Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dứa Gỗ Rừng

14:07 06/07/2017

Pandnnus tectorius Parkins, ex J.P. du Roi

Tên khác: Dứa dại gỗ.

Họ: Dứa dại (Pandanaceae).

Mô tả

     Cây bụi, cao 3 - 5m. Thân hình trụ, phân nhánh, có nhiều ngấn ngang là vết tích của lá rụng để lại, phần gốc có nhiều rễ phụ. Lá dài, mọc so le, hình lưỡi mác, bẹ lá rộng ôm thân, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép có gai, gân giữa lồi rõ, hai mặt nhẵn.

     Cụm hoa mọc thành đầu hình trứng hoặc hình cầu ở ngọn thân trên một cuống to, mập, mo bao bọc cụm hoa màu vàng ngà, các bông nhỏ mang nhiều bao phấn hình chỉ có cuống ngắn ở hoa đực rất thơm.

    Quả phức to, đơn độc, gần hình cầu, bao bọc bởi một số lá mo dài.

    Mùa hoa quả: tháng 6-8.

Phân bố, sinh thái

     Pandamts Parkins là chi lớn nhất trong họ Pandanaceae, riêng ở Việt Nam đã biết tới 20 loài và hai thứ (var.). Loài dứa gỗ trên đây là cây có kích thước vào loại lớn nhất trong chi. Dứa gỗ phân bố rải rác khắp các tỉnh ở vùng ven biển, hải đảo, ở đồng bằng sông Cửu Long và một vài tỉnh sâu trong đất liền như Hoà Binh, Bắc Giang... Trên thế giới, cây phân bố ở Ẩn Độ, Xri Lanca, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia...

    Dứa gỗ là cây ứa sáng, ưa ẩm; thường mọc ở nơi đất thấp ở chân đồi, nhất là trong các tràng cây bụi trên đất cát ở vùng ven biển và ở cả trong rừng tràm bị ngập nước ở Nam Bộ. Cây ra hoa quả hàng năm, cụm hoa đực và hoa cái riêng, nhưng không phải tất cả các cây lớn đều có hoa quả thường xuyên. Hiện chưa có tài liệu nào đề cập về khả năng nảy mầm từ hạt, bên cạnh đó cây có khả năng tái sinh vô tính tốt. Nghĩa là cây trồng được bàng cành hoặc nhánh con một cách dễ dàng.

Cách trồng

     Cây mọc hoang và được trồng để làm hàng rào bảo vệ cây trồng. Dứa gỗ sống dễ dàng, không kén đất ít sâu bệnh hại, không cần chăm sóc nhiều. Cây chịu hạn tốt.

     Cây được nhân giống chủ yếu bằng các nhánh tách ra từ cây mẹ, hay trồng bằng cắm cành.

    Thời vụ trồng chủ yếu vào mùa xuân, cũng có thể trồng vào mùa thu.

Cách trồng: đào hốc để trồng với khoảng cách 60 - 80 cm, mỗi hốc trồng 1 - 2 cây, chú ý lấp đất giận chặt, mới trồng cần tưới cho cây đủ ẩm. Cây trồng gần như không phải chăm sóc.

Bộ phận dùng

    Quả, hạt, lá, rễ.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống thiếu vitamin A

      Kiribati là một đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương, nhân dân có biểu hiện thiếu vitamin A rất nặng, trong khi cây dứa gỗ ở đây mọc tốt. Mục đích nghiên cứu này là xác định xem trong quả dứa gỗ có các chất thay thế vitamin A nhằm vận động nhân dân trồng và ăn quả dứa gỗ để chống các bệnh do thiếu vitamin A.

     Kết quả phân tích cho thấy quả dứa gỗ có ß - caroten, α - caroten, ß - cryptoxanthin, lutein, Zeaxanthin, lycopen và các carotenoid, trong đó hàm lượng carotenoid là tiền vitamin A có tỷ lệ khá, có mẫu lên tới 19 mg α - caroten/100g. Những quả có màu vàng da cam càng đậm thì tỷ lệ ß - caroten càng cao.

     Như vậy, cần vận động nhân dân trồng và sử dụng quả dứa gỗ để giải quyết tình trạng thiếu vitamin A ở Kiribati và có thể cả ở những vùng đảo khác ở Thái Bình Dương (Englberger et al., 2006).

2. Tác dụng ức chế vi khuẩn cao

a) Đối tượng nghiên cứu: Một triterpen thuộc tip Tirucallan mới là 24, 24 - dimethyl - 5 ß - tirucall - 9 (11), 25 - dien - 3 - on (1); squalen và một hỗn hợp phytosterol gồm stigmasterol và ß - sitosterol.

b) Phương pháp: Thử trên trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis dùng khay vi lượng 96 giếng để xác định nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn lao H (37) Rv (MIC: minimal inhibitory concentration). c) Kết quả: Chất (1) có tác dụng ức chế vi khuẩn lao khá mạnh, với MIC = 64 microg/ml; squalen có tác dụng yếu hơn (MIC = 100 microg/ml); còn hỗn hợp sterol có MIC = 128 microg/ml (Tan MA, 2008).

3. Thoái hoá thần kinh do lá dứa gỗ 

     Trước đây, có một thời gian, rất nhiều người dân ở phía nam đảo Guam bị bệnh thoái hoá thần kinh, mà biểu hiện giống như nhiễm độc mangan (manganism). Sau điều tra ra thì thấy, những người bị bệnh đều đã từng thao tác với các sợi của lá dứa gỗ như se sợi hoặc chế tạo vật dụng nhiều với thời gian lâu. Công trình này đã nghiên cứu định lượng mangan trong lá dứa gỗ. Kết quả cho thấy, hàm lượng mangan trong mô lá dứa gỗ ở đảo Guam là rất cao, có thể đạt 10mg trong lg mô lá khô (1%). Kết quả cho thấy, cần phải tiếp tục nghiên cứu vấn đề này (Denton et al., 2009).

Tính vị, công năng

   Quả dứa gỗ có vị ngọt, nhạt, tính mát, có công năng giải nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, lợi tiểu. Lá dứa gỗ có vị đắng, cay, thơm, chứa tinh dầu; có công năng kích thích và sát trùng. Rễ dứa gỗ có công năng thanh nhiệt, hạ sốt, làm long đờm, lợi tiểu. Cụm hoa đực cây dứa gỗ có công năng trợ tim.

    Sách "Tân hoa bản thảo cương yếu" ghi: Rễ dứa gỗ vị ngọt, nhạt, tính mát, có công năng phát hãn, giải nhiệt, lợi thuỷ, hoá thấp. Hoa cây dứa gỗ vị ngọt, tính hàn; có công năng thanh nhiệt, lợi thuỷ, khư thấp nhiệt, chì nhiệt tả [TDTH, 1998, IV: 123]. Quả hạch dứa gỗ, vị ngọt, tính bình, hơi mát; có công năng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu [TDTH, 1997, III: 1570].

Công dụng

    Rễ dứa gỗ được dùng trị cảm mạo, sốt; viêm thận, thuỷ thũng, nhiễm khuẩn tiết niệu; viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm kết mạc mắt. Liều dùng mỗi lần 15 - 30g dạng thuốc sắc.

    Rễ chùm của cây dứa gỗ, rửa sạch, sao vàng, sắc uống để chữa mất ngủ, nhức đầu. Đọt non và rễ (rễ chưa bám đến đất được cho là tốt hơn) được dùng trong nhân dân làm thuốc thông tiểu, chữa đái rắt, sỏi tiết niệu. Còn dùng đắp để chữa lòi dom. Liều dùng 6 - 10g rễ, đọt non dùng 15 - 20g sắc uống. Dùng ngoài lấy lượng vừa đủ.

        Quả dứa gỗ được dùng chữa lỵ và ho. Liều dùng 30 - 90g tươi sắc lấy nước uống. Hạt có thể ăn được và được dùng trị viêm tinh hoàn, chữa trĩ. Ngày 20 - 40g sắc nước uống.

       Cây dứa gỗ được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào, có hoa rất thơm. Lá dứa gỗ có thể dùng lấy sợi để dệt chiếu và túi, bện dây và thừng.

       Cùi quả, nếu nấu kỹ để loại bỏ các tinh thể calci oxalat, có thể dùng để ăn. Chồi non ở ngọn được dùng làm rau ăn như nõn dừa. Phần gốc trắng và mềm của lá dứa gỗ cũng ăn được.

       Tinh dầu từ hoa và lá bắc được dùng trog công nghiệp mỹ phẩm. Xoa vào thái dương và mũi để trị nhức đầu, xoa vào chỗ đau nhức để chữa thấp khớp.

       Ở Ấn Độ, lá cây dứa gỗ vị cay, đắng, mùi thơm, có công năng chống độc, kích dục, gây ngủ thường được dùng chữa phong hủi, thuỷ đậu giang mai, ghẻ, bạch biến (leucoderma), có tác dụng bổ, kích dục, để chữa bệnh ở tim, ở não [Kirtikar et al., 1998, II: 1592]. Hoa dứa gỗ vị cay, đắng, có tác dụng cải thiện nước da, có tác dụng kích thích, làm ra mồ hôi, được dùng điều trị đau tai, đau đầu, tấp khớp [Chatterjee et al. 2001, VI: 9]. Quả dứa gỗ để chữa sôi tiết niệu. Bao phấn (anthers) được dùng chữa đau tai, đau đầu, ngứa, bệnh bạch biến, bệnh về máu [Kirtikar et al., 1998, II: 1592]. Tinh dầu từ lá bắc và hoa có tác dụng kích thích, chống co thắt, được dùng chữa nhức đầu, thấp khớp [Chopra et al„ 2001: 184].

      Ở Campuchia, rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu, lọc máu và bổ cho phụ nữ sau đẻ [Perry et al., 1980: 137]. Ở Indonesia, lá dứa gỗ để chữa chóng mặt và làm nghề thủ công (Medicinal herb index, 1995).

Bài thuốc có dứa gỗ

1. Chữa khó đái, đái rát, lợi tiểu 

Dùng rễ dứa gỗ và rễ dứa, mỗi vị 20 - 40g, sắc lấy nước uống.

2. Chữa nước tiểu vàng, đường tiểu tiện nóng

       Rễ dứa gỗ, rau dừa nước, mỗi vị 15g, râu ngô 10g, vỏ quýt 5g. Đổ 500 ml nước, sắc còn 150ml. ngày uống 1 thang (Kinh nghiệm ở An Giang).

3. Chữa phù thũng, cổ trướng

     Rễ dứa gỗ 40g, rễ cỏ xước, cỏ lưỡi mèo {Elephantopus scaber L.), mỗi vị 20 - 30g, sắc uống, ngày 1 thang. 

4. Để dễ tiêu hoá, mau phục hồi sức khỏe bổ dưỡng cho phụ nữ sau khi đẻ

      Rễ dứa gỗ, vỏ cây chòi mòi Antidesma ghaesembilla Gaertn., mỗi vị 40 - 60g, sắc lấy nưóc uống, ngày 1 thang.

5. Chữa viêm thận, phù thũng

      Rễ dứa gỗ 30 - 60g nấu với thịt lợn nạc rồi ăn (kinh nghiệm ở Trung Quốc).

6. Chữa viêm tinh hoàn 

     Dùng hạt dứa gỗ 10g, tía tô, lá hồng bì, mỗi vị 30g. Sắc lấy nước rồi rửa, ngày 2 lần.

7. Chữa sỏi thận, sôi tiết niệu

     Hạt dứa gỗ 10g, hạt chuối hột 10g, kim tiền thảo 15g, thân rễ (củ) cây cỏ ống Panicnm repens L. lOg, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang (kinh nghiệm ở An Giang).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC