Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bảo Xuân Hoa

15:05 18/05/2017

Bảo Xuân Hoa có tên đồng nghĩa: Androsace saxifragifolia Bge

Tên khác: Cây điểm địa, phật đỉnh chu.

Họ: Trân châu (Primulaceae).

Mô Tả

Cây thảo nhỏ, sống hàng năm. Lá nhiều mọc từ rễ, tỏa đều sát mặt đất thành hình hoa thị, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc hơi hình tim, đầu nhọn, mép khía răng nhọn hoặc tù, có lông; cuống lá dài 0,6 - 1,5 cm, phình ở gốc.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành tán mang trên một cán thẳng, đài 4 - 15 cm; hoa nhiều màu tráng; lá bắc có lông; dài 5 răng có lông; tràng 5 cánh dài hơn đài, có ống ngắn; nhị không thò ra ngoài.

Quả nang, hình cầu, đường kính 1-2 mm; hạt nhiều, rất nhỏ, hình trứng, mặt ngoài có vân mạng.

Mùa hoa quả: tháng 2-4.

Bảo xuân hoa và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Androsace L. chỉ có một loài là bảo xuân hoa ở Việt Nam. Cây phân bố rải rác ở phía nam Trung Quốc, Lào và có thể cả ở Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và trung du phía bắc, từ Nghệ An trở ra. Cây con mọc từ hạt thường thấy vào khoảng đầu mùa xuân, mọc nhiều trên đất ẩm ở các ruộng cao gần chân núi hay trong thung lũng; đôi khi thấy cả trên các ruộng trồng hoa màu vụ đông xuân. Bảo xuân hoa sinh trưởng nhanh, sau 2,5 - 3 tháng mọc từ hạt bắt đầu có hoa quả, đến đầu mùa hè cây tàn lụi. Hạt tồn tại trong đất 6-7 tháng, tới đầu mùa xuân năm sau mới nảy mầm.

Bộ phận dùng

Toàn cây thu hái vào mùa xuân, rửa sạch, phơi khô.

Tính vị, công năng

Bảo xuân hoa có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống, kiện tỳ.

Công dụng

Bảo xuân hoa được dùng chữa viêm họng, viêm amidan, đau bụng, đau đầu, đau răng, đòn ngã tổn thương, gân xương đau nhức, rối loạn tiêu hóa.

Liều dùng 12 - 40g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài với liều lượng thích hợp, giã nát lấy nước ngậm hoặc lấy bã đắp.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC