Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dưa Bở

14:07 06/07/2017

 Cucumis melo L.

Tên đồng nghĩa: Cucumis melo L. var. agrostis Naudin

Tên khác:              Dưa ếch, điền qua, dưa mít, hương qua.

Tên nước ngoài:  Sweet melon (Anh), melon (Pháp).

Họ :                        Bí (Cucurbitaceae).

 Mô tả

Dây leo, sống hằng năm. Thân hình trụ, dài 4 - 7m, phủ đầy lông ngắn, có tua cuốn đơn. Lá to, có cuống dài, hình tim, hoi tròn, khía thuỳ nông không đều và răng cưa nhỏ, gân lá hình chân vịt; cuống và hai mặt lá có lông mềm. Hoa màu vàng, mọc ở kẽ lá gồm hoa đực và hoa cái riêng lẻ. Quả có nhiều hình dạng khác nhau, vỏ ngoài màu lục nhạt hoặc hơi vàng, có những sọc xanh đậm, thịt màu vàng nhạt, khi chín bở mềm, thơm; hạt nhỏ màu trang.

Phân bố, sinh thái

       Theo M.M. Paje và H.A.M. van der Vossen, 1994 (PROSEA 8 - Vegetables. 153 - 157). dưa bở có nguồn gốc từ vùng phía đông và đông - bắc châu Phi, vì hiện tại ở đây vẫn còn quần thể mọc tự nhiên của loài này cùng với nhiều giống biến chủng do trồng trọt. Cách đây khoảng 2000 năm dưa bở đã được du nhập sang vùng Địa Trung Hải và vùng nhiệt đới châu Á. Một trung tâm đa dạng thứ hai trên thế giới của loài cây trồng này là ở Trung Á bao gồm Iran, Afghanistan, Uzbekistan... mở rộng xuống phía nam là Ấn Độ và lan sang phía đông gồm Trung Quốc và Nhật Bản. Việt Nam cũng nằm trong trung tâm phong phú thứ hai này. Song không rõ dưa bở được nhập trồng vào nước ta từ bao giờ, nhưng chỉ biết rằng đây là loại cây trồng khá cổ điển đối với người nông dân ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

     Trải qua quá trình du nhập đi khắp thế giới và chọn giống dài lâu, từ loài gốc (Curcumis inelo L.) người ta đã tạo ra rất nhiều chủng giống khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc cho đến chất lượng của quả. Thuộc nhóm quả chín có vị ngọt gồm có các "thứ" như: Dưa mắt lưới (var. reticulatus Naudim), trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản. Dưa mắt lưới thơm (var. catalupemis Naudim) trồng nhiều ở Tây Âu và Mỹ. Dưa đốm sọc (var. inodorus Naudin) trồng nhiều ở vùng Trung Á và Tây Ban Nha. Dưa vàng ngọt, dưa xám ngọt... Thuộc nhóm quả chín không hoặc rất ít vị ngọt gồm có: Dưa gang (var. conomon Makino); Dưa rắn/snake melon (var. flexuosns Naudim), cả hai giống này cũng có trồng ở Việt Nam...

      Tóm lại, dưa bở và các chủng giống của nó hiện đã trở nên rất phong phú và đa dạng về nguồn gen. Chủng được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, tuỳ theo vàng khí hậu là ôn đới ấm hay nhiệt đới khô nóng hay cận nhiệt đới ôn hoà đều có loại dưa trồng thích hợp. Song nhìn chung, tất cả các giống dưa bở, dưa mắt lưới, dưa vàng hay dưa gang... đều là cây sống một năm; ưa sáng và ưa ẩm. Chúng có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất hơi pha cát, tơi xốp, dễ thấm nước và còn giàu dinh dưỡng; pH thích hợp từ 5-7.

      Tuỳ theo các giống dưa, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trường phát triển tốt thường tìr 18 - 28°C; Ở mức dưới 18°c nhìn chung là không phù hợp ở giai đoạn ra hoa kết quả. Cây trồng ở Việt Nam nếu gặp sương mù nhiều ngày và sương muối có thể sẽ bị chết.

       Hạt dưa bở gieo xuống đất sau 5-8 ngày bắt đầu nảy mầm, tiếp theo 5-6 ngày nữa hai lá mầm sẽ bị rụng và cây bắt đầu vào thời kỳ sinh trưỏng phát triển mạnh. Nước tưới và nhiệt độ là hai yếu tố sinh thái quan trọng đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Dưa bở và các chủng giống của chúng là cây mọc nhanh. Cây trồng sau 30 - 40 ngày bắt đầu có hoa; chủ yếu là hoa đơn tính, hoa lưỡng tính rất ít và thường không đậu quả. Hoa nở trong một ngày, thụ phấn nhờ côn trùng (ong); thời gian thụ phấn tốt nhất thường xảy ra vào khoảng từ 8 đến 10 giờ sáng. Tuỳ theo từng loại dưa, quả có thể đạt được kích thước cực đại trong vòng 1 tháng kể từ khi thụ phấn và vòng đời của cây cũng chỉ tồn tại trong thời gian từ 3 đến 4 tháng.

      Ngày nay, dưa bở và các chủng giống của chúng đã trở thành cây trồng lấy quả quan trọng. Tính trung bình sản lượng quả hàng năm trên toàn thể giới là vào khoảng 9 triệu tấn với 700.000 ha trồng trọt. Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ là những quốc gia trồng nhiều nhất, sau đến Mỹ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Italia, Iran... Ở Việt Nam cũng có nhiều tình trồng các loại dưa kể trên nhưng sàn lượng còn thấp và vẫn phải nhập khá nhiều từ Trung Quốc (dưa mắt lưới, dưa vàng, dưa đốm...).

Cách trồng

       Dưa bở là cây ăn quả ngấn ngày, vụ đông - xuân, vì thể thời vụ gieo trồng thường kế tiếp ngay sau khi thu hoạch lúa mùa.

      Vùng trồng: Có thể trồng được ở nhiều địa phương, nhưng nơi trồng nhiều dưa bở thường thấy ở các tình đồng bằng và trung du từ miền Trung trở ra. Dưa bở thường được trồng trên đất ruộng lúa, đất- trồng màu, bãi bồi sông hoặc trên các nương rẫy thấp.

        Cách trồng: Để sớm có dưa bở thu hoạch, hiện nay người ta thường gieo hạt trong bầu. Khi gặt mùa xong, cày, bừa ngay khi đất còn ướt; lên luống sơ bộ và trồng dưa luôn. Mỗi luống trồng 1 hàng, khoảng cách 1 - 2m/cây, về sau cây sẽ bò lan kín mặt luống.

        Bón phân: Bón lót bàng phân chuồng mục, khoảng 20 tấn/ha, bón trực tiếp vào hố trước khi trồng. Bón thúc bằng phân chuồng mục trộn lân hoặc NPK.

       Chăm sóc: Khi cây còn nhỏ, chưa bò lan kín luông cần thường xuyên làm cỏ. Trong quá tình này mới tiến hành băm nhỏ đất, vun luống cao tránh ngập úng. Khi đất khô (không có mưa) người ta thường tưới thấm, nghĩa là đưa nước vào các rãnh của luống.

      Dưa bở trồng đại trà dễ bị sâu bệnh, cần chú ý phát hiện và sớm diệt trừ. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng thuốc trừ sâu và các thuốc hoá học nhằm làm tăng tỷ lệ đậu quả. Cây trồng sau 3,5 - 4 tháng cho thu hoạch quả già. Vụ thu hoạch kéo dài gần 1 tháng, với 3- 4 lần thu hái quả.

Thành phần hoá học

      Lá chứa cao flavon glucosid như melonid A (6c. diglucosyl apigenin), melonid L (6c digluconyl luteolin và các dẫn chất caffeoyl của chúng [phytochemistry 1976, 15, 1053].

     Dưa bở còn chứa tinh dầu thành phần gồm: n hexanol, ] octenzol eis 3 nonen - 1 ol, n butylacetat, isobutyl acetat, 2 methyl butyl acetat, n hexyl acetat, ethyl n butyrat, ethyl - 2 - methyl butyrat, benzylacetat, β phenethyl acetat, γ phenyl propyl acetat, trans 2 - nonenal, n nonanol, cis - 3 - nonen - 1 ol, cis 6 nonenl ol, các methyl este của acid linoleic và linolenic (phytochemistry vol 12 issue 12 december 1973 pages 2921 - 2924).

    - Dầu hạt bao gồm các lipid trung tính (91,5%), glucolipid (6,4%), phospholipid (2,1%). Các lipid trung tính gồm phần lớn là triacetyl glycerol (90,7%), mono và digalactosyl diacyl - glycerol [CA. 1992, 117, 6569 g].

    - Các phenolic glycosid cũng đưọc tách từ hạt là (E) 4 hydroxycinnamyl alcohol, 4-O - (2' - O - β - d apio furanosyl) (1" —> 2') - β - d.glucopyranosid cùng với benzyl - o - p - d. glucopyranosid, 3.29 - O - dibenzoyl multiflor - 8 en - 3α 7β, 29 triol và 3 - O - β- amino benzoyl - 29 - O - benzoyl multiflor - 8 en - 3α, 7β, 29 triol [Phytochemistry letters vol.2 issue 3. 24 August 2009 pages 130 - 133].

     Người ta đã phân tích trong quả dưa có các thành phần sau: Nưóc 95%, protid 0,60%, lipid 0,11%, glucid 3,72%, cellulose 0,33%, tro 0,1%, đường 1,05 - 6% và các vitamin A (25 - 30000 đơn vị), vitamin B 0,03 mg, vitamin C 1,5 - 2mg, các chất khoáng P 30 mg, Ca 20 mg, Fe 0,4mg. Hạt chứa globulin, glutein, đường galactose và nhiều chất béo [Võ Văn Chi - TDCTVN, NXB Y học, 1997, tr.421].

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống giun

     Hạt dưa bở có tác dụng chống giun (Zinchenko et al., 1955). Tuy nhiên, hiện nay ít dùng vì đã có nhiều thuốc tẩy giun có tác dụng mạnh và lại ít độc.

2. Tác dụng lợi tiểu

     Cao của hạt dưa bở chiết bằng ether có tác dụng lợi tiểu (Singli et al., 1970). Cũng đã xác định được trong hạt có một chất có tác dụng ức chế enzym urease (Malhotra et al„ 1978).

3. Túc dụng trên RNA ribosom và trên protein

      Melonin là một protein có trong hạt dưa bở có tác dụng ức chế mạnh ribosom thuộc các nguồn khác nhau, kể cả ribosom ở tế bào có nhân rải rác (prokarotic), cả ribosom ở tế bào có nhân điển hình (eukaryotic). Có thể coi inelonin như một enzym thuỷ phân RNA (RNase) gây thoái biến RNA một cách phụ thuộc liều, nhưng lại không ảnh hưởng đến DNA (Rojo et al., 1995). Trong dưa bở còn có chất cucumisin là một serin - protease kiềm (alkalin serine protease), bền với nhiệt độ và có thể thuỷ phân protein thành peptid và aminoacid [Kee, 1999: 245]. Enzvm thuỷ phân protein này (proteinase) có khối lượng phân tử khoảng 50000. Hoạt tính thuỷ phân protein tối đa ở pH kiềm. Nhiệt độ thuỷ phân casein tối ưu là ở 70°c và pH 7,1. Enzym này bị ức chế mạnh bởi diisopropyl fluoropliosphat, bị ức chế một phần do HgCl2, nhưng không bị ức chế bởi EDTA, acid p - cloromercuribenzoic, N - tosyl - L - lysin cloromethyl ceton, N - tosyl - L - phenylalanin cloromethyl ceton và cà chất ức chế trypsin có trong hạt đậu tương (Kaneda et a!.. 1975).

4. Tác dụng gây nôn

     Uống bột của cuống khô quả dưa bở sẽ bị nôn là do kích ứng niêm mạc dạ dày. Nếu tiêm dịch cao chiết từ bột khô hoặc dịch ép tươi của cuống, quả dưa bở lại không bị nôn [Kee, 1999: 245].

5. Tác dụng chống oxy hoá VCI chống viêm

    Trong thí nghiệm in vitro, môi trường có đại thực bào phân lập từ màng bụng chuột nhắt trắng, được hoạt hoá từ trước bằng 300 IU interferon gamma (IFN - γ), rồi kích thích bạch cầu sản sinh ra các gốc tự do oxy hoá và cytokin với các nồng độ khác nhau của dịch chiết dưa bở. Kết quả cho thấy dịch chiết ức chể sự sản sinh ra anion Superoxyd và tác dụng ức chế tối đa đạt được ở nồng độ 100 ng/ml. Tác dụng chống oxy hoá này cần phải có mặt của enzym Superoxyd dismutase (SOD) vì nếu để dịch chiết ở nhiệt độ cao nhằm diệt SOD thì tác dụng không còn. Trong thí nghiệm in vivo ở chuột nhắt trắng, cho dùng dịch chiết 28 ngày. Vào cuối ngày dùng thuốc, tiêm phúc mạc cytokin gây viêm là IFN - γ. Sau 24 giờ, phân lập lấy đại thực bào ở phúc mạc chuột nhắt trắng, rồi xác định khả năng sinh ra các gốc tự do, yếu tố hoại tử u (TNF - α: tumor necrosis factor - alpha) và IL - 10 (interleukin - 10). Kết quà cho thấy tác dụng chống oxy hoá và tác dụng chống viêm chỉ xảy ra ở lô uống dịch chiết phối hợp với gliadin là một protein chức năng cho SOD có trong hạt ngũ cốc (Vouldoukis et al., 2004).

6. Tác dụng cải thiện chức năng gan

    Cuống quả dưa bở có tác dụng làm tăng tạo glucose (glucogenesis), có tác dụng bảo vệ gan đối với nhiễm độc do carbon tetraclorid, làm giảm vàng da và có hiệu quả trong điều trị gan bị nhiễm một số chất độc [Kee, 1999: 245].

7. Tác dụng trên dị ứng và phản vệ

      Phản ứng phản vệ do uống rượu, đồ uống hoặc thực phẩm có rượu sau khi ăn loại quả dưa bở quá chín có thể xảy ra ở một số ít người. Tuy nhiên, nếu là loại dưa bở mới thu hái, lại không thấy xảy ra phản vệ (Mallon et al., 1997).

     Quả dưa bở cũng có thể gây ra dị ứng. Khảo sát 66 bệnh nhân bị dị ứng do ăn dưa bở và 95 dị ứng do phấn hoa thấy dị ứng do ăn dưa bở chủ yếu xuất hiện ở miệng, số xuất hiện ngoài miệng là 13 (19,7%) và không thấy mày đay và phản vệ toàn thân. Dị ứng dưa bở có liên quan với dị ứng phấn hoa, vì tất cả các bệnh nhân dị ứng với dưa bở đều dị ứng với phấn hoa. Tỷ lệ người bị hen do dị ứng với phấn hoa cao hơn dị ứng với dưa bở (Figueredo et al., 2003).

     Đã xác định được thành phần chính gây dị ứng ở quả dưa bở là cucuinisin, một endopeptidase giống như subtilisin. Để xác định, đã lấy huyết thanh của 35 người dị ứng với dưa bở, phân tích bằng phương pháp điện di (dùng gel natri dodecyl sulphat polyacrylamid) và phương pháp miễn dịch. Kết quả đã thu được 10 băng (band) liên kết với IgE, có khối lượng phân tử 10 - 80kDa; trong đó có bốn chất chính gây dị ứng là 14 kDa, 36 kDa, 54 kDa và 67 kDa. Chất gây dị ứng có phân tử lượng 67 kDa là cucumisin. Những chất có phân tử lượng nhỏ hơn là do trong quá trình tiến triển và chuyển hoá đã bị cắt đi một số đoạn acid amin (Cuesta - Herranz, 2003).

8. Tác dụng chống kết tụ tiểu cầu người

    Một phân đoạn có hoạt tính được phân lập từ cao nước của dưa bở có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu người do nhiều chất khác nhau như epineplirin, ADP, collagen, thrombin, natri arachidonat, endoperoxyd cùa prostaglandin. Bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng, phổ tử ngoại, phổ khối và vi tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu mất đi, nếu thêm vào đó adenosin - deaminase; do đó, có thể kết luận chất có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu là adenosin (Altman et al., 1985).

9. Tác dụng làm tăng hấp thu sắt trong bữa cơm

    Uống dịch quả và ăn quả dưa bở sẽ làm tăng sự hấp thu sắt trong bữa ăn cơm. Dùng phương pháp Fe phóng xạ ở hồng cầu nghiên cứu trên 234 phụ nữ Ấn Độ đã sinh đẻ, thấy các loại quả làm tăng hấp thu sắt từ mức vừa đến khá là quả dâu tây, quả mận, quả chuối, quả xoài, quả lê, quả dưa bở, quả dứa. Quả ổi và quả đu đủ làm tăng hấp thu sắt rất mạnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại quả không có ảnh huởng đến hấp thu sắt như nho, đào, táo và quả bơ (Ballot et al., 1987).

10. Tác dụng làm giảm stress oxy hại thận do đái tháo đường

   Cơ chế quan trọng của đái tháo đưòng gây ra bệnh thận là do stress oxy hoá thận. Oxykin là cao chiết từ quả dưa bở rất giàu superoxyd dismutase thực vật có tác dụng làm giảm stress oxy hoá thận do đái tháo đường. Thí nghiệm được tiến hành trên ba lô chuột nhắt trắng: lô chuột bình thường không bị đái tháo đường db/m; lô chuột đái tháo đường di truyền db/db và lô chuột đái tháo đường db/db có dùng oxykin. Sau 12 tuần, nồng độ glucose huyết và thể trọng không khác nhau giữa lô chuột đái tháo đường dùng thuốc và đái tháo đường không dùng thuốc. Tuy nhiên, diện tích màng nâng cuộn mao mạch tính theo tỷ số cuộn mao mạch/cuộn tiểu cầu được cải thiện rõ ở lô dùng oxykin so với lô chuột đái tháo đường không dùng oxykin. Việc tăng albumin niệu và 8 - OHdG (8 - hydroxy deoxyguanosin) niệu vào tuần điều trị thứ 12 bị ức chế có ý nghĩa ở lô dùng oxykin. Các tế bào phản ứng miễn dịch 8 - OHdG trong cầu thận ở lô chuột đái tháo đường không điều trị nhiều hơn ở lô chuột dùng oxykin. Như vậy, oxykin cải thiện được tiến triển và tốc độ của bệnh thận do đái tháo đường đối với mô hình chuột nhắt trắng bị đái tháo đường típ 2, làm giảm stress oxy hoá do đái tháo đường và giảm tổn thương tế bào cuộn mao mạch thận (Naito et al. 2005).

11. Độc tính cấp

      LD50 của cucurbitacin B ở chuột nhắt trắng dùng đường uống là 14,0 ± 3,0 mg/kg, còn đường tiêm dưới da là 1,00 ± 0,07 mg/kg. Như vậy, cucurbitacin là một chất rất độc [Kee, 1999: 245].

Tính vị, công năng

     Hạt dưa bở vị ngọt, tính hàn, có công năng tán kết, tiêu ứ, thanh phế, nhuận tràng: quả dưa bở có vị ngọt, tính trơn lạnh, hơi độc, có công năng giải khát, trừ phiền nhiệt, thông khí, lợi tiểu tiện, phòng tránh nóng vào mùa hè; cuống quả dưa bở vị đắng, tính hàn, có độc có công năng gây nôn và thông đại tiện. Tài liệu Trung Ọuốc cũng ghi: Cuống quả dưa bở vị đắng, tính hàn, có tiểu độc, nhưng còn ghi thêm qui kinh là vào kinh vị [TDTH, 1997, III: 399].

Công dụng

    Nhiều bộ phận của cây dưa bở được dùng làm thuốc:

    Hạt dưa bở được dùng chữa kết tụ ở trường vị, ho khan, viêm ruột thừa, đại tiện táo bón. Môi lần ăn 10 nhân hạt, ngày 2 lần.

    Cuống quả dưa bở được dùng để làm nôn các chất đờm dãi hoặc thức ăn bị ứ đọng. Ngoài ra còn để trừ thấp nhuận tràng, các bệnh gan, vàng da và sốt rét. Liều mỗi lần 4 - 8g, sắc kỹ chia làm 2 lần uống trong ngày. Có thể tán thành bột uống, mỗi lần 0,5 - l,5g. Để chữa đại tiện bí, lấy 7 cuống dưa bở tươi, giã thật nát; nếu là cuống dưa khô thì tán thành bột, bọc vào một lần vải phin, rồi nhét vào hậu môn.

     Quả dưa còn non hoặc đã chín được dùng phối hợp để làm tăng tác dụng của thuốc khi điều trị lao, nước tiểu ít, thống phong, thấp khớp, mất ngủ, táo bón, trĩ, sỏi tiết niệu. Quả dưa cắt lát, đắp lên mặt có tác dụng bảo vệ da, dưỡng da mặt. Để làm dịu các vết bỏng nhẹ, chỗ bị viêm tẩy hoặc bị đau mắt đỏ, lấy thịt quả, đáp lên chỗ bị tổn thương.

    Hoa dưa bở được dùng chữa đau tim, nấc hoặc ho. Mỗi lần dùng 5 - 10g, sắc nước uống.

     Lá dưa bở được dùng làm tan máu ứ, chữa đòn ngã tổn thương, sưng khớp. Ngày 20g sắc uống, nếu uống được rượu thì uống với rượu. Có thể dùng tươi, rửa sạch, giã nát, rồi đắp lên chỗ đau. Tua dưa bở được dùng khi con gái mất kinh, ngày 3 - 6g, tán bột rồi uống.

    Quả dưa bở, lúc còn non được dùng làm rau ăn sông như dưa chuột, dưa gang. Còn được nấu canh, muối dưa, ngâm giấm. Giá trị dinh dưỡng của quả dưa bở không cao, nhưng để ăn sống như rau thì mát, gây ăn ngon miệng lại nhuận tràng, lợi tiêu. Quả dưa bở chín được dùng ăn với đường hoặc mật để tráng miệng.

     "Bản thảo cương mục" (Trung Quốc) ghi: Cuống quả dưa bở có thể gây nôn và tiết nhiều đờm dãi được dùng trong y học cổ truyền để gây nôn trong điều trị ngộ độc thuốc. Cũng được dùng để điều trị nhiễm độc gan, viêm gan cấp tính hoặc mãn tính và XO' gan [Kee, 1999: 245]. Gần đây, Trung Quốc đã sản xuất ra chế phẩm có 5% cao cuống quả dưa bở để chữa bệnh gan, với liều mỗi lần cho người lớn 3 - 5ml. Cũng đã chiết ra cucurbitacin B và E từ cao ethanol của cuống quả dưa bở, với liều dùng mỗi lần 0,2 - 0.3g, ngày 3 lần [Kee, 1999: 245].

     Ở Indonesia, quả dưa bở được dùng làm thức ăn, cuống quả để chữa phù, làm mạnh dạ dày và gây nôn [Med herb index, 1995: 49]. Ở Ấn Độ, quả được dùng để ăn, đặc biệt là thịt quả và dịch quả là nguồn dinh dưõng, có tác dụng làm lợi tiểu, nhuận tràng và làm đồ uống lạnh, chống khát. Dạng thuốc rửa (lotion) để điều trị eczema cấp tính, mạn tính, cũng như làm mất tàn nhang và được dùng trong trường hợp khó tiêu [Nadkarni, 1999: 402; Kirtikar et aL 1998. II: 1140].

    Hạt dưa bở ép được một loại dầu ăn được, vị ngọt, là nguồn dinh dưỡng và có tác dụng lợi tiểu, có ích khi bị khó đái, đau khi đái. Tác dụng này thường là của tất cả hạt chi Cucumis. Rễ để gây nôn và tẩy [Nadkarni, 1999: 402].

Bài thuốc có dưa bở 

1. Làm nôn ra thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày, gây trướng đầy bụng, để tống độc ra khi bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc

      Điềm qua đế (cuống quả dưa bở), xích tiểu đậu, lượng bằng nhau, tán bột. Lấy đậu sị (hạt đậu đen đã chế biến làm cho mốc vàng rồi phơi hoặc sấy khô) 20 - 30s, nấu thật nhừ. bỏ bã, lấy nước làm thang để uống với thuốc bột. Thuốc bột mỗi lần 3g chiêu với nước thang uống cho đến khi nôn ra.

2. Làm khạc ra đờm khi đờm dãi tắc trở ngại hô hấp

     Điềm qua để, uất kim, hai vị lượng bằng nhau, tán thành bột, mỗi lần uống 3g với nước.

3. Chữa con gái bị mất kinh

    Tua cuốn cây dưa bở, sử quân tử, cam thảo, các vị lượng bằng nhau, tán thành bột, mỗi lần uống 8g với rượu.

4. Để dưỡng da mặt, bảo vệ chống da mặt bị khô

     Quả dưa bở tươi 200g, cạo bỏ vỏ và ruột, giã nát, vắt lấy dịch. Lá bạc hà tươi một nắm (50g), giã nát, vắt lấy dịch. Hoà hai dịch với nước cất hoặc nước sôi để nguội, thoa lên mặt vào buổi tối.

 5. Làm dễ tiêu hoá vòa nhuận tràng

    Quả dưa bở tươi, gọt bỏ vỏ, thái lát, trộn với một ít muối và hạt tiêu bột, ăn trước bữa ăn.

6. Làm đồ ăn mát chống khát trong mùa nắng

    Thịt quả dưa bở, trộn với hạt thìa là rồi ăn [Nadkarni, 1999: 402].

Ghi chú:

     - Người bị ho khạc ra máu, người bị đái tháo đường hoặc viêm ruột, không được dùng dưa bở.

    - Trường hợp ăn dưa bở mà bị phản ứng hoặc dị ứng, lấy vỏ quả dưa vừa ăn (tốt nhất) hoặc lấy vỏ quả dưa cùng loại, sắc uống sẽ khỏi.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC