Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rau Má Nước

10:05 25/05/2017

Rau Má Nước có tên khác: Cây giấp suối, kim tiền thảo, phác đợt chừa (Tày).

Họ: Lá giấp (Saururaceae).

Mô tả

Cây thảo, cao 30 - 40 cm. Thân mọc bò, có khía dọc. Lá mọc so le, hình tim rộng, đầu tù hơi nhọn, phiến mềm, nhẵn, mép nguyên hơi lượn sóng, gân 5 tỏa từ gốc hình chân vịt, nổi rõ ở mắt dưới; cuống lá dài, phần đính vào thân có bẹ to và dài.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành bông, ngắn hơn lá; hoa nhỏ nhiều, màu trắng. 

Quả nang. Mùa hoa quả : tháng 5-7.

Rau má nước và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Ở Việt Nam, chi Gymnotheca Decne chỉ có một loài là rau má nước. Cây còn gặp ở Nam Trung Quốc và Lào. Rau má nước phân bố rải rác khắp các tỉnh ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, đôi khi thấy cả ở vùng núi thấp thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá. Đó là loại cây bán thủy sinh, thường mọc dọc theo các bở suối, kênh mương và bò ruộng nước... Rau má nước chịu được ngập nước dài ngày, ra hoa quả hàng năm, hạt phát tán theo dòng nước và có khả năng mọc chồi khỏe, kể cả khi bị cắt nhiều lần.

Bộ phận dùng

Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Công dụng

Rau má nước được dùng chữa đau bụng và tê thấp. Ngày dùng 6 - 12g cây tươi hay khô sắc uống. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét, giã cây tươi đắp hoăc nấu cao bôi. Lá dùng làm thuốc trị sốt.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC