Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thuốc phiện

15:05 15/05/2017

Thuốc phiện có tên khác: A phiến, anh túc, chừ gia dính (II Mông), co khoắn nhẹng (Thái), lão phèn (Tày), cây thẩu, a phù dung.

Tên nước ngoài: Opium poppy, garden poppy, chessbolls (Anh); pavot somnifère, pavot blanc, pavot à opium, pavot des jardins, oeillette (Pháp).

Họ: Thuốc phiện (Papaveraceac).

Mô tả

Thuốc phiện - Papaver somniferum L.Cây thảo, sống hàng năm, cao hơn lm. Thân hình trụ, nhẵn, ít phân nhánh. Lá mọc so le, không cuống, gốc hình tim ôm thân, đầu nhọn, màu lục xám, chia thùy không đều, lá già chia nhiều hơn lá non, mép khía răng, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu. Hoa to, mọc đơn độc ỏ ngọn thân và đầu cành, có cuống dài; hoa màu trắng, đỏ hay tím; dài 2 răng, nhẵn, sớm rụng; tràng 4 cánh mỏng, không bao giờ nỏ xoè, điểm màu nâu ở gốc; nhị nhiều, bao phấn màu tím; bầu thượng, 1 ô, nhiều lá noãn. Quả nang, hình cầu, rộng 2 - 3cm, thuôn ở gốc, có khía dọc, trong có vách giả, khi chín mở bằng những lỏ nhỏ ở phía dưới đầu nhụy còn sót lại; hạt nhỏ nhiều, hình thận, màu đen. Mùa hoa quả: tháng 3-5.

Phân bố, sinh thái

Chi Papaver L. có tổng số khoảng 100 loài, phân bố chủ yếu từ vùng Nam Âu đến vùng Trung Á và Bắc Nam Á. Một số loài là những cây thuốc cổ điển và một số loài khác như p. nudicaule L. p. rhoeas L. được trồng làm cảnh vì có hoa đẹp. Về cây thuốc phiện, hiện nay chưa rõ nguồn gốc chính xác từ đâu. Chỉ biết cách dây hơn 2000 năm, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã trổng và sử dụng thuốc phiện để làm thuốc, về sau cây được trồng phổ biến ở vùng Tây - Nam Âu, Trung Á và một số nước ở phía bắc vùng Đông Nam Á cũng như Trung Quốc. Ở Việt Nam, trước kia thuốc phiện cũng được trồng nhiều trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Lào Cai, Nghĩa Lộ (cũ), Lai Châu, Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, phía tây Thanh Hoá và Nghệ An. Ở một số điểm vùng núi cao thuộc tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn cũng dã từng trồng thuốc phiện nhưng không đáng kể. Ngày nay, với chủ trương xoá bỏ cây thuốc phiện, tất cả các địa phương kể trên không còn trồng loại cây cho chất gây nghiện này nữa. Thuốc phiện là loại câv ngắn ngày, thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng ôn đới ấm hay vùng cận nhiệt đới. Ở vùng nhiệt đới, cây chỉ có thể phát triển được ở khu vực núi cao từ 850 đến 2000m, thiên vổ khí hậu cận nhiệt đới, ẩm mát quanh năm. Nhiệt (lộ trung bình năm 14 - 18°c, lượng mưa về mùa xuân tương đối thấp. Điều kiện đó phù hợp với đặc điểm sinh thái cùa cây thuốc phiện là không ưa mưa nhiều. Cây sinh trưởng phát triển lốt ở những nơi đất tơi xốp, nhiều mùn mới được khai phá. Cây con mọc từ hạt được thấy vào khoảng 10 - 15 ngày sau khi gieo. Thời gian đầu cây sinh trưởng chậm, nhưng sau 2 tháng cây đã đạt kích thước cực đại và bắt dầu ra hoa quả. Hoa thuốc phiện nở từ sáng sớm, thụ phấn nhờ côn trùng và thời gian thụ phấn hiệu quả nhất từ 9 giờ sáng đến 1 hoặc 2 giờ chiều. Sau khi thụ phấn, màu sắc của cánh hoa cũng phai nhạt dần và chỉ tồn tại 2 - 3 ngày thì rụng.

Quả thuốc phiện phát triển rất nhanh, sau 3 tuần từ lúc hoa nở, người ta đã có thể trích để lấy nhựa. Thời gian thu hoạch nhựa kéo dài trong 2 tuần tiếp theo. Toàn bộ vòng đòi của cây thuốc phiện chỉ tồn tại khoảng 4,5-5 tháng.

Bộ phận dùng

Nhựa lấy từ quả chưa chín. Quả chưa lấy nhựa, có cuống dài chừng lOcm, dùng để chiết xuất alcaloid. Quả đã lấy nhựa là anh túc xác hay cù túc xác. Hạt thu hoạch ở quả chín, còn dùng lá và hoa.

Tác dụng dược lý

Nhựa thuốc phiện có nhiều tác dụng dược lý, là do trong nhựa thuốc phiện có nhiều alcaloid với tác dụng được lý mạnh, có những tác dụng tương tự nhau, có tác dụng khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Toàn bộ nhựa thuốc phiện có tác dụng ưu tiên là giảm đau, gây ngủ, giảm ho, gâv táo bón (chữa tiêu chảy), ức chế hô hấp... cũng tương tự như tác dụng của morphin vì morphin chiếm hàm lượng cao nhất trong nhựa thuốc phiện. 1. Morphin: Tác dụng dược lý quan trọng nhất của morphin là giảm đau, gâv ngủ, gây ra cảm giác tê mê, sảng khoái. Đây là tác dụng chính dược đùng để giảm đau trong điều trị, nhưng cũng chính là nguyên nhân gây nghiện. Morphin có tác dụng giảm đau là do tác động trên các thụ thể đặc hiệu, gọi là thụ thể opiat và có nhiều loại như (muy), k (kappa), 5 (delta) và ơ (sigma). Thụ thể n có ỏ đồi thị, dưới đồi, thân não, tủy sống; hoạt hóa thụ thể này gày ra tác dụng giảm đau trung ương mạnh, giảm thể tích hô hấp, giảm thân nhiệt, giảm hoạt động vận động.

Liều cao morphin gây ra hạ huyết áp, co đồng tử, chậm nhịp tim, sảng khoái, quen thuốc, thờ ơ, cứng đờ cơ. Thụ thể k có ở vùng đồi thị, dưới đồi và vỏ não; hoạt hóa thụ thể này gây ra giảm đau ngoại vi, an thần kinh, co đồng tử, giảm phản xạ. Thụ thể ơ có ở thân não và tủy sống; hoạt hóa thụ thể này gây ra rối loạn thần kinh thực vật (tim đập nhanh, nhịp thở nhanh) ảo giác, thao cuồng. Thụ thể 5 là thụ thể dành ưu tiên cho các pentapeptid opiat nội sinh là các enkephalin được sinh tổng hợp ở tuyến yên, não, tuỷ sống, hồi tràng, tá tràng. Morphin có tác dụng ức chế hô hấp, làm cho trung khu hô hấp kém nhạy cảm với C02, kéo dài thời gian thở ra, nên số lần thở trong một phút giảm. Thể tích không khí hít thở trong một phút bao giờ cũng giảm, mặc dù thể tích một lần thở có thể tăng.

Morphin có tác dụng giảm ho là do ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành não, và một phần cũng do ức chế hô hấp gây nên. Morphin có tác dụng gây táo bón do làm giãn cơ trơn ruột, nhưng lại làm tăng trương lực cơ thát hậu môn, thức ăn và phân giữ lại lâu trong ruột, nước bị hấp thu phần lớn, nên sinh ra táo bón. Tác dụng này được dùng để điều trị bệnh tiêu chảy mạn tính nặng. Không được dùng để chữa thể tiêu chảy cấp tính do vi khuẩn hoặc do ngộ độc thức ăn. Morphin có tác dụng gây nôn. Sau khi dùng một liều morphin 15mg tiêm dưới da, khoảng 40% bệnh nhân buồn nôn và 15% nôn. Nguyên nhân do morphin kích khích thụ thể hóa học (chemoreceptor) ở vùng postrema của hành não. Ở những người nghiện, buồn nôn là dấu hiệu báo trước khi chuyển sang giai đoạn dỗ thồ và sảng khoái. Tác dụng gây nôn được thấy cả ở một số loài động vật như mèo và chó. Nlorphin có tác dụng làm co đồng tử. Ở liều điều trị, đồng tử rất nhạy cảm vói ánh sáng, và dã có hiện tượng có. Nêu liều tăng lên, đồng tử co rất rõ rệt. ở những con chó dã cắt bỏ vỏ não, thì đồng tử không co nữa sau khi dùng morphin. Cùng với co đồng tử, nhãn áp thường giảm đi. Những chất đối kháng với tác dụng co đồng tử của morphin là atropin và điethylamid của acid lysergic. Morphin ít ảnh hưởng đến hệ tim mạch.

Tuy nhiên đã thấy một số trường hợp nhịp tim chậm là do morphin kích thích hệ phó giao cảm trung ương. Một số trường hợp gây giãn mạch ngoại vi và hạ huyết áp thế đứng, là do morphin làm giảm khả năng điều hòa khi có những trạng thái thay đổi tư thế nhanh (từ ngồi sang đứng), đặc biệt là nếu tiêm tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, mạch ở các chi giãn nở ra, máu ỏ đó tăng lên đến 30 - 40%, huyết áp ở những chỗ mạch nở ra dó thực tế ít thay đổi, nhưng làm huyết áp toàn thân giảm đột ngột. Khi uống, morphin dễ đàng hấp thu qua ruột non. Khi tiêm, thuốc hấp thu nhanh hơn, thường tiêm dưới da, bắp thịt hoặc tĩnh mạch. Sau khi hấp thu vào máu, morphin vào các mô toàn cơ thể, qua hàng rào máu - não, vào não và phát huy tác dụng. Liều chết trung bình LD5Ũ khi tiêm dưới da cho chuột nhắt trắng là 500 mg/kg. Morphin có thể gây các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, táo bón, khó đái, hô hấp ức chế, buồn ngủ. Nếu dùng nhiều lần sẽ quen thuốc và gây nghiện.

Dùng quá liều, hô hấp sẽ bị tê liệt và dẫn đến tử vong. Heroin không có trong thuốc phiện, nhưng từ morphin có thể bán tổng hợp dễ dàng. Tác dụng dược lý của heroin cũng tương tự như morphin, nhưng mạnh hơn và cũng dẽ gây nghiện hơn. Việc sản xuất và tàng trữ heroin là bất hợp pháp ở hầu hết các nước trong đó có Việt Nam. 2. Codein: là chất được đùng nhiều nhất trong các alcaloid của thuốc phiện. Codein cũng có tác dụng giảm dau, đặc biệt là làm tăng tác dụng của các thuốc giảm đau khác không thuộc loại opiat như paracetamol (acetaminophen), vì thế thường được phối hợp với nhau trong điều trị. Codein có tác dụng dược lý và cơ chế tác dụng giống morphin, nhưng các tác dụng giảm đau, gây tê mê sảng khoái, ức chế hô hấp và gây táo bón kém hơn nhiều.

Tác dụng giảm đau của codein chỉ bằng 1/12 của morphin; còn tác dụng chống ho vẫn giữ ở mức mạnh không kcm morphin, nên codein thường dược dùng làm thuốc ho. Khi uống, codein hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, thời gian lác dụng giống như morphin, thường kéo dài 4 - 6 giờ. Codein không có ảnh hưởng gì dáng kể trên hệ tim mạch và cơ trơn. Liều chết LD50 khi tiêm dưới da cho chuột nhắt trắng của dạng codein hvđroclorid là 300 mg/kg.

3. Papaverin: ít có tác dụng trên hệ thần kinh, nên tác dụng giảm đau gây ngủ rất kém, chỉ vói liều rất lớn mới có tác dụng gây trấn tĩnh. Tác dụng ưu tiên của papaverin là trên cơ trơn. Papaverin làm giãn cơ trơn và làm giãn thành mạch của những dộng mạch lớn và nếu chúng đang ở trạng thái co thì tác dụng càng mạnh. Đây là do tác dụng trực tiếp của papaverin trên cơ trơn, chứ không phải qua cơ chế thần kinh. Papaverin chỉ cần ở nồng độ 2 ng/ml đã có tác dụng đối kháng với sự co bóp hồi tràng chuột lang cô lập, gây nên do nicotin, acetylcholin hoặc BaCl2. Papaverin có tác dụng làm giãn mạch vành trong một thời gian dài và làm tăng lưu lượng mạch vành, nhưng lại làm tăng sự tiêu thụ oxy cơ tim. Vì vậy, cần cân nhấc khi dùng cho bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim. Papaverin còn có tác dụng hạ huyết áp và chống loạn nhịp tim, nhưng thường chỉ hạn chế dùng trong một số trường hợp. Papaverin có độc tính vừa phải. Liều chết trung bình LD50 khi cho chuột cống trắng uống là 750 mg/kg. Thử trên chuột nhắt trắng LD50k': uống là 528 mg/kg và khi tiêm tĩnh mạch là 46,3 mã/VR.

4. Narcotin (noscapin): không có tác dụng giảm đau rõ rệt. Giống như codein, narcotin thưòng được dùng làm thuốc chữa ho, đặc biệt là ho trẻ em, vì không có tác dụng ức chế trung khu thần kinh và không gây nghiện. Narcotin ít độc hơn codein, cho chuột cống trắng uống liều 800 mg/kg mới bắt đầu có chuột chét. Cho chó uống liều 30 mg/kg, một tuần dùng 5 ngày, liên tục trong 13 tuần, cũng không thấy có biểu hiện độc. Nghiên cứu độc tính cấp ở chuột nhắt trắng, đã xác định được LD50dùng uống là 1090 mg/kg, tiêm dưới da là 725 mg/kg, và tiôm tĩnh mạch là 47 mg/kg.

5. Narcein: cũng không có tác dụng giảm đau, tác dụng giảm ho tương tự cođein. Ngoài ra, còn có tác dụng hạ huyết áp, kích thích nhu động ruột và kích thích hô hấp. Thí nghiệm trên thỏ, tiêm tĩnh mạch vói liều 50 mg/kg làm cho hô hấp tăng nhanh. Liều 150 - 200 mg/kg có tác dụng đối kháng đặc hiệu với hô hấp bị úc chế do morphin gây nén. Nhưng nếu hô háp bị ức chế do barbiturat thì narcein lại không có tác dụng đối kháng. Thí nghiệm trên chuột nhất trắng, thỏ, mèo, thấv LD50 gần giống nhau và là 1,8 - 2,2 g/kg.

6. Tìiebain: không có tác dụng giảm dau và còn có thể gây co giật giống như strychnin. Với liều rất nhỏ 1/100 - 1/500 LD50, thebain có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, kéo dài thời gian ngủ do thuốc ngủ barbiturat. Nếu tăng liều, tác dụng không còn và nếu tăng nữa lại gây co giật. Thebain cũng có tác dụng tăng cường kích thích thần kinh trung ương như cafein. Thebain có tác dụng kích thích hô hấp. Với liều 2 mg/kg có thể đối kháng trên hô hấp bị ức chế do liều 5 mg/kg morphin gây nên. Thí nghiệm trên chó, tiêm tĩnh mạch thebain liều 0,5 mg/kg làm huyết áp hạ trong một thời gian ngắn, nhưng gây quen thuốc nhanh, tức là nếu tiêm lắp lại thì tác dụng hạ huyết áp giảm đi rồi không giảm nữa. Thí nghiệm trên chế phẩm cô lập, thebain với nồng độ 10'4 mol/lit có tác dụng ức chế sức co của tim thỏ cô lập chuột lang, làm giảm sức co của ruột thỏ cô lập. Thử độc tính cấp trên chuột nhắt trắng, LD50 khi tiêm phúc mạc là 25 mg/kg, khi tiêm dưới da là 31 mg/kg; còn thí nghiệm trên thỏ, LD5ũkhi tiêm dưói da là 14 mg/kg. Như vậy, thebain có tác đụng dược lý mạnh (liều dùng thấp) và độc tính cao.

Tính vị, công năng

Thuốc phiện có vị chua, đắng, hơi chát, tính bình, có độc, vào các kinh phế, thận, tràng, vị, có tác dụng liễm phế, chỉ thống, chỉ khái, chỉ lỵ. Hạt thuốc phiện có vị ngọt, tính bình, vào kinh tràng, vị, có tác dụng tri nôn, táo bón.

Công dụng

Quả khô dã trích nhựa của cây thuốc phiện được dùng chữa ho lâu ngày không khỏi, tiêu chảy mạn tính. Ngày 3 - 6g, sắc uống. Nhựa thuốc phiện được dùng để điều trị chứng đau, mất ngủ, ho lâu ngày, đau bụng tiêu chảy mạn tính, làm dỗ thở trong suy tim. Nhưng vì nhựa thuốc phiện sống có hàm lượng alcaloid rất khác nhau, đặc biệt hàm lượng morphin có thể thay đổi từ 5 đến 25% tùy loại nhựa. Do đó không được dùng trực tiếp nhựa sống để chữa bệnh, mà phải chế ra các dạng thuốc tiêu chuẩn hóa như bột thuốc phiện có 10% morphin, cao thuốc phiện có 20% morphin, omnopon (hoặc pantopon) có 50% morphin, cồn thuốc phiện có 1% morphin.

Liều dùng phải tính theo morphin, mỗi lần 0, 005 - 0,02 g(5 - 20mg). Liều tối đa một lần (tính theo morphin) là 0,02g; liều tối da một ngày 0,06g. Ngoài ra, còn một số dạng thuốc phối hợp, đã trở thành các bài thuốc kinh điển, nhiều dạng dã được sản xuất và lưu hành trên thị trường (xem phần bài thuốc có thuốc phiện). Tuy nhiên, hiện nay, việc dùng thuốc phiện hoặc các chế phẩm của thuốc phiện đã bị bỏ dần và thay bằng các alcaloid chiết tinh khiết riêng rẽ như morphin, codein, narcotin, narcein, papaverin, thebain... Xái thuốc phiện cũng được nhân dân ở một số nơi trước đây dùng chữa đi tả nguy cấp. Lấy xái thuốc phiện viên bằng hạt đậu xanh, uống mỗi lần một viên, nếu chưa cầm uống thêm, nhưng không quá 4 viên. Tuy nhiên, hiện nay không nên dùng xái thuốc phiện để chữa bệnh, vì hàm lượng alcaloid trong xái thuốc phiện rất thay đổi. Tuy cũng uống một số viên như vậy, nhưng nếu loại xái có hàm lượng alcaloid thấp thì không có tác dụng, còn nếu là loại có hàm lượng alcaloid cao sẽ gây ngộ độc, rất nguy hiểm.

Hạt thuốc phiện có tác dụng chữa táo bón và buồn nôn. Liều dùng 10 - 20g. Thông thường, hạt thuốc phiện và dầu ép từ hạt để ăn. Hạt được dùng trong thực phẩm như thêm vào một số loại bánh. Bánh có hạt thuốc phiện ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng. Hạt thuốc phiện còn dùng để nuôi chim. Hạt hoặc xơ hạt sau khi đã ép lấy dầu, được chế biến thành thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, dùng làm thức ăn cho gia súc nhiều khi cũng gây ra ngộ độc là do có alcaloiđ nhiễm trong hạt với các phần vỏ quả

. Dầu hạt thuốc phiện chủ yếu được dùng dể làm dầu ăn, nhưng cũng để sản xuất sơn và xà phòng. Hoa thuốc phiện hãm uống cũng có tác dụng giảm đau, trị ho và chữa tiêu chảy. Lá non thuốc phiện có thể ăn được như rau. Các dạng thuốc có thuốc phiện

1. Viên opizoic: Cao thuốc phiện 5mg, tinh dầu hồi lmg, long não 2mg, acid benzoic 10mg trong 1 viên. Người lớn mỗi lần 1 - 2 viên, ngày 2-3 lần.

2. Viên ho long dờin: Mỗi viôn có cao opi 5 mg, cồn phụ tử 5 (năm) giọt. Người lớn 1-2 viên, ngày 3 lần.

3. Viên ho giảm thống: Mỗi viên có cao thuốc phiện (còn gọi là cao opi) 5mg, cao belladon 5mg. Người lớn 1-2 viên, ngày 2 - 3 lần.

4. Viên paregoric (viên opibenzoic): Mỗi viên có cao thuốc phiện 3,75mg (0,00375g), long não I5ing, acid benzoic 30mg, dầu hồi 7,5mg, lactose 350mg. Người lớn: 1-2 viên, ngày 2-3 lần.

5. Viên pectoỉ: Mỗi viên có bột thuốc phiện 10 mg, cao khô thermopsis lOmg, natri hyđrocarbonat 200mg, bột cam thảo 200mg, tinh dầu hồi đủ thơm. Người lớn mỗi lần uống 1 viên, ngày 2-3 lần.

6. Cồn thuốc phiện kép (cổn opisafran hoặc Laudanum Sydenham): Bột thuốc phiện 110g, tinh dầu quế lg, tinh dầu đinh hương lg, safran 30g, cồn 30° 920g. Cồn này có ỉ% morphin. Người lớn 0,1 - 0,3g. ngày 2 - 4 lần (lg có 43 giọt).

7. Cồn opỉ benzoic (cồn paregoric): Bột thuốc phiện 5g, acid benzoic 5g, tinh dầu hồi 5g, long não 2g, cồn 60° vừa đả 1000 ml, đóng ống tiêm để uống 5ml (1 ống tiêm 5 ml có 2,5 mg morphin). Người lớn mỗi lần 1 ống, ngày 1-3 lần.

8. Bột opi ipêca (còn gọi là bột Dover): Bột thuốc phiện (còn gọi là bột opi) 10%, bột rễ ipêca 10% và bột lactose 80%. Bột có 1% morphin. Người lớn mỗi lần 0,2 - 0,5g, ngày 1-3 lần.

9. Bột opiamoni: Bột thuốc phiện 10%, amoni clorid 30%, kali sulfat 60%. Bột có 1% morphin. Người lớn mỗi lần 0,2 ' 0,5g, ngày 1-3 lẩn.

10. Xirô opi mạnh (còn gọi là sừô thebaic): 20g siiô tương ứng vói 5Qmg cao thuốc phiện (sứô có 0, 05% morphin). Người lán mỗi lần 5 -1 Og, ngày 1-3 lần.

11. Sirô opi loãng (còn gọi là xừô Diacod): 20g sừô tương ứng vối lOmg cao thuốc phiện (sirò này có 0,01% morphin), thường để dùng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên, mỗi tuổi lg.

Chú ý:

1. Cấm dùng các chế phẩm của thuốc phiện dể chữa tiêu chảy, kiết lỵ cấp tính do vi khuẩn hoặc do nhiỗm độc thức ăn.

2. Cấm dùng nhựa thuốc phiện trực tiếp vì chưa xác định dược hàm lượng morphin nên dễ bị ngộ độc rất nguy hiểm.

3. Trẻ em dưới 5 tuổi không được dùng thuốc phiện và các dẫn chất của thuốc phiện, vì dễ bị ức chế hô hấp, liệt hô hấp và chết.

4. Các chế phẩm của thuốc phiện, morphin và những chất tương tự là thuốc độc bảng A gây nghiện, muốn dùng phải có đơn của thày thuốc và không được dùng quá 7 ngày, vì dễ gây nghiện. Một số dạng thuốc có hàm lượng trong 1 viôn hoặc có nồng độ thuốc phiện thấp, có thể được Bộ Y tế cho phép bán không cần đơn.

5. Cấm sản xuất và tàng trữ heroin, một dẫn chất có thể bán tổng hợp từ morphin vì là chất dặc biệt dễ gây nghiện. Việc sản xuất tàng trữ heroin là phạm pháp, kể cả ngành y tế.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC