Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đài Hái

10:08 03/08/2017

Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn.

Tên đồng nghĩa: Hodgsonia capniocarpa Ridley

Tên khác: Dây hái, cây mỡ lợn, mướp rừng, dây beo, dây sén, mác kinh (Tày).

Họ: Bí (Cucurbitaceac).

Mô tả

Dây leo, dài đến 10m. Thân khoẻ, phân nhiều nhánh. Tua cuốn mập, chẻ đôi. Lá mọc so le, 3-5 thuỳ, loại 5 thuỳ nom như hình bàn tay, dài và rộng 15- 25cm, gốc hình tim, đầu tù hơi nhọn, gân lá 3-5 hình chân vịt, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá dài, có rãnh; lá kèm hình tam giác.

Hoa đơn tính, hình ống hẹp; hoa đực hợp thành chùm, ống đài màu đỏ, thuỳ màu nâu nhạt, tràng có 5 cánh dính nhau 1/3 ở họng, đầu cánh có phần phụ hình sợi dài, nhị dính thành hình đầu; hoa cái mọc riêng lẻ ở kẽ lá, gần giống hoa đực, bầu hạ, hình cầu, 1 ô.

Quả hình cầu, to bằng quả bưởi, có cạnh mờ, thịt màu trắng; hạt to, dẹt và khum, có nhân chứa nhiều dầu.

Mùa hoa : tháng 5-7, mùa quả : tháng 9-1

Đài hái và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Hodgsonia Hook. f & Thom, chỉ có hai loài, trong đó có đài hái, phân bố từ vùng Đông-Bắc Ấn Độ đến Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam và một phần ở Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, đài hái mọc rải rác ở các tỉnh miền núi : Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và Gia Lai. Cây thường leo lên các cây gỗ hoặc cây bụi ở ven rừng ẩm, nhất là dọc theo thượng nguồn các bờ sông, suối, độ cao thường dưới l000m. Ở một vài nơi thuộc tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, nhân dân trồng đài hái ở vườn nhà, để lấy hạt ăn.

Đài hái là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và thường chỉ mọc ở nơi đất còn khá màu mỡ. Cây ra hoa nhiều hàng năm, song mỗi dây lớn thường chỉ có 5-6 quả, đôi khi 10 quả. Những năm gần đây, nạn phá rừng đã làm cây trở nên hiếm dần. Cần có kế hoạch tuyên truyền để nhân dân trổng thêm.

Bộ phận dùng

Thân, lá, thu hái quanh năm. Hạt lấy ở những quả già.

Thành phần hoá học

Nhân hạt đài hái (chiếm 33% hạt) chứa protein 21,5%, dầu béo 66,5%. Dầu béo có các hằng số lý hoá như sau : Dj55 0,907; nỏ° 1,4613; chỉ số acid 3,6; chỉ số xà phòng 201,2; chỉ số iod 67,1. Các acid béo trong dầu là acid myristic 0,6%, acid palmitic 37,3% acid stearic 8,7%, acid arachidic 0,8%, acid oleic 27,1%, acid linoleic 24,6%, acid hexadecenoic 0,9%. Dầu béo được dùng làm thuốc tại Borneo.

Theo cuốn "Thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam", 1995, l00g phần ăn của nhân đài hái chứa 20,0g protein toàn phần, lipid 38,0g, glucid l,2g, celulose 3,4g, Ca 66,0g, p 440,0g, Fe 3,lg.

Tính vị, công năng

Nhân hạt đài hái có vị đắng, ngọt, béo, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt và sát trùng.

Công dụng

Nhân hạt đài hái ít được dùng làm thuốc trực tiếp, mà thường thay lạc để nấu xôi, hoặc rang giòn, giã với muối như muối lạc, muối vừng. Dầu hạt để nhuận tràng, thông đại tiện, mỗi lần uống 2-4 ml, dùng 3-4 lần, dùng bôi ngoài chữa rôm sẩy, lở ngứa, bỏng, sưng vú. Nước ép thân lá có tính chất kháng sinh, chữa loét mũi, cảm sốt.

Bài thuốc có đài hái

1. Chữa cảm sốt, ngộ dộc:

Dây đài hái phối hợp với sắn dây, tía tô, củ gấu, dành dành, tinh tre. sắc uống (Nam dược thần hiệu).

2. Chữa sưng vú :

Lá địa liền, đốt cháy, lấy than trộn với dầu đài hái và dầu dừa, rồi bôi lên chỗ bị sưng.

3. Chữa loét mũi :

Thân, lá dài hái, ép lấy nước nhỏ vào chỗ loét. Hoặc lá phơi khô đốt lấy khói xông vào mũi.

4. Phòng bệnh sau khi đẻ :

Xoa dầu đài hái lên bụng phụ nữ mới đẻ, kết hợp với uống nước sắc gừng (Kinh nghiệm của Indonesia).

 

Có thể bạn quan tâm:

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC