Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nhài

16:05 23/05/2017

Nhài có Tên khác : Lài.

Tên nước ngoài :Arabian jasmine, tuscan jasmine (Anh); jasmin (Pháp).

Họ :Nhài (Oleaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 0,6 - lm. Thân cành mảnh, hơi có lông. Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc bầu dục, cuống rát ngắn, gốc bằng hoặc hơi hình tim, đầu tù hoặc nhọn, mép uốn lượn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới hạt, có lông ở kẽ gân phụ, gân con hình mạng Iưới.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành xim ít hoa; lá bắc hình sợi; hoa màu trắng rất thơm; đài có hình chuông có lông, chia 10 thuỳ rất mảnh; tràng cỏ ống hình trụ vổi 10 cánh mỏng; nhị có trung đới rộng; bầu cụt. Quả màu đen, có đài tồn tại bao bọc.

Mùa hoa quả : tháng 6-8.

Nhài và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Jasminum L. là một chi lớn; hiện có khoảng 200 loài, trong đó hơn 90 loài ở vùng nhiệt đới cổ (trừ châu Mỹ) và 52 loài là bản địa ở khu vực nhiệt đói Ấn Độ - Mianma. Ở Việt Nam, cũng có đến 30 loài. Nhài có nguồn gốc ở vùng Tây Ấn Độ và được trồng từ thời cổ đại. Đến thế kỷ thứ ba sau công nguyên, nhài du nhập sang Malaysia, đảo Java (Indonesia). Ngày nay, cây được trồng rộng rãi khắp các nước ở vùng Đông - Nam và Nam Á.

Nhài cũng được trồng ở Trung Quốc và Nhật Bản để lấy hoa ướp trà. Ở Việt Nam, nhài là cây trồng quen thuộc trong nhân dân. Tuy nhiên nguồn gốc cũng như thời gian bắt đầu trồng, chưa được xác định cụ thể. Nhài có ít nhất 2 giống. Giống có hoa to, nhiều cánh không thấy kết quả và giống hoa nhỏ, ít cánh hơn, đôi khi có ra quả. Ở Việt Nam, nhài là cây nhiệt đới tương đối điển hình. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Nhiệt độ trung bình năm có thể từ 21 - 26°c. Cây không trồng được ở vùng núi cao lạnh phía bắc. Cây trồng ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn... có hiện tượng tàn lụi vào mùa đông. Trồng ở nơi có ánh sáng đầy đủ, nhài ra hoa nhiều hàng năm. Ở các vùng hương liệu của nhà mấy chè (Kim Anh, Đoan Hùng...) người ta thường trồng nhài đại trà trên ruộng hoặc ở đồi. Lợi đụng khả năng tái sinh vô tính khoẻ, sau các vụ thu hoạch hoa, người ta thường cắt bỏ phần thân và cành già, để tạo ra những thế hệ cây chồi mới.

Cách trồng

Nhài được trồng khắp mọi nơi để tạo cảnh, lấy hoa cúng, ưóp chè và rễ, lá làm thuốc. Cây được nhân giống dễ dàng bằng giâm cành. Vào mùa xuân, chọn cành bánh tẻ cắm xuống đất hoặc cất thành đoạn 25 - 30cm đem giâm. Đất nào cũng trồng được nhài, miỗn là không bị úng. Có thể trồng thành ruộng, thành vườn, trong bồn hoặc trong chậu. Nếu trồng thành ruộng, vườn, cần cày, bừa, lên luống để tiện thoát nước. Khi trồng đảo hố cách nhau 0,8 - lm, mỗi hố bón lót 3 - 5kg phân chuổng hoai mục. Nhài sống khoẻ, ít sâu bệnh. Tuy vậy, cần thường xuyên làm cỏ, xới xáo, tưói đủ ẩm và bón thúc nhất la thời kỳ ra hoa. Hiện nay, nhài được trồng chủ yếu để lấy hoa tươi phục vụ nhu cầu tía ngưỡng của nhân dân. Cần chú ý chọn cây có hoa to để nhân giống.

Bộ phận dùng

Lá thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào hè thu khi mới nở dùng tươi hay sấy khô. Rễ có thể thu quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, đào về, rửa sạch, thái nhỏ rỗi phơi khô hay sấy khô.

Tác dụng dược lý

Dịch chiết nước từ rễ nhài với liều 1- 8g/kg, tiêm phúc mạc đối với ếch, bồ câu, chuột cống trắng, chuột nhắt trắng, chuột lang, thỏ, chó, đều có tác dụng an thần ở các mức độ khác nhau tuỳ theo liều dùng lớn nhò; đối với ếch gây bại liệt toàn thân. Liều tương đối lớn, đối vói tim ếch và tim thỏ cô lập, đều có tác dụng úc chế; đối vói tiêu bản tai thỏ cô lập, có tác dụng gây giãn mạch, đối vói ruột thỏ cô lập, có tác dụng ức chế thụ động, còn đối với tử cung cô lập của thỏ và chuột “hắt trắng ở trạng thái có chửa hoặc bình thường, đều c° tác dụng kích thích.

phẩm từ toàn cây nhài có tác dụng hạ huyết áp Va ức chế thần kinh trung ương trên chuột nhắt trắng. Cồn thuốc rễ nhài có tác dụng an thần mạnh, gây mê và có tác dụng làm giảm đau trong trưòng hợp bị chấn thương. Trong sách "Bàn thảo hội biên" (Trung Quốc) có ghi : Rễ nhài mài vói rượu uống với lượng một tấc rễ thì hôn mê bất tỉnh một ngày, với lượng 2 tấc thì bất tỉnh 2 ngày. Khi bị tổn thương gân xương, trật khớp, dùng rễ nhài không thấy đau.

Tính vị, công năng

- Hoa nhài có vị cay, ngọt, tính ôn, có tác dụng lý khí, khai uất, hoà trung, trừ uế.

- Rễ nhài có vị đắng, tính ôn, có tác dụng giảm đau, gây mẽ.

Công dụng

 pha như trà uống chữa đau bụng, kiết lỵ. Liều dùng mỗi ngày 1,5 - 3,0g hoa khô.

- Rễ nhài là thuốc giảm đau trong trường hợp tổn thương gân xương, đau đầu, sâu răng, mất ngủ. Liều dùng mỗi ngày 0,9 - l,5g, mài lấy nước.

Dùng ngoài, giã nát đắp tại chỗ. Chú ý khi dùng uống phải cẩn thận, không được dùng quá liều và không dược dùng dạng rượu thuốc. Một số nước còn dùng nước sắc lá nhài làm thuốc hạ sốt. Ở Malaysia, lá nhài đắp ngoài chữa vết thương. Ở Ấn Độ, Indonesia, Philippin, lá hoặc hoa nhài giã nát đắp lên vú phụ nữ để làm thuốc thông sữa. Ở Thái Lan, lá nhài được dùng làm thuốc săn se chữa bệnh lỵ amíp.

Rễ nhài tươi chữa bệnh hoa liễu ở Malaysia và làm thuốc hạ sốt ở Indonesia.

Bài thuôc có nhài

1. Chữa đau bụng, tiêu chảy: Hoa nhài 6g (tươi) hoặc 3g (khô), hậu phác 6g, mộc hương 9g, sơn tra 30g. sắc nưóc uống.

2. Chữa gẫy xương, đau nhức: Rễ nhài, rễ sòi đều lấy vỏ rửa sạch, lá cà độc dược, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, chế với giấm xào nóng, bó rịt vào chỗ gẫy.

3. Chữa sâu răng: Rễ nhài nghiền thành bột, trộn với lòng đỏ trứng gà, nhét vào chỗ răng sâu.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC