Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Trà Tiên

09:05 19/05/2017

Trà Tiên có tên khác: Tiến thực, rau húng lông, húng quế lông.

Tên nước ngoài: Green basil (Anh), basilic de poils (Pháp).

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Mô tả

Cây thảo nhỏ, sống lâu năm, cao chừng 50 cm. Thân và cành vuông, màu lục nhạt, có lông thưa. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 5-6 cm, rộng 2-3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, haí mặt dều có lông ở gân, mặt dưới dày hơn và có những điểm tuyến rất nhỏ và rõ. Vò lá thấy mùi sả.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành xim gồm nhiều hoa màu trắng xếp thành vòng rít sít nhau; đài mọc thõng xuống rồi cong lên, có ống ngắn hình chuông, 5 răng không đều, phủ đầy lông thô; tràng có ống cong và cánh tròn, chia 2 môi; nhị vượt ra ngoài ống tràng.

Quả bế nhỏ, dài, có đài tồn tại và 4 hạt màu xám đen. Mùa hoa quả : tháng 7-8.

Phân bố, sinh thái

Trong tổng số 150 loài thuộc chi Ocimum L., ở Việt Nam chỉ có 4 loài : 3 loài là cây trồng, trong đó có trà tiôn và 1 loài mọc tự nhiên. Về nguồn gốc, trà tiên có thể xuất xứ từ vùng Tây Á sau được trồng hoặc trở nên hoang dại hoá ở khắp các vùng nhiệt đới; cận nhiệt đói và ôn đới ấm. Từ trước 3000 năm trước Công nguyên, người ta đã đưa trà tiên từ Hy Lạp về trồng ở Ai Cập; đến thế kỷ 16 cây được du nhập vào nước Anh và đôn thế kỷ 17 mới sang châu Mỹ. Song hiện nay, Hoa Kỳ và các nước ở vùng Địa Trung Hải là những nơi sàn xuất nhiều tinh dầu trà tiên nhất) .

Ở châu Á, trà tiên cũng được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Indonesia, Philippin và Việt Nam. Ở Việt Nam, chưa xác định được trà tiên nhập trổng từ bao giờ. Chỉ biết cây có rải rác ở nhiều địa phương, nhất là các tỉnh phía nam, như Đắc Lắc, Kon Tum, Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh, Long An ... do cây trồng còn sót lại, có nơi nó đã trở nên hoang dại hoá.

Trà tiên là cây ưa sáng và ưa ẩm, sinh trưỏng mạnh trong mùa mưa. Cây trồng ở miền Bắc có hoa quả vào cuối mùa hè hoặc rải rác trong cả mùa thu; ở miền Nam cây ra hoa quả vào đầu mùa khô. Hạt tự phát tán xung quanh gốc cây mẹ, do quả già tự mở. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cách nhân giống bằng cành cũng là phương thức tạo thành cây con thế hệ mới.

Trà tiên có biên độ sinh thái rộng, có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu ôn đới ấm đến cả vùng nhiệt đới nóng và ẩm. Giới hạn về nhiệt độ của loài này từ 5 đến 30°c. Thời gian được chiếu sáng trong một ngày tối thiểu cần khoảng 5 giò hoặc 12 giô tuỳ từng loại giống. Ở Việt Nam, hiện có ít nhất 2 loại giống trà tiên dang được trồng. Do khả năng tái sinh chồi khoẻ, nẽn trong một vụ người ta có thể thu hoạch dược liệu nhiều lần.

Bộ phận dùng

Cành lá thu hoạch khi cây chưa có hoa hoặc đã có nụ hoa, dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô. Có thể cất lấy tinh dầu. Hạt thu hái khi quả chín.

Tính vị, công năng

Trà tiên vị cay, tính ấm, vào kinh phế và tâm có tác dụng phát hãn, giải biểu, khu phong, lợi thấp tán ứ, chỉ thống. Hạt có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng.

Công dụng

Toàn cây trà tiên được dùng làm thuốc chữa sốt cảm mạo phong hàn, làm ra mồ hôi, đau đầu, ho, bụng trướng, ăn không tiêu, phong thấp, đau nhức xương. Ngày 10 - 15g, cành lá phơi khô hãm uống, hoặc nấu nước uống. Dùng ngoài, trị rắn độc cắn, viêm da. Hạt trà tiên cũng được dùng như hạt é, khi gặp nước thì trương lên thành một lóp nhầy màu trắng bao quanh như hạt trân châu. Hãm hạt trà tiên, rồi thêm đường uống, để làm thuốc giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.

Ở Ấn Độ, dạng thuốc hãm hạt trà tiên dược dùng chữa tiêu chảy lâu ngày, lỵ, lậu, viêm thận, viêm bàng quang, trĩ, cơn đau sau khi đẻ với liều 4 - 12g. Hạt có thể giã nát, đắp chữa viêm tấy. Tinh dầu trà tiên được dùng trong công nghiệp hương liệu.

Bài thuốc có trà tiên

1. Chữa cảm cúm, sốt nhức đầu: Cành và lá trà tiên tươi 20 - 30g dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá cúc tần, lá bưởi, lá chanh, cành ngọn hương nhu, mỗi vị lOg, hãm hoặc sắc uống.

2. Chữa đau bụng, nôn mửa: Cành lá trà tiên phơi khô 10 - 20g, hãm uống.

3. Chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi: Nước ép lá trà tiên tươi trộn với nước ép vỏ trong của cây sổ xoan (Dilỉenia ovata Wall, ex Hook.), ngậm nhiều lần trong ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC