Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dạ Hương

09:07 10/07/2017

Dạ Hương có tên nước ngoài: Poison berry, night blooming jessamine (Anh); galant - de - nuit (Pháp).

Họ: Cà (Solanaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, dạng bụi, cao 2 - 3m, phân nhánh nhiều. Thân cành mảnh nhẵn, màu lục vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 5 - 10 cm, rộng 1,5-3 cm, gốc hình nêm hoặc tròn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mép nguyên; cuống lá dài 0,8 - 1,2 cm.

Cụm hoa mọc ở ngoài kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ nhiều hoa, dài hơn lá, cuống cụm hoa dài 2 - 3 cm; hoa màu lục nhạt, thơm về đêm; đài hình chuông, dài 4 mm, nhẫn, có 5 răng rất nhỏ, hình tam giác nhọn; tràng có ống hẹp dài khoảng 2 cm, hình phễu, 5 cánh hình trái xoan; nhị 5; bầu 2 ô, chứa nhiều noãn.

Quả mọng, hình trứng, đường kính 4-5 mm, màu trắng; hạt nhiều, dẹt. Mùa hoa: tháng 2-4. Phân bổ, sinh thái Clii Cestnim L. hiện có 2 loài ở Việt Nam, đều là cây nhập trồng làm cảnh, đó là dạ hương hoa trắng hoặc lục nhạt và dạ hương hoa tím hồng (C. elegans (Brongn.) Schlechter) (Nguyễn Tiến Bân, et al., 2005).

Dạ hương có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, không rõ được nhập trồng vào Việt Nam từ khi nào. Hiện nay, cây được trồng rải rác trong nhân dân hay các nơi công cộng và đình, chùa. Dạ hương là loại cây ưa sáng, ưa ẩm; sinh trưởng rnạnh trong mùa xuân - hè. Cây ra hoa nhiều hằng năm, hoa nở về đêm và có mùi thơm. Cây trồng ở Hà Nội chưa quan sát được quả; tái sinh dinh dưỡng khỏe bằng cách mọc chồi sau khi cẳt và từ các đoạn thân cành đem giâm xuống đất.

Cách trồng

Dạ hương được trồng làm cây cảnh và làm thuốc ở các vườn gia đình, vườn tlụrc vật và vườn cây cảnh. Cây có khả năng chống chịu cao, ít sâu bệnh hại, chịu hạn, không kén đất, trừ đất úng ngập. Dạ hương được nhân trồng bằng cách giâm cành. Thời vụ giâm tốt nhất vào mùa xuân. Cành giâm phải là cành bánh tẻ, bỏ bớt cành con và lá. Cắt về giâm ngay. Các mùa khác cũng có thể giâm được nhưng cho hiệu quả thấp. Đất trồng phải cao ráo, thoát nước, tốt nhất là giâm trên cát. Trồng theo hốc với khoảng cách 2 - 2,5m hoặc trồng vào chậu hay trên các bồn đất. Đặt cành giâm có nhiều rễ vào hốc, bón phân lót, rồi lấp chặt, tưới nước. Trong quá trình cây phát triển, thỉnh thoảng phải nhổ cỏ, bón thêm phân và tưới nước.

Bộ phận dùng

Lá.

Tác dụng dược lý

Cao chiết nước từ cây loại bỏ rễ của dạ hương đã thể hiện hoạt tính hạ huyết áp trên huyết áp bình thường và trên đáp ứng tăng huyết áp với adrenalin và đáp ứng hạ huyết áp với acetylcholin và histamin. Có tác dụng ức chế co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholin clorid, histamin acid phosphat, hoặc bari clorid, và có tác dụng lọi tiểu.

Đã khảo sát hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn của cao chiết giàu flavonoid và cao nước cô đặc sau khi đã loại bỏ flavonoid của dạ hương. Cao nước cô đặc không có hoạt tính kháng các vi sinh vật thử nghiệm trong khi cao chiết giàu flavonoid có cả hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn đối với nhiều vi sinh vật thử nghiệm.

Kiểu hoạt tính kháng khuẩn mà cao chiết giàu flavonoid thể hiện, tức là có tác dụng ức chế các vi khuẩn Gram - dương mà không ức chế các vi khuẩn Gram - âm, gợi ý về hoạt tính kháng khuẩn có chọn lọc. Các flavonoid được chứng minh là chỉ có hoạt tính ức chế các nấm, là: Aspergillus flavus và Candida albicans Hương thơm có mùi đặc trưng của hoa được nhận dạng là acetaldehyd và linalool.

Công dụng

Lá dạ hương có thể có độc tính, được dùng trị kinh phong. Ở Indonesia, hoa dạ hương có trong thành phần một tluốc phức hợp dùng điều trị các rối loạn tâm thần.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC