Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thị

10:05 15/05/2017

 Thị có tên khác :Thị muộn, thị sáp.

Tên nước ngoài :Plaqueminier cừeux (Pháp).

Họ :Thị (Ebenaceae).

Mô Tả

Cây to, cao 7 - 10 m, phân cành nhiều. Cành non có lông tơ mềm màu hung. Lá mọc so le, cuống ngắn, hình trái xoan - thuôn, gốc hình nêm, đầu tù hơi nhọn, hai mặt gần như cùng màu, có nhiều lông và gân nổi rất rõ.

Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, ngắn hơn lá nhiều; hoa màu trắng; hoa đực có ống đài ngấn, có lông; hoa tạp tính gồm những hoa sinh sản ở giữa, hoa không sinh sản ở mặt ngoài, tất cả đều phủ nhiều lông mềm, bầu nhiều noãn. Quả mọng, hình cầu, đít tròn, to bằng quả cam, khi chín màu vàng, rất thơm, đài tồn tại nhỏ gồm 4 thùy cong lên và có lông; hạt cứng, dẹt. Còn có loại quả nhỏ hơn, dẹt, đít bằng, gọi là thị lục sáp. Mùa hoa quả: tháng 6-9.

Phân bố, sinh thái

Chi Diospyros L. có khoảng dưới 100 loài, phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, có khoảng 60 loài, đều là cây gỗ, trong đó đáng chú ý có những loài cho gỗ quý như mun (Diospyros mun A. Chev.), quả ăn được như hồng (D. kaki L.í) và cây thị. Thị có nguồn gốc Nam, Lào và Campuchia (Võ Văn Chi, 1997), hoặc ở vùng Đông Á (Lê Trần Chấn et al, 1999); Có tài liệu cho rằng thị là đặc hữu của Việt vừa thấy mọc hoang dại vừa được trồng ở những nước này và Thái Lan (Vidal, J.E., Martei, G. & Lewitz, s., 1969). Ở Việt Nam, thị là cây trồng quen thuộc, đã đi vào các câu chuyện cổ tích từ xa xưa. Cây có nhiều ở vườn gia đình, đình chùa các tỉnh đồng bằng, trung du và vùng núi thấp ở miền Bắc.

Thị lúc nhỏ chịu bóng, sau trở nên ưa sáng; ra chồi và lá non trong mùa xuân - hè; quả chín giữa mùa thu; tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Quả thị chín là nguồn thức ăn ưa thích của một số loài gậm nhấm và chim. Chim lớn (quạ, bồ các) có thể đưa quả đi xa và sau khi ăn phần cơm,để hạt rớt xuống đất mọc thành cây hoang dại hóa ở một vài nơi.

Cách trồng

Thị được trồng ở nhiều nơi để lấy quả ăn, cúng lễ, bày cỗ Trung thu. Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt thị phơi khô chóng mất sức nảy mầm. Vì vậy, vào tháng 8-9 khi quả chín, ăn phần thịt, còn hạt đem gieo ngay trong vườn ươm. Sau một chu kỳ lạnh (khoảng 10 - 15°C) trong vòng 3-4 tháng, đến mùa xuân hạt nảy mầm. Cây con được đánh đi trồng vào mùa thu hoặc mùa xuân năm sau. Khi đánh, cần chú ý tránh làm đút rỗ cái. Thị không kén đất, vẫn sống được ở nơi khô hạn nhưng không chịu được úng ngập kéo dài. Khi trồng, đào hố sâu, rộng tùy theo độ lớn của cây giống, cách nhau 7 - 10 m, mỗi hố bón lót 5 - 7 kg phân chuồng mục. Khi mới trồng, cần xới xáo, vun gốc, làm cỏ, bón thúc 1-2 lần. Lúc cây có quả, bón thúc mỗi năm 3-4 lần vào các thời kỳ chuẩn bị ra hoa, nuôi quà và sau khi thu hoạch. Mỗi lần bón 1 - 2 kg urê, 1 - 2 kg lân, 0,5 -1 kg kali cho mỗi gốc.

Ngoài ra, có thể dùng thêm nước giải pha loãng. Lần bón sau khi thu quả, nên dùng 20 - 30 kg phân chuồng. Thị không cần chăm sóc nhiều, nhưng sau khi thu hoạch quả, cần tỉa bót cành già, cành sâu bệnh.

Bộ phận dùng

Vỏ rễ, quả và lá thị. Vỏ rễ, lá thu hái quanh năm, phơi khô. Quả thu vào tháng 8-9.

Thành phần hóa học

Vỏ quả thị chứa tinh dầu mùi gần giống ether amyl valerianic. Thịt quả thị chứa 86,5% nước, 0,16% chất béo, 0. 67% protid, 12% glucid, 0,33% tanin, 0,47% cellulose 0,5% tro. Tanin của thị thuộc loại pyrocatechic (Đỗ Tất Lợi - Cây thuốc và vị thuốc VN, 1999 trang 410).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng trên giun đất in vitro: Dùng 20 g bột thịt quả thị phơi khô, tán nhỏ, chiết bằng 200 ml nước. Kết quả thấy liều vừa phải làm giun bị tê liệt, liều cao làm chết giun và liều càng cao, giun chết càng nhanh. Có tác giả cho rằng tác dụng này do tanin glucosidic, dẫn chất pyrocatechic phlobaphen.

2. Tác dụng trên ruột thỏ tại chỗ: Mổ bụng thỏ, bộc lộ ruột để quan sát sự co bóp ruột bằng mắt thường. Nước sắc lá thị 1: 1 (cứ 1 g lá thị khô sắc rồi cô còn 1 ml) tiêm vào tĩnh mạch vành tai liều 2, 3 và 5 ml/kg thấy ruột tăng co bóp, nhất là tá tràng, trực tràng. Đặc biệt ở trực tràng, có hiện tượng căng phồng lên, nhu động đều và tống phân ra ngoài.

3. Tác dụng trên ruột thỏ cô lập: Một đoạn hổi tràng thỏ cô lập theo phương pháp Magnus, được nuôi bằng dung dịch Tyrode. Nhỏ 5, 8, 10 giọt nước sắc lá thị 1: 1 vào dịch nuôi sẽ làm tăng co bóp cả về tần số lẫn biên độ.

4. Tác dụng trên tim mạch, hô hấp: Liều nhỏ địch chiết lá thị làm tăng biên độ tim, liều cao làm yếu tim, loạn nhịp tim và ngừng tim. Liều nhỏ ít ảnh hưởng đến huyết áp, nhưng liều cao gây giãn mạch, hạ huyết áp. Hô hấp hơi tăng cả về tần số lẫn biên độ.

5. Độc tính: Dùng nước sắc lá thị khô cho khỉ, thỏ, chuột lang, chuột nhắt trắng, ếch uống, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào túi bạch huyết cho ếch đều thấy ít dộc, trừ khi dùng liều cao. Ví dụ ở thỏ, liều nước sắc tính theo dược liệu khô là 16 g/kg tiêm tĩnh mạch mới thấy biểu hiện độc, trong khi liều có tác dụng kích thích làm tăng biên độ tim là 0,4 g/kg.

6. Thử lâm sàng ở bệnh viện Phú Thọ: Nước sắc lá thị 1: 1 mỗi ngày cho uống 10, 20, 30 ml, đồng thời lấy bông tẩm nước sắc này đắp vào rốn để gây trung tiện sau khi mổ. Kết quả rất tốt, thời gian trung tiện nhanh hơn so với lô đối chúng.

Tính vị, công năng

Vỏ rễ cây thị có vị đắng, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt độc, trừ giun. Thịt quả có tác dụng trừ giun, an thần, vỏ quả tiêu độc, tiêu viêm. Lá hạ khí, gây trung tiện, tiêu viêm, giảm đau.

Công dụng

Thịt quả thị được dùng an thần và tẩy giun (nhất là giun kim) ỏ trẻ em; hàng ngày ăn 2 - 3 quả. vỏ quả phơi khô, đốt thành than tán bột mịn, hòa với dull vừng hoặc mỡ lợn, bôi chữa dộp da cho con giời leo, rắn cắn; hoặc trộn với than chiếu cói và đinh hương chữa lỗ rò ở hậu môn. vỏ rễ thị, chỉ lấy lớp mỏng trắng ỏ trong (40 g), sắc uống chữa trẻ nôn ói, đầu mình nóng, vỏ thân cây thị, cạo lấy lóp tơ trắng ở trong, giã với muối, (lắp vào vết thương làm giảm đau và rút gai, dằm (kinh nghiệm của Hội Y học dân tộc tỉnh Ninh Bình). Lá thị để thông hơi, gây trung tiện, chữa phù thũng, ngày 30 - 50 g. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp, chữa mụn nhọt, vết thương, vết bỏng lửa.

Bài thuốc có thị

1. Chữa lở loét, sâu quảng: Vỏ rễ thị sắc lấy nước hoặc lá thị sắc đặc rồi rửa. Kết hợp lấy vỏ thân đốt thành than, tán mịn, rắc lên vết loét.

2. Thuốc gây trung tiện chữa bụng trướng, đầy hơi:

- Lá thị, thái nhỏ, phơi khô, cuộn vào giấy như điếu thuốc lá, ngày hút 3 lần.

- Lá thị tươi khoảng 100 g, giã nát, đắp một nửa vào rốn và một nửa hậu môn.

- Lá thị khô 100 g, sắc còn 100 ml, cho bệnh nhân sau khi mổ uống mỗi lần 20 - 30 ml, ngày 2 lần. Kết hợp lấy bông thấm nước sắc này đắp vào rốn.

3. Chữa viêm tinh hoàn (Thiên truỵ), mụn nhọt mới phát: Lá thị tươi, giã nát, thêm ít rượu, chắt uống và bã đắp.

4. Chữa dị ứng: Lá thị 100 g, thân rễ cây ráy 50 g, thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, rồi xông.

5. Chữa phù thũng: Lá thị, lá đu đủ, lá trầu không và lá lộc mại mỗi vị 50 g, phơi khô, sắc uống. Kết hợp lấy lá tươi của 4 thứ với lượng như trên, giã nát, gói bằng lá chuối, nướng chín rồi dít vào rốn, băng lại.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC