Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Tiền Hồ

17:05 15/05/2017

Tiền Hồ có tên đồng nghĩa: Peucedanum decursivum (Miq.) Maxim.

Tên khác: Quy nam, thổ đương quy.

Tên nước ngoài: Common hog - fennel (Anh), peucédan (Pháp).

Họ: Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Thân cứng, mọc đứng, phân cành, có rãnh dọc. Lá mọc so le, những lá ở gốc to, xẻ 1 - 2 lần, có cuống dài 10 cm, mép khía răng to, nhẵn hoặc hơi có lông ở gân; những lá ở giữa thân có kích thưóc trung bình, có cuống ngắn và bẹ to, chia 3-5 mảnh dài 5 - 10 cm, rộng 2 - 3 cm; những lá gần ngọn không cuống hoặc cuống tiêu giảm thành bẹ.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành tán kép gồm 15 - 25 tán đơn có cuống không bằng nhau, có lông; tổng bao có 1 - 4 lá bắc rộng; hoa màu tía sẫm; dài có răng ngắn, hình tam giác; tràng có cánh đều, hình trái xoan rộng, nhẩn, mọc cong xuống; nhị có bao phấn to.

Quả thuôn dài, cụt ở hai dầu, rất dẹt, có dường sống dọc. Mùa hoa quả: tháng 4-7.

Phân bố, sinh thái

Tiền hồ là loài cây của vùng Đông Bắc Á, gồm Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc (cả Đài Loan) và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, cây chỉ phân bố ở một số tỉnh miền núi giáp với biên giới Trung Quốc, như Lạng Sơn (Tràng Định, Lộc Bình, Mẫu Sơn, Văn Lãng); Cao Bằng (Quảng Hoà, Đèo Mã Phục, Trùng Khánh); Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh - núi Du Già); Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên, Mường Khương, Bấc Hà); Yên Bái (Mù Cang Chải); Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ, Tủa Chùa). Độ cao phân bố từ 600 đến 1000 m hoặc hơn.

Tiền hồ là cây ưa khí hậu mát của vùng ôn đới ấm cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1 m hay hơn. và nhiệt đới núi cao. Ở Việt Nam, nơi có nhiều tiền hỗ nhất có nền nhiệt độ từ 13,5 đến 18,0°C; lượng mưa tương đối cao, khoảng trên dưới 3000 mm/năm. Cây thường mọc lẫn trong các tràng cỏ ở tà luy núi, ven rừng núi đá vôi và gần các bờ khe suối. Hàng năm, cây con mọc từ quả xuất hiện vào khoảng tháng 3-4. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm. Đến tháng 10-12 cây tàn lụi; quả có cánh, có thể phát tán nhờ gió. Lượng quả của mỗi cây thường khá lớn, từ vài trăm đến gần 1000 quả. Song do quá nhẹ, lại có cánh màng, khi phát tán quả thường mắc lại trên cỏ, khó rơi xuống được mặt đất, nên lượng cây con thưòng gặp ít. Tiền hồ là cây thuốc quý. Do phạm vi phân bố hạn chế, trữ lượng không lớn lại thường xuyôn bị khai thác, nên cây được xếp vào nhóm những cây thuốc quý hiếm, cần bảo vệ ở Việt Nam.

Cách trồng

Tiền hồ đã được trồng thử ở các trại thuốc của Viện Dược liệu. Cây ưa khí hậu mát mẻ, song có thể trồng ở trung du và đồng bằng vào mùa thu - đông. Cây được nhân giống bằng hạt (thực chất là quả). Có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vườn ươm; khi cây cao 12 - 15 cm, đánh đi trồng. Thời vụ gieo hạt ở miền núi vào tháng 2 - 3, ở trung du và đồng bằng, vào tháng 8 - 9.

Tiền hồ là cây lấy củ, cần trồng trên đất cát pha, thịt nhẹ, nhiều màu, có tầng canh tác dày, thoát nước tiện tưới tiêu. Đất cần cày, bừa nhỏ, lên luống cao 30 - 40 cm, rộng 90 - 110 cm; bón lót cho mỗi hecta 20 - 25 tấn phân chuồng mục, 350 - 500 kg kali, 150 - 200kg supe lân. Nếu gieo thẳng, nên rạch hàng ngang luống, cách nhau 25 - 30 cm. Gieo xong, phủ trấu hoặc rơm, rạ, tưới ẩm. Khi hạt nảy mầm, dỡ bỏ lớp rơm rạ phủ. Sau đó, tỉa cây dần dần để có khoảng cách cuối cùng giữa các cây là 15 - 20 cm. Cần thường xuyên làm cỏ, xới xáo, hót rãnh, vun luống, tưới đủ ẩm và tháo nước kịp thời khi có mưa to. Bón thúc mỗi vụ 3 - 4 lần, mỗi lần 100 kg urê cho 1 ha, ngoài ra có thể tưới thêm nước phân chuồng, nước giải pha loãng. Chú ý phòng trừ chuột, sâu bệnh hại. Tiền hồ không khó trồng nhưng chưa được phát triển mạnh.

Bộ phận dùng

Rễ củ thu hái vào mùa thu đông, rửa sạch phơi khô, rồi chế biến theo cách sau :

- Tiền hồ phiến: Rễ tiền hồ rửa sạch, ủ 3 - 4 giờ cho mềm, rồi thái phiến dọc theo chiều dài với độ dày 1-3 mm, phơi khô.

- Tiền hồ sao: Dùng lửa nhỏ, sao tiền hồ phiến đến khi hơi cháy cạnh.

- Tiền hồ chích mật: Đun sôi mật ong (10 kg) tới khi sủi bọt, cho tiền hổ vào, đảo đều, phun thêm nước, tiếp tục sao đến khi có màu vàng.

Tác dụng dược lý

Trong thử nghiệm trên chó và mèo, cao rễ tiền hồ có tác dụng long đờm kéo dài 6-7 giờ sau khi cho uống. Các coumarin phàn lập từ tiền hồ làm giảm rõ rệt nhịp đập của các tế bào cơ tim của phôi được nuôi cấy. Tác dụng ức chế trên nhịp dập song song với ức chế sự hấp thụ calci, gợi ý rằng sự ức chế này do phong bế dòng calci đi vào. 

Tính vị, công năng

Tiền hồ có vị đắng, hơi cay, mùi thơm, tính mát, vào hai kinh phế và tỳ, có tác dụng tán phong nhiệt, hạ khí, chỉ ho, tiêu đờm.

Công dụng

Rễ tiền hồ được dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, ho đờm, hen suyễn, ngực tức khó thở. Ngày 9 - 15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, cù tiền hồ tươi giã đắp chữa đơn độc sưng tấy. Trong y học cổ truyền-Trung Quốc, rễ tiền hồ cho uống điều trị ho gà, và phối hợp với các vị thuốc khác để giảm đau và long đờm, điều trị hen và viêm phế quản. Ngày uống 8g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc có tiền hồ

1. Chữa viêm phế quản cấp tính:

a) Tiền hồ, hạnh nhân, tô diệp, mỗi vị lOg; cát cánh 8g; bán hạ chế, chỉ xác, phục linh, cam thảo, mỗi vị 6g; trần bì 4g, dại táo 4 quả, gừng 3 lát. Tán bột, uống mỗi ngày 15 - 20g chia làm 2 lần.

b) Tiền hồ, hạnh nhân, tử uyển, mỗi vị 12g; cát cánh 8g, cam thảo 4g. Tán bột, ngày uống 15 - 20g chia 2 lần.

2. Chữa viêm phế quàn cấp và đợi cấp của viêm phế quản mạn tính:

a) Tiền hồ 8g, tang diệp 12g; hạnh nhân, chi tử, sa nhân, tang bạch bì, mỗi vị 8g; cam thảo 6g, bối mẫu 4g. Sắc uống ngày một thang.

b) Tiền hồ, tang diệp, cúc hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, hạnh nhân, mỗi vị 12g; cát cánh 8g, bạc hà 6g, cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang.

3. Chữa viêm phế quản có đờm không tiết ra dược: Tiền hồ, tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu, mỗi vị lOg; khoản đông hoa 8g, cát cánh 5g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.

4. Chữa hen phế quản:

a) Thể hàn : Tiền hồ lOg; tô tử, ngải cứu, đại táo, mồi vị 12g; dương quy lOg; quất bì, bán hạ chế, hậu phác, quế chi, mỗi vị 8g; gừng 4g. sắc uống ngày một thang.

b) Thể nhiệt : Tiền hồ, thiên môn, mạch môn, tang bạch bì, ô mai, bách bộ, thạch cao, mỗi vị 12g; bán hạ chế 8g, trần bì 6g. sắc uống ngày một thang.

5. Chữa viêm thanh quản khàn tiếng, nối không ra tiếng: Tiền hồ 8g; kinh giói, đại táo, mỗi vị 12g; phục linh 8g; bán hạ chế, tế tân, gừng, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

6. Chữa cảm sốt, ho đờm, hen khó thờ: Tiền hồ, rễ lức, mạch môn, mỗi vị 12g; rễ dâu, tía tô hay hương nhu trắng, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

7. Chữa cảm mạo: Tiền hồ, sài hồ, chỉ xác, xuyên khung, khương hoạt, độc hoạt, phục linh, cát cánh, kinh giới, phòng phong, mỗi vị 40g; cam thảo 20g. Tán bột, mỗi ngày dùng 12 - 20g sắc uống.

8. Chữa viêm phổi trẻ em thể phong hàn: Tiền hồ, bách bộ, tử uyển, mỗi vị 6g; hạnh nhân, cam thảo, bạch tiền, mỗi vị 4g; ma hoàng 2g. sắc uống ngày một thang. 

9. Chữa sởi:

a) Ở thời kỳ phát sốt, sởi chưa mọc : Tiền hồ 4g, cát căn 12g, liên kiều 8g; thuyền thoái, xích thược, kinh giới, ngưu bàng tử, mộc thông, mỗi vị 6g; bối mẫu, tang bạch bì, mỗi vị 4g; đăng tâm, cam thảo, mỗi vị 2g. Sắc uống ngày một thang.

b) Ở thời kỳ sởi mọc, sốt cao, ho nhiều: Tiền hồ 4g; cát căn, liên kiều, mỗi vị 12g; tri mẫu, địa cốt bì, rễ qua lâu, ngưu bàng tử, huyền sâm, tang diệp, mỗi vị 8g; cát cánh, mộc thông, hoàng cầm, cam thảo, mỗi vị 6g; hoàng liên, chi tử, phòng phong, bạc hà, mỗi vị 4g; đăng tâm 3g. Sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC