Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thanh Mộc Hương

10:05 13/05/2017

Thanh Mộc Hương  có tên khác: Mã đâu linh lá to.

Tên nước ngoài: Tuberous birthwort (Anh).

Họ: Mộc hương (Aristolochiaceae).

Mô tả

 Dây leo, sống nhiều năm, dài hàng mét. Rễ củ to nạc, đa dạng, sần sùi. Thân nhẵn có khía rãnh. Lá mọc so le, hình tim, gốc lõm chia 2 tai tròn rất rõ, đầu hơi tù, mép nguyên, hai mật nhẵn, có 5 - 7 gân chính xuất phát từ gốc lá, gân phụ đan thành mạng.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, gồm 5-7 hoa hình ống; lá bắc to mọc đối diện vói hoa; bao hoa màu nâu tía, phía dưới thành ống, gốc phình to hình cầu, phần dinh chia 2 môi, môi trên thuôn dài, môi dưới ngắn hẹp. Quả nang hình trứng đảo, mang nhiều hạt dẹt hình tam giác, mép có cánh mỏng. Mùa hoa: tháng 3- 5; mùa quả: tháng 7-9.

Phân bố, sinh thái

Thanh mộc hương phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á, thuộc Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam, thanh mộc hương có lẽ là loài hiếm nhất so vối các loài cùng chi Aristolochia L. Đầu năm 1973, lần đầu tiên Nguyễn Tập và Lưu Minh Xư thu được mẫu của loài này ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây cũng là điểm phân bố duy nhất ở Việt Nam của thanh mộc hương cho đến nay.

Thanh mộc hương là cây ưa ẩm, hơi chụi bóng, thường mọc lẫn với các cây bụi khác ở chân núi đá, sườn phía đông, bên dưới có dòng suối nhỏ cạn nước về mùa khô. Độ cao phân bố vào khoảng 1500m. Cây ra hoa nhiều vào giữa tháng 3, quả già vào tháng 7. về mùa đông, ở khu vực Phó Bảng - Phố Là (Đồng Văn - Hà Giang) thường rất lạnh, nhiều ngày dưới 10°C; nhiệt độ trung bình năm chỉ từ 15 - 16°c, theo người dân địa phương cho biết về mùa đông cây có hiện tượng rụng bớt lá. Gần đây, trong các đợt điều tra, nghiên cứu những cây thuốc thuộc diện quý hiếm với mục đích bảo tồn ở khu vực Phó Bảng - Phố Là (1998, 2000 và 2001), không phát hiện được một cá thể thanh mộc hương nào; những cây đã thu được mẫu năm 1973 nay cũng đã mất. Cần chú ý mở rộng diện điều tra và tìm kiếm kỹ hơn. Thanh mộc hương có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (1996).

Bộ phận dùng

Rễ thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng khuẩn: Acid aristolochic I có tác dụng ức chế nhiều vi khuẩn gram dương như Staphylococcus, Streptococcus, Bacillus, Diplococcus, Sarcina và Mycobacterium ở nồng độ thấp 50 - 200 |ig/ml. Nồng độ ức chế vi khuẩn gram âm và nấm phải trên 200 Ịig/ml. Cho chuột nhất trắng nhiễm Staphylococcus aureus, Diplococcus pneumoniae hoặc Streptococcus pyogenes, rồi tiêm phúc mạc acid aristolochic I vói liều 5 mg/kg, tỷ lệ mắc bệnh và chết ít hơn so với lô đối chứng. Cho chuột nhắt trắng dùng acid aristolochic I hoặc acid aristolochic II, rồi cho chuột nhiễm Pneumococcus thì thấy, số chuột sống sót ở lô dùng thuốc nhiều hơn so vói lô đối chứng. Các acid aristolochic tan được trong dung dịch loãng natri hydrocarbonat. Acid aristolochic I có tác dụng kích thích hiện tượng thực bào của đại thực bào ở phúc mạc chuột nhắt trắng. Đây là một trong những nguyên nhân mà acid aristolochic I có tác dụng kháng khuẩn in vivo.

2. Tác dụng chống u: Trong thí nghiệm in vitro, dùng tế bào sarcoma - 37 nuôi cấy được ở chuột nhắt trắng, ủ vói acid aristolochic I, sự phát triển của tế bào sarcoma - 37 bị ức chế rất mạnh. Trên mô hình gây u báng thực nghiêm bằng tế bào sarcoma - 37 ở chuột nhắt trắng, tiêm phúc mạc liều hàng ngày 1,25 - 5 mg/kg trong 5 ngày liền, thời gian sống của chuột ỏ lô dùng thuốc tăng lên nhiều là do thuốc ức chế sự phát triển của tế bào sarcoma - 37 trong u báng. Cấy tế bào sarcoma - 37 vào dưới da chuột nhắt trắng, rồi tiêm phúc mạc acid aristolochic liều hàng ngày 2,5 - 5,0 mg/kg, liền trong 3 ngày. Kết quả là sự phát triển u bị ức chế 40 - 50% so vối lô đối chứng. Gây u cho chuột nhắt trắng bằng methylcholanthren rồi dùng aciđ aristolochic I, thấy thuốc làm giảm số lượng u và tác dụng chống u khi uống mạnh hơn khi tiêm.

3. Sự khác nhau vê giống (đực, cúi) của chuột trên dộc tinh và tác dụng chống u: Độc tính cấp của acid aristolochic I ở chuột nhắt trắng đực độc hơn ở chuột cái, nhưng nếu dùng lâu đài thì độc trên con cái lại nặng hơn con đực. Tác dụng chống u của acid aristolochic I ở chuột nhắt trên mô hình u báng thực nghiệm Ehrlich cho thấy, ở liều thấp hơn liều có hiệu quả 50% (ED50) là 1,15 mg/kg thuốc có tác dụng chống u ở con đực mạnh hơn con cái. Nhưng nếu dùng liều cao hơn ED50 thì tác dụng trên chuột cái lại mạnh hơn chuột đực.

4. Tác dụng chống u của dẫn chất acid aristolochic: Đã bán tổng hợp và tổng hợp duợc các dẫn chất của acid aristolochic như a - nitro stilben, p - nitrostyren, 1 - (2 - nitro - 2 phenylvinyl) - naphtalen và nghiên cứu tác dụng chống u. Nhóm thế nitrovinyl gày ra phản ứng Michael với nhóm ưa nhân trong tế bào. Do đó, gây độc cho tế bào.

5. Tác dụng trên sự tiêu thụ oxy: Acid aristolochic làm tăng sự tiêu thụ oxy của tế bào gan và tế bào lách chuột nhắt trắng. Liều thuốc càng cao thì sự tiêu thụ oxy càng tăng. Thử trên đại thực bào phân lập từ phúc mạc chuột lang và bạch cầu người cũng thấy ở các mẫu có acid aristolochic, sự tiêu thụ oxy tăng cao hơn so vói lô đối chứng.

6. Tác dụng trên thai: Acid aristolochic I có tác dụng tránh thai ở chuột nhắt trắng và chuột cống trắng. Uống có tác dụng chống làm tổ, còn nếu thai ở giai đoạn sớm, thì thai sẽ bị tiêu đi. Dùng thêm progesteron cũng không ngăn cản được tác dụng tiêu thai. Tiêm vào trong màng ối acid aristolochic I cho chó có thai giai đoạn giữa cũng gây kết thúc thai nghén. Mặc dù acid aristolochic có tác dụng tránh thai, nhưng những nghiên cứu cho thấy thuốc không có tác dụng kiểu estrogen, cũng như kháng estrogen. Khi nghiên cứu tác dụng chống thai ở chó, với liều acid aristolochic I 0,2 - 2 mg tiêm vào màng ối, không thấy thay đổi có ý nghĩa về các thông số sinh hóa máu, chức năng gan, thận hoặc hình thái học của các cơ quan nội tạng.

7. Tác dụng hạ huyết áp: Rễ thanh mộc hương có tác dụng hạ huyết áp. Hoạt chất gây hạ huyết áp là magnoílorin. Ở mèo gây mê, tiêm tĩnh mạch magnoílorin liều 2 mg/kg làm hạ huyết áp mạnh và đột ngột. Uống liều 20 - 40 mg/kg cũng gây hạ huyết áp. Liều chết trung bình LD50 khi tiêm tĩnh mạch cho chuột nhắt trắng là 20 mg/kg. Uống với liều hàng ngày 200 mg/kg trong 4 tuần, không gây ra triệu chứng độc nào, chuột thí nghiệm vẫn phát triển bình thường.

8. Độc tính của acid aristolochic:

a/ Độc tính cấp và bán trường diễn: Đã xác định liều chết trung bình của acid aristolochic ở chuột nhắt trắng. LD50 khi tiêm phúc mạc là 14,3 mg/kg, và khi cho uống là 48 mg/kg. Tiêm phúc mạc cho chuột cống trắng liều dưối 4 mg/kg mỗi ngày, trong 7 ngày liền, không thấy có sự thay dổi bất thường ở các cơ quan của chuột.

b/ Tác dụng sinh đột biển: Acid aristolochic I và acid aristolochic II có tác dụng gây dột biến chủng vi khuẩn Salmonella typhimuriutn TA 1537 và TA 100, nhưng lại không có tác dụng sinh dột biến trên chủng vi khuẩn TA 1535, TA 1538 hoặc TA 98. Các chất chuyển hóa của acid aristolochic I và acid aristolochic II tạo thành ở gan chuột cống trắng đã được phân lập và xác định. Trong diều kiện yếm khí, các chất chuyển hóa chính của cả 2 acid là các aristololactam tương ứng; còn trong điều kiện ái khí, acid aristolochic II không bị chuyển hóa (đúng hơn là chỉ bị chuyển hóa với lượng rất nhỏ, mà không thể đo được), trong khi acid arìstolochic I bị chuyển hóa thành dẫn chất o - demethyl của acid aristolochic la. Cả 3 chất chuyển hóa đều có tác dụng gây đột biến trên Salmonella typhimurium TA 1537 và TA 100. Các aristololactam, acid aristolochic I và acid aristolochic II có thể gây đột biến qua một chất trung gian chung là hydroxylamin. Còn acid aristolochic la có tính sinh đột biến yếu.

Tác dụng gây đột biến của acid aristolochic I đã được thử trên nghiệm pháp u nang thực nghiộm là phương pháp có thể phát hiện được sự đột biến gen trong mô u dưới da chuột cống trắng. Sau khi tiếp xúc được với mô đích, acid aristolochic I gây đột biến với tần số cao, ngay cả ở nồng độ còn chưa gây biểu hiện độc chung trên cơ thể. So vói methyl - nitro - nitrosoguanidin là một chất gây đột biến, thì acid aristolochic I còn gây đột biến mạnh hơn nếu dùng liều cùng tính theo mol. Khi uống acid aristolochic I, tác dụng sinh đột biến phụ thuộc vào liều; trong khi nếu uống methyl -nitro - nitrosoguanidin thì tác dụng sinh đột biến rất yếu. Điều này chứng tỏ acid aristolochic I lchông bị khử mất'độc sau khi uống và có thể gây đột biến ở tổ chức ngoài gan, còn raethyl - nitro - nitrosoguanidin bị khử độc nhiều qua đường tiêu hóa nên không gây ra đột biến.

c/ Tác dụng sinh ung thư: Cho chuột cống trắng đực và cái uống acid aristolochic I với liều hàng ngày 0, 1; 1,0 và lOmg/kg sẽ sinh ra u với tỷ lệ tùy thuộc vào liều và thời gian dùng. Nếu chuột cống trắng dùng 3 tháng liền liều 1,0 hoặc 10 mg/kg, sẽ sinh ra bệnh u nhú nặng ở dạ dày. Lúc này, dù ngừng thuốc, vẫn tiến triển thành ung thư biểu mô kiểu tế bào có vảy ỏ dạ dày sau 3-6 tháng nữa và tạo thành di căn. Đổng thời, biểu mô hình ống của dạ dày bị thoái biến, rồi tăng sản, tạo ra u nhú và cuối cùng là ung thư biểu mô kiểu tế bào có vảy. Với liều thấp 0,1 mg/kg, không gây ra phát triển u trong 6 tháng dầu, nhưng sau 12 - 16 tháng có thể xuất hiện u nhú hoặc ung thư biểu mô tế bào có vảy ở da dày. Đồng thời có hiện tượng tăng sinh biểu mô vùng chậu gần thận, nhưng vỏ thận và bàng quang vẫn bình thường. Gây u báng Ehrlich bằng tế bào carcinom cho chuột nhắt trắng, nếu tiêm phúc mạc acid aristolochic I thêm vào, thì sự phát triển tế bào u báng tăng 20%- nếu thêm [3H] thymidin vào u báng, thì sự kết hợp [3H] thymidin vào DNA của u báng tăng lên 24% khi tiêm thêm acid aristolochic I vào phúc mạc. Tiêm phúc mạc vàng dimethyl cho chuột nhắt trắng sẽ gây ra u gan. Nếu dùng thêm acid aristolochic I thì u gan sẽ tăng lên 39 -92%. Nhưng ung thư da do benzopyren lại không tăng khi dùng thêm acid aristolochic I.

Tính vị, công năng

Rễ thanh mộc hương có vị đắng, cay, màu nâu, thơm hắc, tính lạnh, vào kinh bàng quang, có độc, có tác dụng hành khí, giải độc, tiêu thực, tiêu viêm, tiêu thũng, thanh nhiệt, tán huyết, giảm đau.

Công dụng

Thanh mộc hương được dùng chữa đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, tê thấp, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn. Ngày 6 - I2g sắc, tán bột hoặc làm viên uống. Để chữa cao huyết áp, dùng liều hàng ngày 4 - 10g. Bài thuốc có thanh mộc hưđng Chữa đau bụng, đẩy bụng, khó tiêu:

1. Thanh mộc hương 40g, củ gấu 40g, ô dược 20g, trần bì hoặc chỉ xác 20g. Tất cả tán thành bột, trộn đều, uống mỗi lần 2 - 8g với nước ấm.

2. Thanh mộc hương 10g, ích trí nhân 6g, tiểu hồi 6g, trần bì 6g, gừng khô 6g, ô mai 6g. sắc, chia làm 2 lần uống trong ngày.

3. Thanh mộc hương 40g, vỏ vối rừng 40g, hoắc hương 20g, trần bl 10g, thảo quả 10g, hạt cau rừng 10g. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Người lớn ngày 40 - 60 viên chia 2 lần uống với nước ấm. Trẻ em giảm liêu tuy theo tuổi.

Chú ý: Vị thuốc có độc, nếu uống nhiều sẽ nôn tháo (theo kinh nghiệm của lương y).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC