Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tía Tô

16:05 15/05/2017

Tía Tô có tên đồng nghĩa: Perilla ocymoides L.

Tên Khác: Tử tô, hom tô (Thái), phjăc hom đeng, phàn cưa (Tày), cần phân (Dao).

Tên nước ngoài: Perilla, purple common perilla (Anh); pérille (Pháp).

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 0,5 - lm.'Thân vuông, mọc đứng, phân cành nhiều, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 2 - 3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng và uốn lượn, mặt trên xanh lục, mặt dưới màu tía, có khi cả hai mặt đêu tía, có lông; cuống lá dài. Khi vò ra, lá có mùi thơm đặc biệt.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, dài 6-20 cm; lá bắc hình mác, dài hơn hoa; hoa nhỏ, màu trắng hay tím; đài hình chuông, phình ở phía dưới, môi trên cụt, 3 răng bằng nhau, ngắn, môi dưới 2 răng; tràng có ống hình chuông, có lông ở mặt ngoài, gồm 5 cánh; nhị 4, ẩn trong tràng, chỉ nhị ngắn, nhẵn, đính ở 1/3 phía trên ống tràng, bao phấn hình mắt chim, lúc đầu song song sau chẽ ra; bầu có vòi nhụy xẻ đôi.

Quả bế, hình cầu, dưòng kính 1 mm, màu nâu sáng. Mùa hoa quả : tháng 5-8.

Còn có loài tía tô lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciiúata) có giá trị sử dụng cao hơn.

Cây dễ nhầm lẫn: Cày cọc giậu (Perilla ocymoides L. v;ư. purpurascens Hay.) không có mùi thơm của tía tô.

Phân bố, sinh thái

Chi Perilla L. có một loài ở châu Á. Nguồn gốc có thể từ vùng núi của Ấn Độ và Trung Quốc, sau được nhân trồng khắp nơi ở châu lục. Cây cũng được trồng ở vùng có khí hậu ôn hoà của châu Âu. Ở Mỹ và Ukrain còn thấy cây mọc trong trạng thái hoang (tại PROSEA; 1999; No 13 - Spice; 166 - 170).


Ở Việt Nam, theo Vũ Xuân Phương (2000), chi Perilla L. hiện có 3 taxon : p. frutescens (L.) Britt. là câv mọc hoang (lại ở các tỉnh miền núi phía bắc (Lào Cai, Lạng Sơn, Iloà Bình...) và hai dưới loài. Tía tô trồng gồm rất nhiều giống khác nhau.

Tía tô là cây ưa sáng và ưa ẩm; thích nghi với những vùng khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 23°c. Ở những vùng có khí hậu nhiệt đới điển hình như ở các tỉnh phía nam, cây thường chỉ trồng được vào mùa mưa. Tía tô ra hoa kết quả nhiều. Sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, (lốn mùa mưa ẩm năm sau mới nẩy mầm. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng rau gia vị nhiều, nên ở vùng ngoại thành Hà Nội, người ta có thể trổng tía tô gần như quanh năm. Ở Hàn Quốc, Nhât Bản và Trung Quốc, tía tô được trồng dến hàng chục ngàn hecta đe thu hoạch hạt cất tinh dầu.

Cách trồng

Tía tô dược trồng khắp nơi làm gia vị và làm thuốc. Cây được nhân giống bằng hạt. Đối với cây dể làm giống thu hạt, chỉ nên hái lá 1 - 2 lần, rồi bón thúc dể có nhiều hoa và hạt chắc. Khi quả chín, cắt cả cây hoặc cành phơi khô, clập lấy hạt. Hạt có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vườn ươm vào mùa xuân. Đất trồng tía tô tốt nhất là đất phù sa. Cần làm kỹ lên luống cao 15-20 cm, rộng 70 - 90 cm, rãnh luống rộng 25 - 30 cm.

Cây tía tô chịu hạn kém, cần tưới đủ nước; thiếu nước, lá bị xoăn và nhỏ. Để lấy lá, cần bón nhiều đạm cho cây. Có thể dùng nước phân chuồng, nước giải, đạm pha loãng tưới hàng tuần vào gốc cây, nhất là sau mỗi lần thu hái. Nếu lấy hạt, cần bổ sung thêm lân. Tía tô ít bị sâu bệnh.

Bộ phận dùng

Lá (tô diệp), thân (tô ngạnh) và quả (tô tử). Các bộ phận dược thu hái về, phơi trong râm mát hay sấy nhẹ cho khô đổ giữ nguyên mùi vị.

Tác dụng dược lý

Tinh dầu tía tô có tác dụng kháng khuẩn in vitro đối với các vi sinh vật sau đây theo thứ tự hoạt tính giảm: tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn lao, Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, liên cầu tan máu, trực khuẩn lỵ Shiga, Salmonella typhi, Proteus vulgaris, Candida albicans, trực khuẩn coli, phế cầu. Đồng thời, nó có tác dụng diệt amip lỵ với nồng độ ức chế thấp nhất là 1/1.280. Dịch chiết methanol có tác dụng kháng nấm Candida albicans. Một hoạt chất kháng khuẩn và kháng nấm là perillaldehyd citral.

Tía tô có tác dụng gây trấn tĩnh, hạ nhiệt, làm toát mồ hôi, ức chế co thắt cơ trơn ruột gây bởi histamin và acetylcholin, và gây cảm ứng đối với interferon. Hạt tía tô chứa chất có hoạt tính chống oxy hóa. LD50 của cao chiết từ tía tô tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng là 1.000 mg/kg. Tía tô chứa furanyl ceton, đặc biệt perilla ceton, là chất gây phù phổi nên có thể có nguy hại cho gia súc ăn cỏ lẫn tía tô và cho sức khỏe của người khi dùng nhiều.

Một bài thuốc gồm tía tô và 7 dược liệu khác đã được áp dụng diều trị sẩy thai liên tiếp cho 31 bệnh nhân. Kết quả đã có tác dụng giữ thai trên 93,7% số người điều trị. Một bài thuốc khác gồm tía tô và 4 dược liệu khác đã được áp dụng điều trị cảm cúm và đạt kết quả tốt 64,8%, trung bình ở 26,4% và không kết quả ở 8 8% số bệnh nhân.

Tác dụng chống dị ứng của luteolin có trong các loài Perilla được nghiên cứu trên các mô hình dị ứng thực nghiệm trên động vật gậm nhấm. Luteolin ức chế phản ứng da gồm hai giai đoạn (giai đoạn phản ứng tức thì, và giai đoạn phản ứng chậm), trung gian bởi kháng thể IgE ở chuột nhắt trắng. Tuy vậy, luteolin không ảnh hưởng đến phản ứng da gây bởi yếu tố hoạt hóa tiểu cầu. Trong một nghiên cứu in vitro, luteolin ức chế sự giải phóng histamin trung gian bởi IgE từ dưỡng bào tủy xương và dưỡng bào phúc mạc chuột cống trắng nuôi cấy. Luteolin cũng ức chế sự sản sinh TNF - a (yếu tố hoại tử u - a) và IL 6 (interleukin - 6) từ dưỡng bào tủy xương chuột cống trắng nuôi cấy.

Trong nghiên cứu về tác dụng ức chế của cao tía tô và những thành phần phenolic trên sự tăng sinh tế bào màng nâng cuộn mao mạch nuôi cấy của chuột gây bởi cytokin, dã nhận xét thấy cao tía tô ức chế sự tổng hợp DNA của tế bào màng nâng cuộn mao mạch dược kích thích bởi yếu tố sinh trưởng từ tiểu cầu 10 mg/ml, hoặc yếu tố hoại tử u - a (100 U/ml). Các thành phần hoạt chất được phân lập từ cao tía tô là acid caffeic, methyl caffeat, acid rosmarinic và lutein - 7 - 0 - glucuronid - 6" - methyl ester. Trong các flavonoid phân lập từ tía tô, luteolin có hoạt tính chống tăng sinh mạnh nhất. Tính vị, công năng Tía tô có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng phát tán, phong hàn, hàah khí, hóa trung.

Công dụng

Lá tía tô được đùng chữa cảm mạo, không có mô hôi, phong hàn, ho nhiều đờni, ngạt mũi, nhức đầu, tiêu hóa kém, nôn mửa, đau bụng, động thai, ngộ độc. Cành tía tô có tác dụng như lá nhưng kém hơn. Hạt tía tô chữa ho có đờm, hen suyền, tê thấp. Liều dùng ngày 3 - lOg lá và hạt, 6 - 20g cành, dạng thuốc sắc và xông. Có thể uống nước hãm 15 - 20g lá tươi, hoặc thái nhỏ 10 lá tươi trộn vói cháo nóng ăn.

Kiêng kỵ : ho khan, ho ra máu không dùng.

Theo y học cổ truyền của Trung Quốc, lá tía tô có tác dụng làm toát mổ hôi và trừ hàn, điều hoà chức năng dạ dày, chữa cảm hàn với ho và nôn, nôn do thai nghén, tiêu chảy, ngộ độc cua cá. Liều 5 - 9g. Thân tía tô điều hoà lưu thông khí, làm giảm rối loạn chức năng dạ dày, giảm đau, phòng ngừa sẩy thai. Chủ trị : tức thở ở ngực và đau vùng thượng vị với cảm giác nóng, nôn, đe dọa sẩy thai. Liều 5 - 9g. Quả tía tô làm giảm khó thỏ và giảm ho, trừ đờrn, làm thư giãn ruột. Chủ trị : ho và khó thở do ứ trệ đờm, táo bón. Liều 3 - 9g.

Ở Ấn Độ, tía tô được coi như có tác dụng an thần, chống co thắt, làm toát mồ hôi, chữa nhức đầu và rối loạn hoạt động tử cung. Ở Nhật Bản, tía tô cũng được dùng làm thuốc ra mồ hôi, giải biểu, hành khí, giải độc tôm cá.

Bài thuốc có tía tô

1. Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi, nhức mỏi:

a)  Lá tía tô, cây cà gai leo, hương phụ, mỗi vị 80g; trần bì 40g. Tán bột, uống mỗi ngày 20g.

b) Tía tô, nhân sâm, tiền hồ, cát căn, bán hạ, phục linh, mộc hương, mỗi vị 2,8g; trần bì, cát cánh, cam thảo, chỉ xác, mỗi vị 2g; gừng 3 miếng, táo 2 quả. sắc và chia 3 lần uống trong ngày.

c) Tía tô 15g; vỏ quýt để lâu, hương phụ, gừng sống, hành trắng cả cây, mỗi vị 8g. sắc uống lúc thuốc còn nóng. Dùng ngoài lấy 1 củ gừng giã nhỏ, chưng nóng, gói vải xát 2 bên gáy và dọc xương sống.

d) Tía tô 15g; kinh giới, hương nhu, vỏ quýt, cúc tần, mỗi vị lOg; gừng tươi 3 miếng, sắc uống. Nếu nhức đầu, thêm mạn kinh tử 12g, bạch chỉ 8g.

e) Tía tô, kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, cát căn mỗi vị 20g; cúc hoa, địa liên mỗi vị 5g. Dùng dạng thuốc bột hoặc viên, mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 4 - 6g

f) Tía tô 20g, bạc hà 40g; cối xay, lá tre, kinh giới, mỗi vị 20g. Dạng thuốc bột hoặc viên. Ngày 2-3 lần, mỗi lần 3 - 4g.

g) Viên cảm hương tô : trong 1 viên có tía tô 0,263g, hương phụ 0,187g, bạch chỉ 0,150g, trần bì 0,075g, cam thảo 0,075g.

h) Tía tô, sinh dịa, mỗi vị 12g; khương hoạt 8g, xuyên khung 6g; độc hoạt, hương phụ, phòng phong, mỗi vị 4g; thăng ma, cát căn mỗi vị 3g; cam thảo 2g, gừng sống 3 lát, hành trắng một túm. sắc uống.

i) Viên cảm Tô hà trong 1 viên có tía tô, bạch chỉ, bạc hà, xuyên khung, mỗi vị 0,06g, analgin 0,10g.

2. Chữa ho đờm :

a) Tía tô 120g, vỏ quýt 160g. sắc 1/2 rượu, 1/2 nước, uống làm 2 lần.

b)  Hạt tía tô, hạt cải bẹ, mỗi vị lOg, tán bột uống hàng ngày với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng sao, làm thang.

c) Sirô ho : Cao tía tô 2/1, 15g; cao chỉ xác 2/1, 15g; cao húng chanh 2/1, 15g; sirô đơn vừa đủ lOOg, cồn vỏ cam tươi vừa đủ cho thơm. Người lớn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 30 ml, trẻ em mỗi lần 10 ml, uống sau bữa ăn.

3. Chữa ho suyễn, khí đoản, ngực đầy tức :

a)  Tô tử, bán hạ, mỗi vị lOg; đương quy 8g; cam thảo, nhục quế, mỗi vị 6g; tiền hồ, hậu phác, tô diệp, mỗi vị 4g; gừng tươi 2 lát, đại táo 1 quả. sắc uống ngày một thang.

b) Tô tử lOg, bạch giói tử 8g, lai phục tử 8g, đường phèn vừa đủ. sắc các dược liệu, cho đường vào nưóc sắc, uống nóng, ngày một thang.

c) Tô tử, hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 12g; phòng phong 8g. Sắc uống ngày một thang.

4. Chữa sốt xuất huyết: Tía tô 15g, rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, bông mã dề 20g. Giã lấy nước uống hoặc sắc uống. Có thể dùng bài thuốc này để phòng bệnh.

5. Chữa đau bụng, lỵ, tiêu chảy :

a) Tía tô, hoắc hương, gừng sống sắc làm thang uống với thuốc hoàn gồm: hoắc hương, củ gấu, trần bì, hạt cau, lá sắn thuyền, hạt vải, lá sung, vỏ chân chim, mộc hương nam, seo gà, vỏ duối, thanh ngâm (lượng bằng nhau), bọc hoàn bằng bột chàm. Bài thuốc này có thể chữa sốt rét.

b) Tía tô 12g, rau sam 20g, cỏ sữa 16g; cam thảo đất, cỏ mần chầu, kinh giới, mỗi vị 12g. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 - 12g, dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc hoàn. Nếu bệnh cấp có thể sắc uống.

c) Tía tô sắc uống với vỏ quýt, vỏ vối, vỏ rụt, thanh bì, sa nhân, thần khúc, mạch nha, mỗi vị 2g, tán nhỏ viên với mật, mỗi lần uống 4g (đặc trị trẻ bị tiêu chảy).

6. Chữa trúng độc do ăn cua cá, trướng đầy :

a) Lá tía tô lOg sắc uống nóng, hoặc lá tươi giã vắt lấy nước uống.

b) Lá tía tô lOg, sinh khương 8g, sinh cam thảo 4g, nước 600 ml. sắc còn 200 ml, chia 3 lần uổng lúc nóng.

7. Chữa bụng đau nhói : Tía tô 3 lá, muối 2g, sắc nước uống với thuốc hoàn gồm củ nghệ, củ gấu (lượng bằng nhau) và ít cam thảo.

8. Chữa trẻ ăn, bú không tiêu Tía tô sắc uống với hương phụ 40g; sa nhân, trần bì, tain lăng, nga truật, mạch nha, thần khúc, mỗi vị 20g, tán nhỏ, làm thành viên bằng hạt đỗ xanh, mỗi lần 20 viên.

9. Chữa đau quặn bụng : Tía tô sắc uống với bạch đậu khấu, sa nhân, thanh bì, hương phụ, nga truật, cam thảo (lượng bằng nhau) tán nhỏ.

10. Chữa trẻ em phong đờm lên kinh : Tía tô 5 lá, củ chóc nưống 2 - 3g, gừng sống 4 miếng, sắc rồi hoà ít mật lợn uống.

11. Chữa phụ nữ có thai đau bụng, động thai:

a) Tía tô 8g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g; đại phúc bì, đương quy, mỗi vị 8g, xuyên khung 6g; cam thảo, thông bạch, mỗi vị 4g. sắc uống trong ngày.

b) Lá tía tô, sắc uống với thuốc bột: hương phụ, sa nhân (lượng bằng nhau) mỗi lần 4 - 8g.

c) Tô tử 15g, đương quy lOg; đại phúc bì, nhân sâm, xuyên khung, trần bì, bạch thược, mỗi vị 7g; cam thảo 3g, hành tăm 3g, gùrng tươi 4 lát. sắc uống lúc đói.

d) Cành tía tô, cát căn, mỗi vị 12g. sắc uống.

e) Tía tô 16g, củ gai 20g, tang kỳ anh 16g, thục địa 12g, đương quy lOg, ngải diệp 8g, hoàng cẩm 8g, cam thảo 4g. sắc uống.

12. Chữa sưng vú :

a) Tía tô lOg, sắc nước uống, bã đắp vào vú.

b) Cành tía tô 12g, củ gai 12g, ngải cứu 1 nắm, cỏ nhọ nồi 1 nắm, trắc bách diệp sao cháy đen 1 nắm. Sắc dặc uống 1 lần.

13. Chữa dị ứng, mẩn ngứa, mày đay :

a) Tô diệp 16g, kinh giới lOg, gừng tươi 8g, cam thảo 6g. Sắc khoảng 15 phút, uống lúc nóng.

b) Lá tía tô 1 nắm giã vắt lấy nước cốt uống, bã xát vào chỗ ngứa. Kiêng dầm nước và ra gió.

14. Chữa tổ đỉa: Lá tía tô tươi vò xát ngày 2-3 lần, liên tục đến khi mụn khô hêì ngứa, rổi rụng vẩy. Đối với mụn to, dùng sợi chỉ thắt chân mụn thật chặt để mụn không phát triển, rồi dùng lá tía tô xát hàng ngàv, liôn tục trong vài tuần lỗ. Khi bên trong lên da non, ngoài mụn khô cứng, mất cảm giác, mụn sẽ tróc bất ngờ. Sau dó còn cảm giác ngứa trong da thịt, nhưng kiêng gãi chỉ lấy khăn nhúng nước sôi chườm để bớt ngứa chưòm nhiều lần sẽ hết ngứa và khỏi hẳn.

15. Chữa mụn nhọt sưng tẩy : Rễ tía tô, lá thanh yên giã nát, chế với giấm chưng nóng đắp.

16. Chữa nhọt vỡ làu ngày không liền miệng : Lá tía tô, lá chanh, lá thanh vén, lá lốt, lá ráy lượng bằng nhau, giã nhỏ. Lấy phần bên trong của vỏ cây chanh phơi khô giã thành bột mịn rắc, rồi gói các vị thuốc trên vào lá chuối tiêu, dùi lỗ đắp và băng lại. Mỗi ngày đêm thay thuốc một lần.

17. Chữa sưng tấy do ngã : Lá tía tô sắc với đồng tiện, uống nóng.

18. Chữa rắn cắn: Lá tía tô, lá rau sam dùng tươi, giã lấy nước cốt uống, bã đắp.

19. Chữa mày đay : Tử tô 12g; kinh giới, ké dầu ngựa, ý dĩ, mỗi vị 16g; phòng phong, đan sâm, mỗi vị 12g; bạch chì, quế chi, mỗi vị 8g; gừng sống 6g. sắc uống trong ngày.

20. Chữa suy nhược thần kinh : Tô ngạnh 8g; câu dằng, thảo quyết minh, cam thảo dây, mỗi vị 12g; cúc hoa, hương phụ, chỉ xác, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

21. Chữa ho gà giai đoạn đẩu: Lá tía tô 12g, cam thảo dây 10g; lá hẹ, lá xương sông, mỗi vị 8g; vỏ quýt 6g, gừng 2g. sắc uống ngày một thang.

22. Chữa viêm phổi trẻ em:

a) Thể phong hàn : Tử tô 6g; kim ngân hoa, bồ công anh, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 12g; bách bộ, tang bạch bì, trần bì, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.

b) Thể phong nhiệt : Tử tô 8g; sài đất, thạch cao, mỗi vị 20g; kim ngân hoa 16g, lá tre 12g; hoàng liên, tang bạch bì, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

23. Chữa viêm cầu thận cấp tính : Lá tía tô 12g; cam thảo đất, bông mã dề, mỗi vị 20g; cát căn, hành tăm, mỗi vị 12g; lá chanh l0g, lá tre 8g, gừng tươi 2g. sắc uống ngày một thang.

24. Chữa bể kinh :

a) Tô ngạnh 8g; đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; xuyên khung l0g; quế chi, bạch chỉ, uất kim, nga truật, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang. 

b) Tô ngạnh 8g; xuyên khung, ngưu tất, mỗi vị 12g; hương phụ, trần bì, ô dược, nga truật, uất kim, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

25. Chữa phù khi mang thai:

a) Do thận dương hư : Tô ngạnh 8g; bạch truật, mộc qua, mỗi vị 12g; phục linh, trư linh, trạch tả, trần bì, dại phúc bì, tang bạch bì, mỗi vị 8g; binh lang, sa nhân, mộc hương, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.

b) Do khí trệ : Tử tô, hương phụ, trần bì, ô dược, mộc qua, mỗi vị 8g; cam thảo 4g, siah khương 2g. sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC