Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Nhãn

16:05 23/05/2017

Nhãn có tên đồng nghĩa :Euphoria longana Lamk., Nephelium longana Cambess.

Tên khác :Lệ chi nô, mạy ngận, mác nhan (Tày), lày nghịn điẳng (Dao).

Tên nước ngoài :Longan, dragon' s eye, eye - ball tree (Anh); longanier, oeil - de - dragon, Iitchi Ionganier (Pháp).

Họ :Bồ hòn (Sapindaceae).

Mô tả

Cây to, cao 5 -10m, có khi hơn. Thân nhẵn. Cành non có lông, cành già nhẵn và rất giòn. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 5 - 9 lá chét hình mác thuôn, dài 7 - 12cm, rộng 2,5 - 5cm, gốc hình nêm, đầu tròn hoặc hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trong sẫm bóng, mặt dưới xám nhạt có gân nổi rõ.

Cụm hoa mọc ở đầu cành và kẽ lá thành chùy kép, gồm rất nhiều hoa màu vàng nhạt; đài có lông, 5-6 răng xếp lợp; cánh hoa 5-6, hình thìa có lông nhỏ, dài gần bằng đài; nhị 6-10, mọc thò ra ở hoa đực và thụt vào ở hoa cái, chỉ nhị có lông ở gốc; bầu chia hai ô.

Quả hình cầu (thường chỉ đậu một quả do sự tiêu giảm của một ô), vỏ quả màu vàng nâu, nhẵn hoặc hơi nháp; áo hạt nạc, dày hay mỏng tùy theo thứ, loài, vị ngọt ăn được; hạt hình cầu, hơi dẹt, màu đen bóng. Mùa hoa: tháng 4-5; mùa quả : tháng 7 - 8.

Nhãn và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Nhãn xuất xứ từ vùng núi Mianma đến phía nam Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có tác giả cho rằng vùng phát nguyên của nhãn có giới hạn mở rộng đến tận miền Tây - Nam Ấn Độ và Srilanca (Wong Kai Choo & Saichol Ketsa, 1991; 'Dimocarpus longan Lour, in EAV.M. Verheij and R.E. Coronel, PROSEA N°2 Edible fruits and nuts, 75 - 78.). Hiện nay nhãn được trồng rộng rãi ở các tỉnh phía nam Trung Quốc, Đài Loan, Viột Nam, Lào, Thái Lan cũng như những nước khác ở vùng Đông - Nam và Nam Á .

Nhãn còn được trồng ở một số nơi tại Australia và bang Florida (Hoa Kỳ). Cây nhãn được trồng hiện nay trên thế giới bao gồm nhiều giống, ngay ở Việt Nam đã có 4 - 5 giống khác nhau chủ yếu bởi kích thước và phẩm chắt của quả. Nhãn là cây á nhiệt đới, qua thuần hoá và trổng trọt, đã thích nghi cao ở cả vùng khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Nhiêt độ trung bình cho cây sinh trưởng, phát trển tốt từ 20 - 25°c. Sau khi đã kết quả, cây có thể chịu được ở nhiệt độ 36°c. Lượng mưa ở các vùng trồng nhãn là 1500 - 2500mm/năm. Câỵ có thể sống được trên nhiều loại đất, đặc biệt là đất mùn phong hoá từ đá vôi.

Nhãn ra hoa nhiều hàng năm. Quá trình hoa đỗ trên mỗi cụm hoa lần lượt từ hoa đực, sau đến hoa cái. hoa lưỡng tính và cuối cùng là hoa đực. Thời kỳ hoa đực và hoa cái nở xen kẽ nhau trên một cây thường kéo dài 4-6 tuần lễ; thụ phấn chéo nhờ côn trùng (thường từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều). Thời kỳ quả chín từ 5 - 7 tháng kể từ khi thụ phấn và tùy theo giống nhãn. Hạt nhãn có thời gian sống rất ngắn, hạt bị khô hết khả năng nảy mầm.

Cách trồng

Ở Việt Nam, nhãn được trồng từ lâu đời ở cả hai miền Nam - Bắc để lấy quả ăn và làm thuốc, lấy hoa nuôi ong, lấy gỗ đùng trong xây dựng và làm đồ mỹ nghệ. Các giống nhãn ở miền Bắc thường to cây hơn, có một thời gian nhiệt độ thấp vào mùa đông để phân hoá mầm hoa và vì vậy chỉ ra hoa mỗi năm một lần vào tháng 2-3, quả chín vào tháng 7-8. Còn các giống nhãn miền Nam nhỏ cây hơn, ra hoa nhiều đợt, có hai đợt tập trung vào tháng 3-4 (quả chín vào tháng 7 - 8) và tháng 7 -8 (quả chín vào tháng 11- 12).

Nhãn có thể nhân giống bằng hạt, bằng chiết hoặc ghép. Cây gieo bằng hạt có bộ rễ phát triển, mọc khoẻ, có khả năng thích nghi rộng, nhất là ở các vùng khô hạn, nhưng chậm ra hoa, độ phân ly lốn, không giữ được đặc tính tốt ban đầu của cây mẹ nên chỉ dùng để sản xuất gốc ghép. Ở miền Bắc, thường dùng giống nhãn nước hoặc nhãn thóc, còn ở miền Nam, nhãn long là gốc ghép chính. Hạt cần loại bỏ hết cùi, rửa sạch và đem gieo ngay, tỷ lệ nảy mầm đạt trên 90%. Nếu để lâu, vỏ hạt khô đi, tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm (sau 2 tuần, tỷ lệ nảy mầm chỉ còn khoảng 5%).

Trước khi gieo, ủ hạt trong cát ẩm, giữ ở nhiệt độ 25°c trong vài ngày. Khi hạt nứt nanh đem gieo vói khoảng cách 8 xl0cm. Khi cây con có 4 lá thật, chuyển vào bầu. Cần cắt bớt rễ cái trước khi cấy vào bầu để kích thích bộ rễ phát triển. Cây nhãn con trong bầu được chăm sóc cẩn thận, đến khi đường kính gốc đạt khoảng lem thì ghép. Thời vụ ghép ở miền Bắc là tháng 3-4 hoặc tháng 9 - 10. và miền Nam vào đầu hoặc cuối mùa mưa (nhưng miền Nam hay dùng phương pháp chiết hơn). Có thể ghép mắt hoặc ghép cành đều được. Những giống nhãn lá to, quả to nên dùng gốc ghép cùng loại, nếu shép vào gốc ghép có lá nhỏ, quả nhỏ thì tỷ lệ sống thấp, cây sinh trưởng yếu. Đối với phương pháp ghép rất theo kiểu cửa sổ, lấy mắt ghép từ cành có 4 - 7 tháng tuổi.

Đối với các phương pháp ghép cành (ghép nếu ghép chẻ bên, ghép vát) thì lấy cành bánh tẻ, có 3 tháng tuổi làm cành ghép. Sau khi ghép xong, nên dùng giấy PE mỏng bọc kín để giữ ẩm cho vết ghép, không nên dùng loại giấy dày.

Nếu dùng phương pháp ghép mắt, sau 7-10 ngày, kiểm tra thấy mắt ghép sống thì 2 tuần sáu, cắt bỏ ngọn cây và vặt bỏ các mầm phụ, lá già trên gốc ghép, tưới nước và bón thúc phân cho cây. Khi cần có thể dùng Dipterex (1:800) để phòng trừ sâu bệnh. Không cần phải mở giấy PE (nếu là loại mỏng) vì mầm ghép sống có thể tự đâm thủng màng PE và vươn ra ngoài. Cần đợi cây ghép tương đối lớn (khoảng 12 tháng tuổi) mới đem trồng. Có thể sang bầu lớn hơn (chứa 3 - 4 kg đất), để chổ râm, chăm bón tốt sau 4-5 tháng.

Nhãn còn có thể nhân giống bằng chiết cành. Cách này rất phổ biến ở miền Nam vì chóng ra rễ hơn. Thời gian chiết tốt nhất là mùa mưa. Khoảng 2 tháng sau khi chiết, cắt ươm vào chỗ râm, tưới giữ ẩm, khi ra rỗ mới, lá xanh lại thì đem trồng. Thời vụ trồng vào tháng 2 - 3 ở miền Bắc, tháng 4 - 5 ở miền Nam. Nếu trồng ít cây trong vườn thì trồng mùa nào cũng được, riêng ở miền Bắc không nên trồng vào các tháng mùa đông. Nhãn trồng được trên nhiều loại đất, trừ đất quá bạc màu, khô hạn, kém thoát nước và chua mặn. Trong thực tế, nhãn thường được trồng trên đất phù sa dày, giàu dinh dưỡng, đủ độ ẩm quanh năm.

Khi trồng, người ta đào hố kích thước 60 X 60 X 60cm vói khoảng cách 8 X 8m (đất đồng bằng) hoặc 80 X 80 X 80cm với khoảng cách 7 X 7m hay 6 X 7m (đất trung du và miền núi). Mỗi hố bón lót 30 - 50 kg phân chuồng (nhiều hơn càng tốt) +1,0 - l,5kg supe lân + 0,5 - 0,7 kg vôi bột + 0,1 - 0,15kg urê. Trộn đều phân với dất, phá thành hố và lấp đất, sau đó đặt cây giống, lèn chắc gốc, tưới nước và dùng rơm, rạ phủ quanh gốc.

Thời kỳ đầu, cần tưới ẩm thường xuvên nhưng tránh làm đóng váng mạt đất, giữ sạch cỏ dại, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh và tỉa cành tạo hình cho cây. Khi cây chưa giao tán, có thể trổng xen câv họ đậu để tăng thu nhập, che phủ đất, chống xói mòn và tăng độ phì cho đất. Trong 3 - 4 năm dầu, có thể dùng nưóc phân chuồng pha loãng tưới cho cây, cứ 2 - 3 tháng tưới một lần, mỗi lần 5 lít/cây, hoặc có thể thay bằng 50- 100 g urê. Khi cây ra quả, mỗi năm cần bón 5 lần: vào tháng 2 lúc cây phân hóa mầm hoa, tháng 3-4 để tăng khả năng đậu quả, tháng 6 để nuôi quả, tháng 7-8 để cân đối nhu cầu dinh dưỡng cho quả và sự phát triển của cành và lần cuối cùng bón vào tháng 8-9 sau khi thu hoạch quả. Trong 5 lần bón trên, lần bón trước lúc cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả là quan trọng nhất. Những lần đầu chủ yếu bón đạm, vẻ sau cần phối hợp giữa đạm, lân và kali.

Cách bón tốt nhất là hòa phân với nước tưới theo hình chiếu của tán cây, từ ngoài vào trong, cách xa gốc chừng 0,7-lm. Phân chuồng có thể bón theo rãnh đào quanh mép ngoài của hình chiếu tán cây. Ngoài ra, còn có thể bón phân qua lá (đạm, vi lượng). Nhãn bị khá nhiều sâu bệnh hại. Sâu chủ yếu có bọ xít, nhện, rầy; bệnh có mốc sương, sương mai. cẩn thường xuyên phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu có bẩn trôn thị trường. Đặc biệt, cần đê phòng dơi hại quả chín. Cách tốt nhất là dùng lưới bao lấy cả cây. Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, mọng, nhẵn, hạt có màu đen là có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào buổi sáng hoặc buổi chiều của những ngày tạnh ráo, tránh buổi trưa quá nóng. Cắt cả chùm quả, nhưng không cắt quá dài làm ảnh hưởng đến các mầm ngả phía dưói. Thu xong, đem quả vào chỗ râm, rải mỏng, không xếp thành dống. Ở điều kiện bình thường, quả có thể bảo quản được 5-7 ngày, nếu bảo quản lạnh hoặc dùng hoá chất (ngâm trong dung địch Thiabendazol 500 - lOOOppm qua 1 phút, vớt ra, hong khô trong râm rồi đóng gói) có thể để được lâu hơn.

Bộ phận dùng

Áo hạt còn gọi là cùi, tên thuốc là long nhãn nhục. Hạt và lá cũng được dùng. Hái quả nhãn chín, phơi nắng hoặc sấy cho vỏ ngoài vàng đều rồi lóc lấy cùi, tiếp tục phơi hoặc sấy cùi đến khố. Hạt nhãn phơi khô. Rễ và lá nhãn có thể thu hái quanh năm.

Tác dụng dược lý

Dịch chiết nước từ long nhãn thí nghiệm trên ống kính, có tác dụng ức chế sự phát triển của nha bào một số nấm gây bệnh.

Tính vị, công năng

Long nhãn có vị ngọt, tính ôn vào 2 kinh tàm, tỳ, có tác đụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, an thần trí. Hạt nhãn có vị chát, tính bình, có tác dụng chỉ huyết, chỉ thống, hành khí, hóa thấp. Lá nhãn có vị nhạt, tính bình, có tác dụng giải biểu, hóa thấp, thanh nhiệt.

Công dụng

Nhãn là một loại quả quý, có vị thơm ngon được mọi người ưa chuộng. Ngoài công dụng làm thực phẩm, cùi nhãn được chế biến thành long nhãn là một vị thuốc bổ, chữa các bệnh suy nhược thần kinh, tim dập hồi hộp, kém ngủ, hay quèn, đại tiện ra máu. Liều dùng ngày 6 - 15g, sắc nưôc uống hoặc chế thành cao, ngâm rượu, viên hoàn. Ngoài long nhãn, các bộ phận khác của cây nhãn cũng được dùng làm thuốc. Lá nhãn (lOOg) thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn IOOml, chia làm 2 lần uống trong ngày chữa phù thũng. Ở Trung Quốc, lá nhãn 15g sắc nước uống chữa cảm cúm. Hạt nhãn cạo sạch vỏ đen, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, đắp vào vết thương để cầm máu; dùng phối hợp với phèn phi (lượng bằng nhau) xoa ngày 2 lần chữa hôi nách. Hạt nhãn đốt cháv thành than, tán bột rắc chữa lở ngứa ở kẽ ngón chân, ngón lay. Hạt nhãn dùng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa thoát vị bẹn, đau bụng.

Cách dùng như sau: Hạt nhãn (sao), hạt vải (sao), tiểu hồi hương (sao), các vị lượng bằng nhau, nghiểa thành bột. Mỗi lần dùng 3g, uống với thang ihăng ma (3g sẩc với nước - rượu) vào lúc đói. Vỏ quả nhãn đốt thành than, tán bột mịn, hòa với dầu vùng, bôi chữa bỏng, vỏ thân cạo bỏ vỏ ngoài, thái thành sợi nhỏ, mỗi lần dùng 12 - 15g sắc nước, bỏ bã, uống với rượu trắng, ngày 2 lần, chữa viêm linh hoàn (Giang Tây Trung y dược).

Bài thuốc có long nhãn

1. Chữa tư lự quá nhiều, hồi hộp khó ngừ, hay quên: Long nhãn 30g, phục thần 30g, hoàng kỳ 30g, toan táo nhàn 3g, nhân sâm 15g, mộc hương 15g, chích cam thảo 8g, đương quy 3g, viỗn chí 3g. Ngâm rượu uống (Quy tỳ thang).

2. Chữa các triệu chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt mỏi: Long nhãn 50g, cao ban long 40g. sắc long nhãn với nước, thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hoà tan cao. Để nguội, thái thành miếng nhỏ. Uống mỗi lần lOg vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm (Cao nhị long ẩm).

3. Thuốc bổ tàm an thần: Có long nhãn 15% và liên nhục, đại táo, hoài sơn, lá vông, táo nhân, cam thảo (Viên liên thảo của bệnh viện Tinh thần kinh).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC