng sản nhú và nút; u nhú và phối hợp cả u nhú và tăng sản ở niêm mạc bàng quang chuột. Lô 1: BBN (n = 8): 2 - 0 - 1; lô 2: u (n = 10): 0 - 0 - 0; lô 3: RL (n = 8): 1 -0 - 1; lô 4: BBN - RL - u (n = 16): 4 - 3 - 2, lô 5: BBN - u (n = 9): 3 - 0 - 2: lô 6: BBN - RL (n = 10): 4 - 0 - 0; lô 7: RL - u (n = 12): 0 -0-0. Kết luận rút ra từ thí nghiệm là: a) không có sự khác nhau có ý nghĩa về tổn thương niêm mạc bàng quang giữa các lô; b) u bản thân không u, nhưng có khả năng làm tăng u do BBN; c) RL dùng liều lượng thấp và ngắn ngày, khả năng gây u thấp, còn kém cả BBN; d) BBN có khả năng gây u cao, đặc biệt là nếu có sự phối hợp của u hoặc RL (de Oliveira et al., 1995).

Ngoài ra cũng còn nhiều nghiên cứu về tác dụng độc tác dụng gây biến chứng và gây ung thư của ráng lông, như tác dụng độc với phôi khi cho chuột nhắt trắng có thai ăn ráng lông (Yasuda et al., 1974); tác dụng gây biến chủng và gây ung thư của sữa từ những con bò ăn ráng lông (Pamukcu et al., 1978); cao bào tử của ráng lông cũng có thể gây tổn hại DNA (Siman et al., 2000), ăn ráng lông sẽ gây ung thư dạ dày và thực quản (Marliere et al., 2002).

4. Động hoá và động học của ptaquilosid

Ptaquilosid (PTA) là chất độc đã biết rõ có trong ráng lông. Tuỳ theo vùng đất, mùa thu hái và bộ phận dùng, hàm lượng PTA trong ráng lông cỏ thay đổi. Để có biện pháp phòng tránh tốt, đã định lượng PTA và hàm lượng PTA thu được ở lá, thân rễ và rơm ráng lông thu được ở gốc cây theo thứ tự là 213 - 2145; 11 - 902 và 0,22 - 8,49ng/g. PTA lâu ngày sẽ bị phá huỷ, nhưng có khả năng ngấm vào đất. Nước trong đất ở dưới cây ráng lông, hàm lượng PTA là 200 - 8500ng/lít. Đây là nguy cơ đối với dân dùng nguồn nước ở gần vùng có cây ráng lông mọc (Rasmussen et al., 2003).

Để biết tình hình tự phân hủy của PTA trong tự nhiên, đã nghiên cứu động học của sự thủy phân PTA trong dung dịch nước. Động học này được nghiên cứu ở nhiệt độ 22°c trong dung dịch nước có pH từ 2,88 đến 8,93 và diễn ra theo động học bậc 1. Hằng số tốc độ thuỳ phân trong môi trường acid, môi trường base và môi trường trung tính theo thứ tự là 25,70 ± 0,96; 4,83 ± 0,03 X 104 và 9,49 ± 6,02 X 10"* trong 1 giờ. Sự thuỷ phân PTA ở pH 4,46 phụ thuộc vào nhiệt độ với một năng lượng hoạt hoá là 74,4 ± 2,6 kJ/mol. Quá trình thuỷ phân có tạo thành một hợp chất trung gian thông qua một cơ chế gồm 2 phản ưng bậc 1 kế tiếp nhau. PTA có tốc độ thủy phân chậm nhất ở pH hai acid và ờ nhiệt độ thấp. Do đó nếu trên thực địa là đất cát cỏ pH hơi acid và ở khí hậu lạnh thì PTA tồn tại lâu và có thể thấm được đến các lớp đất và lớp nước sâu hơn (Avala - Luis et al.. 2006).

5. Tác dụng trên enzym

Nghiên cứu tác dụng trên enzym chuyển hoá thuốc ở gan chuột cống trắng, thấy ráng lông làm tăng hoạt độ của glutathion transferase và epoxyd hydrolase (Garrett et al., 1982).

Cũng đã xác định hoạt độ của cnzym thiaminase tip 1 và tip 2, cũng như hàm lượng của thiamin (vitamin BI) trong 5 cây. Kết quả cho thấy ráng lông và cỏ tháp bút yếu (Equisetum ramosissimum Desf.) có hoạt tính thiaminase rất mạnh và do đó, hàm lượng thiamin trong cây rất thấp (Meyer, 1989). Ráng lông có hoạt độ thiaminase mạnh, nên làm tiêu hao thiamin, vì thế có tài liệu gọi ráng lông có tác dụng kháng thiamin [Experientia, 1967, 23: 996]; [Rastogi et al., 1999,1:333].

6. Tác dụng giãn cơ trơn

Pterosin z và acetylpterosin z là những sản phẩm tự nhiên có trong ráng lông và isopterosin là những chất tổng hợp đã được nghiên cứu tác dụng giãn cơ trơn. Kết quả cho thấy, pterosin z có tác dụng mạnh nhất với EC50 = 1,3 ± 0,1 X 10  (’M (EC50 càng nhỏ, tác dụng càng mạnh) gấp hàng 100 lần các chất chuyển hoá có liên quan của ráng lông, như: onitin có EC50 = 1 * 10 '4M, onotisin cỏ ECso-2 X 1 0‘'m vàotninosid có EC50 = 7 X 10- 4M. Tác dụng giãn cơ trơn của ptcrosin z tương đương với tác dụng của pterosin của nấm với EC50 = 2,9 ± 1,6 X 10 ' (,M. Những kết quả trên cho phép rút ra là tác dụng giãn cơ trơn giàm đi khi có nhóm phenol trong nhân pterosin và khi một trong các nhóm dimethyl bị thay thế (Sheridan et al„ 1999).

7. Tác dụng chống nấm

Đã tiến hành thử 65 cao methanol thô của 56 loài cây thuộc 38 họ thường được dùng điều trị nấm Candida và các loại nấm da khác ở Tanzania trên 6 loại nấm là Candida albicans; c. glabraía, c. tropicaỉis, c. parapsiìosis, c. krusei và Cryplococcus neoformam dùng phương pháp pha loãng theo nồng độ. Kết quả cho thấy, có 25 loài có tác dụng ít nhất trên một loại nấm, 11 loài cỏ tác dụng kháng nấm mạnh, trong đó có ráng lông (Hamza et al., 2006).

8. Độc tính cấp

Xác định độc tính cấp cao ráng lông trên chuột nhắt trắng dùng đường tiêm phúc mạc thu được LD50 = 1000 mg/kg. Cao ráng lông được chế tạo bằng cách dùng toàn cây ráng lông, rửa sạch, phơi khô, nghiền thành bột thô, rồi chiết bằng ethanol 50%. Sau đó cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô (Bhakuni et al., 1969).

Tính vị, công năng

Cây ráng lông vị ngọt, tính lạnh, có công năng khu phong thấp, lợi niệu, thanh nhiệt, an thân, giáng áp. thu liềm, cẩm máu. Thân rễ và lá rất độc đối với cá, giun đất. thỏ, bò. dê. trâu.

Tài liệu Trung Quốc, về tính vị, sách "Bản thảo thập di" và "Toàn quốc trung thảo dược hội biên" đều ghi vị ngọt, tính hàn; về qui kinh, sách "Bản thảo tái tân" ghi: nhập tỳ kinh, còn sách "Bản thào toát yếu" ghi: nhập thư thiếu âm, thái dương kinh. Công năng cũa ráng lông là thanh nhiệt giáng khí hoá đờm [TDTH, 1997, IU: 1443]. 

Công dụng

Ráng lông được dùng để lợi tiểu, thanh nhiệt, an thần. Thân rễ còn dùng chữa phong thấp, trị sán nhưng là vị thuốc độc nên khi dùng phải thận trọng. Liều dùng mỗi ngày 9 - 15g sắc uống.

Lá non có thế ăn sống như xà lách, hoặc ăn như măng tây, làm rau ăn thì dễ ngủ, nhưng không được ăn nhiều vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu, mắt mờ. Trẻ con ăn thì chân yếu, chậm biết đi. ăn lâu, ăn nhiều thì giảm thọ.

Trước đây vào mùa đói kém, nhân dân lấy thân rễ để ăn. Thường chế thành bột, nhưng đắng, phải lọc rửa nhiều lần cho hết đắng. Người và gia súc có thể ăn, nhưng không được ăn nhiều, có hại cho sức khoẻ.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) thân rễ ráng lông được dùng chữa viêm xương khớp, thấp khớp, lỵ, huyết áp cao, phế kết hạch, ho ra máu. thoát giang và để khừ trùng (tẩy giun sán). Để chữa thấp khớp, lấy thân rễ và cuống lá ngâm rượu trong uống, ngoài xoa.

Ở Ấn Độ, thân rễ làm thuốc săn se và chống giun. Nước sắc thân rễ và lá để điều trị viêm tắc nội tạng và lách mạn tính [Chopra, 2001: 206]; [Kirtikar, 1998, IV: 2741],

Thổ dân châu Mỹ dùng chè thân rễ ráng lông để chữa co cứng dạ dày, ia chảy, nước sắc gội đầu để kích thích mọc tóc, nước sắc đặc của thân rễ trước đây để trị giun; thân rễ tươi làm thành thuốc đắp để chữa bóng hoặc đắp lên chỗ đau [Foster et al., 2000: 347J.

Ở Campuchia. thân rễ và ngọn non được dùng để lợi tiểu, làm mát, tẩy giun và chữa sa trực tràng. Nếu dùng lâu hoặc lắp đi lắp lại sẽ bị ngộ độc do thuốc tích lũy. Rễ sao vàng tán bột trộn với dầu vừng đắp chữa rắn cắn [Perry et al., 1980: 326].

Chú ý; Ráng lông là một cây độc. Ngộ độc thường xảy ra ở loài ăn cỏ. Trên cánh đồng cỏ, trâu bò dê không thích ăn cây này bằng ăn cỏ, nhưng khi tỷ lệ cây ráng lông mọc nhiều, cò ít thi con vật dễ bị nhiễm độc. Các triệu chứng ngộ độc sớm là chảy máu cam, chảy nước mắt, xuất huyết màng tiếp -hợp, xuất huyết âm hộ (vulva), tăng thân nhiệt; hấp thu bị rối loạn, thiamin bị phá huỷ nên hàm lượng thiamin giảm, hàm lượng acid pyruvic tăng cao; huyết niệu xảy ra kèm thoái hoá tuỷ xương, chức năng tạo máu suy giảm, giảm hồng cầu, có triệu chứng thiếu máu bất sản, tim bị thoái hoá; dùng lâu dễ sinh ung thư vì trong ráng lông cỏ nhiều chất đã được chứng minh là gây ung thư.

Cần thu thập cây ráng lông trên các đồng cỏ, phơi khô và đốt. tránh các chất gây ung thư và chất độc trong ráng lỏng ngấm vào đất. vào nguồn nước sinh hoạt.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC