Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bản Lan Căn

14:05 26/05/2017

Isatis indigotica L.

Tên đồng nghĩa: Isatis tinctoria L.

Tên khác: Bản lam căn.

Họ: Cải (Brassicaceae).

Mô tả

Cây thân thảo có rễ hình trụ dài, mang nhiều rễ phụ rất mảnh. Lá mọc so le, hình mác rộng, gốc thuôn có bẹ và tai ngắn  ôm thân, đầu tù. 

Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn thành ngù rộng phân nhánh; hoa màu vàng, có 4 cánh.

Quả mọng, dài, đa dạng.

Phân bố, sinh thái

Bản lan căn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Vào khoảng năm 2003 - 2004 bắt đầu được nhập nội vào Việt Nam. Cây đã được trồng thử tại Mường Khương, Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu) và vườn thuốc của trung tâm nghiên cứu cây trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội - Viện Dược Liệu (Ngoại thành Hà Nội),...Cây trồng bằng cách gieo hạt vào mùa xuân hoặc mùa thu, tại các điểm trồng thử trên đều thấy cây mọc được, nhưng với mức độ sinh trưởng phát triển khác nhau.

Cây ưa sáng và ưa ẩm, có thể trồng được trên nhiều loại đất. Đất cần thoát nước, tơi xốp va có độ PH từ trung bình đến hơi chua. Theo một số người trực tiếp trồng thử bản lan  căn ở Mường Khương( Lào Cai) cho biết, cây thích nghi và sẽ mọc tốt trên đất nương rẫy hoặc ruộng cao ở địa phương. Cách trồng và chăm sóc giống như trồng các loại rau cải, rau củ, su hào... nhưng bộ phận dùng chủ yếu là củ nên cần bón thêm phân  kali. Tuy nhiên không rõ vì lý do gì bản lan căn đã không được tiếp tục phát triển ở nước ta.

Bộ phận dùng

Củ, lá và hạt.

Thành phần hóa học

Theo Trung dược đại từ điển (1993) trong lá bản lan căn có chứa các hợp chất: isatan, glucobrasicin neoglucobrasicin, indolylmethyl - glucosinolat, 1 - sulpho - 3 - indolylmethyl - glucosinolat, indirubin và isatin.

Bhatnagar S.S trong Bộ tài nguyên cây thuốc Ấn Độ (1959) đã ghi: trong bản lan căn chứa 1 glucosid có tên là indican, có công thức phân tử C14H17O6N.3H20. Trong rễ có chứa glycosid và menmyrosin còn trong hạt chứa: 3 - butenyl - isothiocyanat, 31,3% dầu béo, trong đó có 27% acid oleic, 24% acid linolenic, 21% acid erucic và 19% acid linnoleic.

Tác dụng dược lý

Polysaccharid chiết  xuất từ rễ bản lan căn làm tăng có ý nghĩa trọng lượng của lách và số lượng của bạch cầu và tế bào lymplio ở máu ngoại biên của chuột nhắt trắng bình thường và đối kháng với tác dụng chẹn miễn dịch của liydrocortison. Polysaccharid bản lan căn cũng làm tăng tỷ lệ tế bào tạo mảng ở tế bào đơn nhân của lách chuột nhắt trắng trong thử nghiệm in vitro.

Polysaccharid này có thế làm tăng hệ số thanh thải các hạt than trong tĩnh mạch ở chuột nhắt trắng bình thường nghĩa là kích thích hoạt tính thực bào của đại thực bào. Nói chung Polysaccharid bản lan căn có khả năng làm tăng chức năng miễn dịch thể dịch và tế bào, và làm tăng chức năng của hệ lưới- nội mô và có thể là một thuốc làm tăng miễn dịch [Xu Y.M et al„ 1991: 357 - 359],

Từ rễ bản lan căn, đã phân lập được 5 hợp chất có hoạt tính kháng nội độc tố in vitro. trong đó cỏ một hợp chất là alkaloid (E) - 3 - (3' - 5'dimethoxy - 4' - hydroxy - benzyliden) - 2 - indolinon [Wu X. et al„ 1997: 55 - 57], Bản lan căn có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus, làm tăng lưu lượng máu, cải thiện vi tuần hoàn và làm giảm huyết áp, giảm độ thấm mao mạch và giảm tiêu thụ oxy ở cơ tim. Lá bản lan căn có tác dụng trị bệnh bạch cầu tuỷ bào, và tương đối không độc. Đã xác định các hoạt chất là indirubin và N.methyl isoindigotin [Huang K..C, 1999: 401 - 402, 478].

Nghiên cứu tác dụng của alcaloid isaindigoton phân lập từ bàn lan căn trên nhiều chức năng của bạch cầu và sự sinh các chất trung gian viêm cho thấy chất này có hoạt tính quét gốc Superoxyd được sản sinh bởi hệ Iiypoxanthin/xanthin oxydase, hoặc bởi các bạch cầu trung tính bị kích thích của người.

Isaindigoton và dẫn xuất acetyl hoá cũng ức chế hoạt tính của 5 - lipoxygenase và sự sinli leucotrien B4 trong các tế bào này, trong khi không có họp chất nào tác động đến sự mất hạt ở các đại thực bào kích thích bởi lipopolysacchariđ, các dẫn xuất tổng hợp có tác dụng ức chế mạnh hơn trên sự sinh prostaglandin E2 (PGE2) và oxyd nitric.

Sự có mặt của một nhóm acetoxyl ở c - 4' làm dễ dàng cho tác dụng ức chế sản sinh PGEn và oxyd nitric, trong khi nhóm thay thế fluoro ở C - 4' hoặc sự không có các nhóm thay thế trên vòng của đơn vị benzylidcn cải thiện sự ức chế PGE2 (Molina P.. 2001).

Trong nghiên cứu về các hoạt tính chống nhận cảm đau, chống viêm và hạ sốt. rễ bản lan căn đã ức chế đáp ứng quặn đau gây bởi acid acetic trên chuột nhắt trắng, và làm giảm thời gian liếm trong cả giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thử nghiệm formalin trên chuột nhắt trắng. Nó cũng làm giảm phù bàn chân gâv bởi carraueiiin trên chuột cống trắng, và làm giảm mạnh sốt gây bởi lipopolysaccharid (Ho Y.L et al... 2002).

Trong thử nghiệm bệnh học tế bào, rễ bản lan căn có hoạt tính kháng virus hô hấp hợp bào với nồng độ ức chế 50% (IC50). là 50ug/ ml, nồng độ độc hại tế bào 50% là 1000 ug/ml. và chỉ số chọn lọc là 20. Virus hô hấp hợp bào là nguyên nhân chủ yếu của viêm phổi và viêm tiêu phế quản ở trẻ nhỏ, trẻ em và ở cả người lớn(Ma s.c et al„ 2002).

Một chế phẩm thuốc Trung Ọuốc làm từ các vị: bản lan căn, cam thảo, hoàng cầm. linh chi, nhân sâm và 2 dược liệu khác được dùng làm chất bổ sung thực phẩm cho bệnh nhân ung thưtuyến tiền liệt. Thuốc này có hoạt tính oestrogen và kháng androgen dẫn đến có tác dụng ức chế trên tuyến tiền liệt.

Trong nghiên cứu về hoạt tính sinh học và lâm sàng, đã thấy thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ trong máu của kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt ở người có ung thư tuyến tiền liệt. Tuy chế phẩm có hiệu quả trên lâm sàng, nhưng đã có các triệu chứng về quá thừa nội tiết tố estrogen, bao gồm: to vú đàn ông, nhạy cảm núm vú, mất dục tính và bất lực. Cũng đã phát hiện thay chế phẩm chứa một lượng đáng kể warfarin và diethylstilbestrol. điều này giải thích tác dụng estrogen đã quan sát thấy (Steenkamp V., 2003).

Bản lan căn với nồng độ 200 ug/ml có tác dụng ức chế sự tiết bởi các tế bào biểu mô nhiễm virus, sự tiết này có vai trò quan trọng trong quá trình viêm trung gian bởi tế bào biểu mô trong sự nhiễm virus và sự gây viêm dị ứng thông qua tác dụng hoá ứng động (Ko H.C et al.., 2006).

Arachidonat 5 - lipoxygenase là enzym chủ chốt trong sinh tổng hợp leukotrien. Leukotrien là chất trung gian mạnh của các phản ứng viêm và dị ứng. Các chất ức chế 5 - lipoxyuenase có khả năng ứng dụng trong điều trị các bệnh viêm. Alcaloid isaindigoton trong bản lan căn có hoạt tính ức chế 5 - lipoxygenase (Sncider I et ;il„ 2005).

Rễ và lá bàn lan căn có hoạt tính dự phòng và điều trị nhiễm virus cúm A. Các protein có hoạt tính trong rễ bàn lan căn cũng thể hiện hoạt tính kháng virus cúm A in vitro (Wang X. et 'al.. 2006).

Tính vị, công năng

Rễ bản lan căn có vị đắng, tính mát.

Công dụng

Ở các nước Đông Nam Á, rễ bản lan căn được dùng làm thuốc hạ sốt trong bệnh tinh hồng nhiệt; lá cũng dược dùng làm thuốc. Cây này rất mát. đặc biệt đối với máu. Được dùng trị thương hàn. sởi và cúm. Bột chàm, với liều rất nhỏ (dưới 0,5n) là thuốc giải độc, được dùng trị bệnh sốt Rickettsia, viêm miệng và họng, viêm amidan. chảy máu cam. ho ra máu. lỵ trực khuẩn và các bệnh lây khác [Perry L.M.1980: 111].

Ở Trung Quốc, bản lan căn được dùng trị viêm não dịch, sỏi, quai bị. cúm, hột cơm phẳng tuổi trẻ. Nó có dưới dạng thuốc tiêm tương đương lg dược liệu trong 2 ml để tiêm bắp. Viên nén tương đương với 2g dược liệu trong mỗi viên, dùng uống với liều 5-6 viên mỗi lần, ngày 4-6 lần. Dạng sirô có nồng độ tương đương 1g dược liệu trong 1 ml [Huang K.c, 1999: 401 -402].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC