Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần H

Huyết Giác

10:05 05/05/2017

Huyết Giác có tên khác: Cau rừng, dứa dại, cây xó nhà, giáng ông, giác máu, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái).

Tên nước ngoài: Dragon tree (Anh), đragonnier de Loureừo (Pháp).

Họ: Huyết dụ (Dracaenaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 2 - 3 m. Thân mọc thẳng, ít phân nhánh, có những ngấn ngang do vết tích của lá rụng, giống cây dứa dại, nhưng lá không có gai. Một số thân già hóa gỗ ở gốc, lõi màu đỏ nâu hay đỏ máu. Lá hình dải, mọc tụ họp ở ngọn thân thành túm lớn, không cuống, có bẹ rộng 6-7 cm, phiến lá nguyên dài 20 - 80 cm, rộng 3-4 cm, đầu nhọn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, rộng và dài đến 1 m, phân nhiều nhánh, mỗi nhánh lại chia làm nhiều nhánh nhỏ; hoa màu lục vàng, xếp sít nhau; bao hoa hình chuông, lá đài và cánh hoa giống nhau, cùng màu; nhị 6, chỉ nhị rộng bằng bao phấn.

Quả mọng, hình cầu, đường kính khoảng 1 cm, khi chín màu đỏ, chứa một hạt. Mùa hoa quả : tháng 2-5.

Phân bố, sinh thái

Chi Dracaena Vanđ. ex L. có khoảng 10 loài ỏ Việt Nam, trong đó một số loài là cây nhập trồng làm cảnh. Cây huyết giác mọc phổ biến ở các vùng rừng núi đá vôi, tỉnh Cao Bằng, Lạng sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu... và trên bãi cát, truông gai ở các tỉnh ven biển miền Trung như Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận và ỏ huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Cây còn được trồng đế làm cảnh.

Huyết giác là cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, mọc tập trung nhiều ở rừng núi đá vôi ẩm; chịu được khô hạn và thời tiết khắc nghiệt. Ra hoa quả nhiều hàng năm.

Quả chín rơi vào các kẽ đá, hốc mùn đều có khả năng nảy mầm. Nguyên nhân hình thành "huyết giác" chưa được nghiên cứu làm rõ, chỉ biết rằng ở những cây lớn (vài chục năm tuổi) có vỏ thân hóa gỗ, khi bị chết mới cho dược liệu huyết giác để làm thuốc. Huyết giác - Dracaena cambodìana Pierre ex Gagnep.Nguồn huyết giác ở Việt Nam tương đối phong phú, cung cấp thỏa mãn cho nhu cầu sử dụng trong nước; những năm 80 đã từng được xuất khẩu.

Bộ phận dùng

Phần gỗ màu đỏ nâu, được tạo thành trong cây huyết giác già, lâu năm, chét mục, được thu hái quanh năm cạo bỏ chò gỗ mục, rửa sạch, phơi khô. Hoặc lúc dược liệu còn ẩm, mềm, đem thái thành miếng dài 3 - 5 cm, dầy 3-5 mm.

Thành phần hóa học

Nhựa trong gỗ huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO- Cl^-CO-OCgHạO và dracoresinotanol chiếm 57 - 82%; dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14%, nhựa không tan 3%, phlobaphen 0,03%, tro 8,3%. tạp thực vật 10,4%.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống đông máu:

Dịch chiết nước từ huyết giác có tác dụng phòng ngừa sự hình thành huyết khối thực nghiệm. Thí nghiệm trên ống kính, dịch chiết huyết giác có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu do ADP gây nên.

2. Tác dụng kháng khuẩn:

Dạng chiết từ huyết giác có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureits. Dịch chiết nước tù huyết giác trên ống kính, có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh.

3. Tác dụng khác:

Dịch chiết huyết giác (25%) thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bằng đường tiêm phúc mạc với liều 0,1 - 0,15 ml/lOg thân trọng, có tác dụng nâng cao tỷ lệ súc vật sống sót trong điều kiện thiếu oxy, áp suất giảm.

Thí nghiệm trên thỏ, dịch tiêm huyết giác bằng đưòng tiêm bắp thịt với liều 2 ml/kg làm giảm hàm lượng glycogen ưong gan và tăng lượng IgG và IgA trong máu. Chất tan trong cồn của huyết giác thí nghiệm trên hệ mạch tai thỏ với nồng độ 1 : 270 có tác dụng giãn mạch.

Độc tính. Dịch chiết nước từ huyết giác thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm phúc mạc có LD5ũ = 237 g/kg (153 - 336 g/kg).

Tính vị, công năng

Huyết giác có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh tâm và can, có tác dụng tiêu huyết ứ, thông mạch, dinh thống.

Công dụng

Huyết giác mới được dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để chữa những trường hợp ứ huyết, bị thương máu tụ, sưng tím bầm, mụn nhọt, u hạch.

Liều dùng : ngày 8 - 12g; dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác. Nhân dân các địa phương thường ngâm rượu huyết giác 2:10 ụống chữa đau mỏi sau khi lao động nặng nhọc, đi đường xa sưng chân, đặc biệt chữa bị thương tụ máu (uống và xoa bóp). Ở Trung Quốc, huyết giác được dùng chữa bệnh tràng nhạc (lao hạch) vỡ mủ. Huyết giác sao 8g, đại táo sao thành than 20 quả, dịa hoàng khô 16g. Nghiền thành bột, làm cao dán.

Bài thuốc có huyết giác

1. Chữa vết thương ứ huyết, bầm tím:

Huyết giác l0g, rễ cốt khí củ l0g, rễ cỏ xước l0g, rễ lá lốt l0g, bồ bồ l0g, đây đau xương 3g, cam thảo nam 8g, mã đồ 6g. sắc nước uống. Kết hợp dùng huyết giác ngâm rượu với địa liền, thiên niên kiện, đại hồi, bột long não, quế chi để xoa bóp ngoài.

2. Chữa đau nhói vùng tim, ngực căng tức, vai đau ê ẩm, sống lưng đau bại:

Huyết giác, đương quy, ngưu tất, mạch môn, sinh địa, mỗi vị 12g. sắc nước uống.

3. Thuốc bổ máu (Hợp tác xã thuốc dân tộc Hợp Châu quả tơ hồng l00g, đỗ đen sao cháy l00g, vừng đen - Chùa Bộc):

30g, ngải cứu 20g, gạo nếp rang l0g. Tất cả tán bột, Huyết giác 100g, hoài sơn 100g, hà thủ ô 100g, trộn với mật làm thành viên. Ngày dùng 10 - 20g.

 

Có thể bạn quan tâm:

>> Đông y hỗ trợ điều trị hiệu quả và phòng tái phát bệnh viêm phần phụ

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC