Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần V

Vuốt Hùm

09:05 20/05/2017

Vuốt Hùm  có tên Khác :Móc diều, móc mèo, trần sa lực, vân thực, nam là (Tày), lầu gáy piếu (Dao).

Tên Nước Ngòai :Bonduc nut, fever nut, physic nut, brazilian redwood, molucca bean (Anh); pois quénique, yeux de chat, cniquier (Pháp).

Họ :Vằng (Caesalpiniaceae).

Mô Tả

Cây nhỏ, mọc thành bụi dày. Thân cành mọc leo hoặc dựa, có gai sắc và lông ngắn màu vàng. Lá kép hai lần lông chim chẵn, cuống dài có nhiều gai và lông, mang 4-5 đôi cuống phụ, mỗi cuống phụ có 6 - 10 dôi lá chét; lá kèm hình dải hẹp.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm, cuống cụm hoa mập và phủ đầy gai nhọn; hoa màu vàng nhạt; đài 5 răng hàn liền ở gốc; tràng có 4 cánh hình trái xoan ngược có móng và một cánh thắt lại ở giữa; nhị 10, chỉ nhị có lông ở nửa dưới; bầu có gai. Quả hơi dẹt, phủ đầy gai; hạt gần hình cầu, có vỏ dày và cứng, màu đen. Mùa hoa quả: tháng 2 - 5.

Phân bố, sinh thái

Vuốt hùm là loài đặc hữu của khu vực Đông Dương, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và một phần ở phía nam Trung Quốc. Tuy nhiên, cây cũng có ở cả Thái Lan. Vuốt hùm là cây ưa sáng, chịu được khô hạn; thường mọc ở ven rừng thứ sinh, đồi cây bụi, bờ nương rẫy và các lùm bụi quanh làng ở vùng đồng bằng. Cây phân bố rải rác khắp các tỉnh từ vùng núi thấp đến vùng đổng bằng ven biển. Những tỉnh có nhiều cây vuốt hùm như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và các tỉnh khác ở miền Trung. Do cây có nhiều gai, nên đôi khi được nhân dân trồng làm bờ rào vưòn hoặc nương rẫy. Vuốt hùm ra hoa quả nhiều hàng năm. Khi quả già, vỏ quả khó, tự mở thành hai mảnh cho hạt thoát ra ngoài. Hạt nằm trên mặt đất suốt mùa đông và nảy mầm vào cuối mùa xuân. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa hè và có hoa quả vào mùa thu cùng năm.

Cây trồng được bằng hạt; song không có khả năng tái sinh (cầy chồi) nếu bị chặt phá nhiều lần.

Bộ phận dùng

Rễ, lá, thu hái quanh năm, hạt lấy ở quả già phơi khô.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng ức chếHBsAg: Nhân hạt vuốt hùm ở nồng độ rất thíp 0,15 - 1,5ịig/50inl có tác dụng ức chếkháng nguyên bề mặt vứu viêm gan B (HBsAg), dùng phương pháp ngưng kết hồng cầu thụ động ngược.

2. Tác dụng giảm đau: Bột vuốt hùm có tác dụng giảm đau và cầm máu.

Tính vị, công năng

Vuốt hùm vị đắng, hơi the, tính ấm, có tác dụng trừ hàn, trực ứ, giảm đau, sát trùng, giải độc. Hạt rất đắng có tác dụng tán ứ, giảm đau, khu thấp.

Công dụng

Rễ vuốt hùm thường được dùng chữa phong thấp, đau nhức xương, viêm ruột, kém ăn, kém ngủ. Lá dùng ngoài chữa đòn ngã, tổn thương, rắn cắn. Ngày 40 - 80 g sắc uống. Hạt chữa nón oẹ, lỵ, đái ra máu, thương hàn. Có tài liệu nêu, hạt vuốt hùm có chất bonducin có tác dụng chữa sốt rét. Ngày 8 - 12g, sắc uống.

Bài thuốc có vuốt hùm

1. Chữa đau nhức, kém ăn, mất ngủ: Rẻ vuốt hùm, ké hoa vàng, nhân trần, mộc thông, mỗi vị 20 g, sắc uống.

2. Chữa viêm đại tràng mạn tính: Rễ vuốt hùm 2 kg, vỏ rễ cây dâu 1 kg, rổ củ báoh bộ 1 kg. Tất cả thái nhỏ, sao vàng. Nấu với 2-3 lần nước rồi cô để được khoảng 1 lít cao lỏng. Thêm 0,5kg đường kính cô còn 1 lít. Để nguội. Thêm 250 ml rượu trắng vào. Uống mỗi lần 20 - 30 ml, ngày 2 lần, dùng nhiều ngày.

3. Chữa hoắc loạn (thổ tả): Hạt vuốt hùm (1 hạt), đốt tổn tính, tán bột, cho uống với nước (Nam dược thần hiệu).

4. Chữa thương hàn, sốt rét, đau bụng, đau lưng: Hạt vuốt hùm 8 - 12 g, sắc uống (Lĩnh nam bản thảo).

5. Chữa sâu răng, đau nhức răng: Rễ, lá hoặc ngọn non, rửa sạch, phơi khô, ngâm rượu khoảng 10 ngày. Ngậm 10 phút, rồi nhổ đi.

6. Chữa sưng tấy do đòn ngã, cììấn thương: Rỗ hoặc lá vuốt hùm 50g, ngải cứu 50g, huyết giác 50g, vỏ cây gạo 30g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, đắp, ngày 1 lẩn.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC