Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nhũ Hương

09:05 25/05/2017

Pistacia lentiscus L.

Tên khác: Dương nhũ hương.

Họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 3 - 5m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, gồm 9 - 15 lá chét mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc tròn, đầu tù, mép khía răng không đều.

Cụm hoa mọc ỏ ngọn thân, cành, ngắn hơn lá, thành chùm chùy gồm nhiều hoa nhỏ đơn tính; hoa đực màu vàng lục; hoa cái màu lục nhạt.

Quả hạch, khi chín màu da cam.

Toàn cây có nhựa.

Nhũ hương và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Cây nhũ hương phân bố rải rác ở Trung Quốc, chưa phát hiện được ở Việt Nam.

Bộ phận dùng

Nhựa dầu

Thành phần hóa học

Nhựa dầu của loài Pistachio lentiscus khi mới trích có mầu vàng nhạt, trong, để lâu chuyển sang đục, mùi thơm, vị dễ chịu. Thành phần gồm a - masticoresen 30%, p - masticoresen 20%, acid a - inasticonic 20%, acid p - masticonic 18%, các acid a' và P' masticonic 4%, acid masticolic 0,5%, tinh dầu 2% với thành phần chính là a - d - pinen (The Wealth of India VIII, 1969).

Theo Dược điển Việt Nam III, 2002, nhũ hương là chất gồm nhựa lấy từ cây nhũ hương (Boswellia carterii Biraw) và một số loài khác cùng chi. Thành phần gồm nhựa, gôm và tinh dầu. Nhựa có các acid a - boswelic và p - boswelic. Gôm có acid arabic, bassorin. Tinh dầu có a - camphoren aldehyd, cuminaldehyd, D -methylacetophenon...

Tính vị, công năng

Nhũ hương có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, có tác dụng điều khí, hoạt huyết, chỉ khái, lợi niệu.

Công dụng

Nhũ hương thường được chế cao dán gồm nhũ hương, hoàng liên, hoàng cầm, khổ sâm, hạt xà sàng, đại hoàng, khô phàn (phèn chua đã phi lên)... Tất cả tán thành bột mịn, nấu với mỡ lợn thành cao, phết lên giấy bản, rồi dán lên nhọt, đặc biệt là nhọt bọc lâu ngày, hoặc nhọt lặn chỗ này lại xuất hiện chỗ khác, các hạch hoặc chỗ sưng đau để tiêu độc.

Theo "Dược tài Đông y" (Trung Quốc), nhũ hương được dùng để trừ khí độc, lên sởi bị nhiễm độc, đau bụng. Ngày uống 0,5 - 2g.

Theo tài liệu Ấn Độ, nhũ hương khi uống sẽ xuất tiết qua đường hô hấp và tiết niệu, nên có tác dụng chữa viêm phế quản, ho, bí tiểu tiện. Nhũ hương chế thành thuốc ngậm chữa viêm miệng áp tơ, sâu răng, chống mùi hôi ở miệng. Nhũ hương còn được dùng trong khoa răng. Nhũ hương (2 phần) hòa tan trong (một phần) chloroform hoặc ether, rồi lấy, hàn vào chỗ răng sâu, vừa bảo vệ răng, vừa làm thơm miệng.

Dung dịch cồn nhũ hương có tác dụng cầm máu ở những vết đỉa cắn. Nhũ hương còn được dùng trong công nghiệp chế verni.

Bài thuốc có nhũ hương

Chữa đau răng:

Nhũ hương (4 phần), hạt tiêu (4 phần), gừng khô (3 phần), rễ vân mộc hương (4 phần), hạt mùi (5 phần) hạt thìa là (5 phần), đảm phàn (CuS04) (2 phần) lục phàn (FeS04) (2 phần), muối ăn (4 phần). Tất cả phơi khô tán thành bột mịn, làm thành bột nhão và đắp vào chỗ răng đau.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC