Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Chè

08:05 20/05/2017

Tên đồng nghĩa: Thea sinensis Seem.

Tên khác: Trà, mạy chà (Tày).

Tên nước ngoài: Tea plant (Anh); arbre à thé, théier (Pháp).

Họ: Chè (Theaceae).

Mô tả

Cây nhỏ hay cây to, có kích thước lớn, có thể cao 8 - 10 m hoặc lớn hơn (ở trạng thái hoang dại) hoặc cây nhỏ có dáng thấp khoảng 1 m, tiện cho việc hái búp (gây trồng). Lá mọc so le, hình trái xoan, phiến dày và dai, gốc tròn hoặc thuôn, đầu nhọn thành mũi, mép khía răng rất đều, mặt trên xanh sẫm bóng.

Hoa mọc đơn độc hoặc 2-3 cái ở kẽ lá, màu trắng; lá bắc dễ rụng; đài có 5 răng không đều, hơi có lông; tràng có 5 cánh hoặc hơn, những cánh phía ngoài rất giống lá đài; nhị rất nhiều xếp thành 4-5 dãy, đính vào gốc tràng; bầu 3 ô, có lông.

Quả nang tròn, có 3 cạnh; hạt gần tròn đôi khi hơi nhăn nheo.

Mùa hoa quả: tháng 11-3.

Các giống phổ biến như chè núi hay chè tuyết, chè trung du, giống PH„ TB1! M đều được dùng với công dụng tương tự.

chè và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Camellia L. có khoảng 45 loài, thường là những cây bụi hay cây gỗ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở châu Á.

Bên cạnh cây chè là loài kinh tế nhất, còn một số loài được trồng làm cảnh, vì có hoa bền và đẹp; một số loài khác còn được trồng lấy hạt ép đầu, như c.oleífera Abel và c.sasanqua Thunb. ex. Murray.

Cây chè được trồng phổ biến hiện nay trên thế giới, có nguồn gốc ở vùng Assam (Ấn Độ). Cũng có giả thiết cho rằng cây xuất xứ từ vùng Vân Nam (Trung Quốc) và Bắc Việt Nam. Hiện nay, ở các địa điểm trên, vẫn có những quần thể chè mọc hoang dại. Ở Việt Nam, vùng Suối Giàng (tỉnh Nghĩa Lộ cũ) có những cây chè cổ thụ, gốc lớn tới 2 - 3 người ôm. Tháng 5 - 1992, trong một đợt điều tra cây thuốc ở dãy Hoàng Liên Sơn (tại xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), Nguyễn Tập và Đinh Văn Mỵ đã phát hiện một vùng ở độ cao khoảng 2200 m, có rất nhiều cây chè lớn, mọc hoàn toàn tự nhiên, có những cây đường kính thân tới 40 cm. Theo người dân địa phương, những cây chè này có từ xưa (không ai trồng); khi có dịp lên núi, họ vẫn lấy cành lá và búp non về làm trà uống.

Từ xa xưa, người Trung Quốc đã đưa cây chè vào trồng trọt, về sau, cây được phổ biến sang các nước khác. Ở Việt Nam, hàng trăm năm nay, cây chè vẫn được coi là một cây trồng truyền thống, mang tính đặc sản.

Chè là loại cây lúc nhỏ ưa bóng hay chịu bóng, sau trở nên ưa sáng. Tuy nhiên, để cây cho năng suất cao, trên nương chè, người ta thưòng trồng xen một số cây họ Đậu để vừa tạo bóng vừa làm màu mỡ thêm cho đất. Cây sống được trên nhiều loại đất, song thích hợp nhất là các loại feralit đỏ - vàng, vàng - đỏ hoặc trên đất bazan, hàm lượng mùn cao và hơi chua (plỉ : 5,2 - 5,6). Biên độ sinh thái của cây chè tương đối rộng, nhiệt độ tối thấp từ 5 - 6°c (về mùa đông) đến 34°c là nhiệt đối tối cao về mùa hè. Tuy nhiên, cây không chịu được điều kiện của sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm quá cao. Lượng mưa thích hợp khoảng 1600 - 2400 mm/năm và phân bố tương đối đều quanh năm. Chè không chịu dược ngập úng.

Cây chè sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa xuân - hè. Đến mùa đông cây sinh trưởng chậm hẳn lại. Nhìn chung, chè ra hoa quả nhiều hàng năm. Do thường xuyên bị hái búp và chặt tỉa bỏ cành già, nên cây chè trồng trên đồi ít thấy hoa. Chè có khả năng tái sinh vô tính cũng như hữu tính mạnh.

Cách trồng

Chè được trồng khắp nơi ở Việt Nam, nhất là ở các vùng đồi, núi thấp, tương đối bằng phẳng. Cây thích nghi với khí hậu nhiệt đới, ưa ánh sáng, chịu hạn. Chè không kén đất, đất đồng bằng, đất đồi gò ít sỏi đá, hơi chua đều trồng được. Nhưng chất đất, nhất là các yếu tố vi lượng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, hương vị của chè. Đây chính là nguyên nhân hình thành nên những vùng chè đặc sản nổi tiếng như Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ... Chè là một trong các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

Trước đây, chè được trồng từ hạt, nhưng từ vài chục năm trở lại đây, cây được trồng bằng cành giâm, nhất là đối với các giống chè đã chọn lọc và ở các vùng chè tập trung. Ở các hộ gia đình, do không có điều kiện giâm cành nên vẫn còn sử dụng cách gieo hạt. Hạt được gieo trong bầu vào tháng 2-3. Khi cây có 3 - 5 lá thật thì chuyển ra trồng trong vườn. Giâm cành được tiến hành vào 2 thời vụ : tháng 8 - 10 và tháng 12-1, trong đó tháng 8-10 cho kết quả tốt hơn. Cành giâm được xử lý bằng cách nhúng nhanh phần gốc vào dung dịch IBA hoặc NAA (6000 - 8000 ppm), giâm trong bầu chứa giá thể tươi xốp (đất + cát + phân) và đặt trong giàn che. Ở vụ thu đông, cành giâm ra rễ sau 30 - 35 ngày và ở vụ đông xuân sau 50 - 55 ngày. Cành giâm được nuôi dưỡng chăm sóc trong vườn ươm có giàn che đến mùa xuân năm sau thì đem trồng.

Ở nông thôn vùng đồng bằng, nhân dân có kinh nghiệm đảo đất vườn (lộn đất củ lên trên mặt), sau đó phủ một lớp bùn ao dày, để ải rồi mới trồng chè. Ở vùng đồi, đất thường được đánh luống theo đường đồng mức sau khi đã cày bừa và nhặt sạch cỏ dại. Cây con thường được trồng theo hốc với khoảng cách 1,2 x 1,2 m hoặc 1,5 x 1,2 m. Trước khi trồng, mỗi hốc được bón lót 10 - 15 kg phân chuồng mục, 1 - 2 kg lân và 0,5 - 1 kg kali. Trộn đều phân với đất, dặt cây giống, lấp đất và tưới nước. Có thể dùng rơm rác phủ xung quanh gốc cây để giữ ẩm.

Lá và búp chè thu hái quanh năm, trung bình sau 20 - 25 ngày thu một lứa, trừ mùa đông. Sau mỗi lần thu hái, cần làm cỏ, xới xáo, bón thúc. Các hộ gia đình ở đồng bằng thường dùng nước giải pha loãng để tưới cho chè. Ở những nơi trồng trên diện tích lớn, hiện nay phổ biến là dùng phân vi sinh và phân NPK tổng hợp. Để tiện cho việc thu hái, nhất là đối với cây trồng để thu búp, người ta thường tạo tán cây 0,8 - lm. Việc tỉa cành, tạo tán còn có tác dụng kích thích chè ra nhiều búp.

Chè có khá nhiều sâu bệnh hại, phổ biến là rệp, bệnh xoăn lá, cần định kỳ phun thuốc phòng trừ thích hợp.

Bộ phận dùng

Lá chè dùng tươi hay phơi khô và được chế biến thành chè xanh, chè đen.

Thành phần hóa học

Các thành phần quan trọng giúp phân biệt tính chất của "nưóc chè" gồm cafein, các polyphenol và tinh dầu. Các chất này kết hợp với những thành phần khác góp phần tạo ra những chất lượng khác nhau của các loại chè trên thị trường.

Phân tích lá chè tươi mọc ở Assam thấy có các polyphenol 22,2%, protein 17,2%, cafein 4,3% sợi 27,0%, bột 0,5%, đường khử 3,5%, pectin 6,5%, cao chiết bằng ether 2,0%, tro 5 - 6%.

Lá chè chứa caroten, riboflavin, các acid nicotinic, pantothenic và ascorbic, ngoài ra còn có malic và oxalic. Acid ascorbic có mặt trong lá chè tươi, bị phá hủy trong quá trình chế biến chè.

Trong chè tươi và chè đã chế biến đều có kaempferol và quercetrin (CA. 1937, 31, 1407) các chất theophylin, theobromin, xanthin, lypoxanthin, adenin, gôm, dextrin và inositol (CA.1948 (42) 6493).

Thành phần quan trọng trong chè xanh và chè đen là alcaloid có nhân purin, nhất là cafein. Sự phân bố của cafein trong các phần khác nhau trên cùng 1 nhánh như sau: lá thứ nhất và búp chè 4-7%, lá thứ hai 4 - 5%, lá thứ ba 3 - 7%, lá thứ tư 3% và cành 1,9% so với nguyên liệu khô. Thành phần cafein trong lá không bị thay đổi trong quá trình chế biến chè (The Wealth of India).

Các thành phần tanin (polyphenol) được coi là quan trọng thứ hai. Tanin của chè khác với "tanin" dùng trong kỹ nghệ. Nó là những thành phần polyphenol trung bình, được gọi là "tanin chè" gồm một số lượng nhỏ acid galic. Người ta đã phân lập từ chè xanh Nhật Bản 1. epicatechin, 1. galocatechin, ester galonyl của epicatechin.

Epicatechin và galocatechin cũng có trong các loại chè xanh của Ấn Độ, Srilanca và Java. Gần đây, người ta đã xác định các thành phần polyphenol trong chè bằng phương pháp sắc ký. Nhiều loại catechin đã được phân lập từ phân đoạn chiết bằng acetat etyl, gồm 1. galocatechin 3,2%, d, 1 galocatechin 5 - 8%, 1 epicatechin 3 - 2%, dl catechin 1 - 2%, 1 galocatechin galat 36,0% một dẫn xuất galoyl của 1 galocatechin thu được khi thuỷ phân acid galic và một galocatechin không có tính hoạt động quang học 4,7%, một 1 epicatechin galat 7,5%.

Các polyphenol là những thành phần chủ yếu biến đổi trong quá trình chế biến chè đen.

Tinh dầu cất được từ lá chè tươi vào mùa xuân là 0, 014% và mùa hè là 0,007%. Thành phần chủ yếu của tinh dầu từ chè xanh là (X, [3 hexenal, p, Ỵ hexenol và các alđehyd (CA. 1935, 29,8229). Ngoài ra, còn một lượng nhỏ butyraldehyd, isobutyraldehyd và iso valeraldehyd cùng vói n hexyl, benzyl, phenylethy alcol, geraniol, linalool, acetophenon và citral (CA. 1934 (28) 3178; 1936 (30) 6889; 1937 (31) 6814, 6815). Các acid có mặt trong tinh dầu chè xanh gồm acid acetic, propionic, butyric, valeric, caproic và palmitic.

Cắt kéo bằng hơi nước một loại chè đen từ Formosan thu được 0,003 - 0,006% tinh dầu gồm những thành phần là iso valeraldehyd a, p hexenal; iso butylaldehyd, benzaldehyd butylaldehyd, caproaldehyd, cresol p, Ỵ hexenol, linalool, và phenyl - ethyl, butyl; isobutyl, isoamyl, benzyl, hexyl và octyl alcol. Ngoài ra, còn terpenalcol, citronelol, geraniol - Trong phần acid có các acid propionic, butyric, isovaleric caproic, hexenoic, caprylic, palmitic, benzoic, phenyl acetic và salicylic.

Trong tinh dầu còn có methyl salicylat, mercaptan methyl và quinolin. (The Wealth of India). Theo (TDTH III 1010, II 1280, 1284) trong lá chè có cafein, theobromin, theophylin, xanthin, acid cafeic, astragalin, còn vitamin Bj, c, ergosterol, caroten. Tanin chiếm tỳ lệ Ị2% gồm galonyl - L - epigalocatechol, Theasapogenol A, B, c, D, E, Thea - foli saponin, Theaspừone.

Tinh dầu chủ yếu chứa Jasmon, fufuryl alcol, a muurolen, geranial, methyl phenyl carbinol, pyrol - 2 aldehyd methyl phenyl carbinol.

Lá chè còn có saponin triterpen các flavonoid, camelliasid A, B. Người ta cho rằng ionon làm cho chè có hương vị thơm.

Hạt chè: chứa albuminoid 8,5%, tinh bột 32,5% hyđrat carbon 19,9%, dầu béo 22,9% saponin 9,1% sợi 3,8% và chất vô cơ 3,3%.

Thành phần dầu của hạt chè gồm các acid béo palmitic 7,6%, stearic 0,8%, oleic 83,3%, linoleic 7,4%, myristic 0,3% và arachidic 0,6%.

Thành phần không xà phòng hóa là một chất kết tinh không màu theasin C2oH340, độ chảy 168 - 170°. (CA. 1949, 43, 1582).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống đái tháo đường: Ở chuột nhắt trắng, dùng alloxan sẽ gây thoái hóa tế bào tuỵ và gây hoại tử đảo tuỵ, kết quả là đường huyết tăng gấp đôi. Dùng chè với liều 10g/kg và dùng alloxan, đường huyết không tăng, chứng tỏ chè ức chế được sự tăng đường huyết do alloxan.

Trên thỏ bình thường, dùng chè với liều 1,5 g/kg, đưòng huyết giảm khoảng 50 - 60%.

2. Tác dụng trên thiamin (vitamin Bị): Dùng chè làm tăng chuyển thiamin thành thiamin pyrophosphat, kết quả là giảm lượng thiamin. Dùng nhiều chè làm thiếu thiamin trầm trọng ở một số người. Phải dùng thêm l0mg thiamin để giải quyết nạn thiếu thiamin khi dùng chè.

3. Tác dụng làm tăng tiêu hao năng lượng, kể cả năng lượng rút ra từ lớp mỡ dư ở người: Thử nghiệm lâm sàng trên thanh niên khỏe mạnh, tuổi khoảng 25, tít gầy đến hơi dư cân. Chế độ ăn chuẩn để duy trì số cân nặng. Thông số theo dõi là sự tiêu hao năng lượng, tức là số calo sử dụng trong 24 giờ (Tạp chí American Journal of clinical nutrition, số tháng 11 năm 1999). Kết quả là khi uống viên thuốc có chất chiết chè xanh, mức độ sử dụng năng lượng chung và năng lượng từ chất béo tăng hơn, so với khi chỉ uống 50 mg cafein hoặc uống thuốc vờ (placebo).

4. Tác dụng chống oxy hóa: Nghiên cứu của Đại học Scranton (Pensylvania, Mỹ, 1995 - 1996) cho biết các chất trong chè có khả năng chống oxy hóa. Hoạt lực của hai chất catechin và ba chất flavonol trong chè mạnh hơn vitamin E gấp từ 1,3 đến 32 lần. Nồng độ ức chế 50% tác dụng chống oxy hóa của vitamin E là 2,4 micromol (mcM); của epigalocatechin là 0,075 mcM, mạnh gấp 32 lần vitamin E ; của epicatechin là 0, 187 mcM, gấp 12,8 lần; của kaempferol là 1,820 mcM gấp 1,3 lần, của myricetin là 0,477 mcM gấp 5 lần và của quercetin là 0,245 mcM gấp 9,8 lần.

5. Tanin trong chè có tác dụng làm các gai lưỡi se lại: Trong ống tiêu hóa, niêm mạc tiếp xúc với tanin của chè sẽ làm giảm hấp thu nhiều chất khác như sắt, calci và dễ dẫn đến táo bón. Đặc tính này được lợi dụng để chữa tiêu chảy, và thường dùng loại chè mạn hoặc chè đen là loại đã ủ kỹ, nhiều thành phần khác trong chè đã biến chất, còn lại chủ yếu là tanin.

6. Cafein, theophylin, theobromin trong chè có tác dụng kích thích thần kinh, kích thích não, tăng cường sức làm việc của trí óc và cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hòa nhịp đập của tim, lợi tiểu và kích thích ăn ngon.

7. Hàm lượng fluor khá cao trong chè làm tốt răng.

- Chè tươi, có vitamin C cao, giúp tăng sức đề kháng, chống bệnh tật.

- Một số chất có tác dụng kiểu vitamin P giúp sức cho các mạch máu, làm bền vững thành mạch.

Tính vị, công năng

Chè có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát, vào kinh can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt, xây xẩm, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ.

Công dụng

Chè được dùng trong các trường hợp tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ, sốt, khát nước, tiểu tiện không lợi, ngộ độc rượu. Dạng dùng thông thường là lá chè tươi nấu nước uống, hoặc dùng chè khô hãm nước sôi uống.

Dùng ngoài, nước chè đặc rửa vết thương, vết bỏng hoặc lở loét, rồi đắp bằng lòng trắng trứng, làm se da và chóng lên da non.

Tuy nhiên, chè cũng có thể gây tác hại như sau:

- Như phần tác dụng dược lý đã nêu, chè làm giảm thiểu lượng thiamin trong cơ thể, gây ra thiếu thiamin trầm trọng ở một số người.

- Nếu sử dụng lâu dài với liều cao, chè có thể gây nhiễm độc mạn tính, biểu hiện là mất ngủ, gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, rối loạn thần kinh.

- Chè gây khó ngủ, nếu uống vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.

- Chè gây kích thích thần kinh.

Bài thuốc có chè

1. Chữa tiêu chảy, kiết lỵ:

- Búp chè, búp ổi mỗi thứ một nắm, sao vàng, sắc uống.

- Chè hương khô để lâu ngày, nhai một nắm, nuốt nước, hoặc dùng 50g (có thể thêm 5g cam thảo), sắc đặc uống. Dùng 3-5 ngày.

2. Chữa phù thũng:

Chè tươi 300g nấu nước uống, mỗi ngày 2-3 lít. Dùng 3-4 ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC