Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bạc Hà

09:05 15/05/2017

Bạc Hà có Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày).

Tên đồng nghĩa: Field mint, corn mint, japanese mint, japanese peppermint (Anh); menthe champêtre, menthe des champs, baume des champs, pouliot thym (Pháp).

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Bạc hà - Mentha arvensis L. Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30 - 40cm, có khi hơn, màu xanh lục hoặc tím tía, đôi khi phân nhánh. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng, cuống ngắn, mép lá khía răng đều.

Hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiễu hoa; lá bắc nhỏ, hình dùi; đài hình chuông có 5 răng đều; tràng có ống ngắn, phiến tràng chia làm bốn phần gần bằng nhau, có một vòng lông ở phía trong; 4 nhị bằng nhau, chỉ nhị nhẵn.

Quả bế, có 4 hạt (ít gặp). Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu. Mùa hoa quả vào tháng 7-10. Chủng BH. 974 (cùng loài Mentha arvensis) được phát triển mạnh. Chủng này có hiệu suất cây trồng và tinh dầu cao hơn, chất lượng tinh dầu cũng tốt hơn.

Bạc hà và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Mentha L. là một chi nhỏ, bao gồm các loài cây thảo có chứa tinh dầu; phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm châu Âu, Vài loài ở vùng cận nhiệt đới châu Á. Đáng chú ý là một số loài của chi này đã được đưa vào thuần hoá, lai ghép trồng để lấy tinh dầu hoặc làm rau gia vị (các loại húng).

Ở Việt Nam, chi này cũng có 3 - 4 loài. Riêng về bạc hà có đại diện ở hai quần thể; bao gồm bạc hà dại (M.arvensis L) mọc tự nhiên ở vùng núi cao 1300 - 1600m, có khí hậu ẩm mát như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Mù Cang Chải (Yên Bái) và Mường Lống (Nghệ An). Quần thể bạc hà trồng bao gồm một số giống lai từ các loài M.arvensis L, M. aquatica L., M. spicata L và M. piperita L.

Những giống này được nhập từ Liên Xô trước đây, Cộng hòa Dân Chủ Đức trước đây, Pháp và Trung Quốc từ năm 1955 - 1974 và gần đây. Qua thử nghiệm, một vài giống bạc hà (nhất là giống BH 974) đã được trồng lớn ở nhiều địa phương.

Bạc hà là loại cây đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng, mọc hoang dại thường tập trung thành những đám nhỏ gần bờ suối hay trong thung lũng. Đất nơi bạc hà mọc thường có màu nâu đen, tơi xốp và giàu chất mùn.

Cây ra hoa hàng năm, nhưng hình thức tái sinh chủ yếuvẫn bằng cách mọc chồi, đỏ nhánh bò lan trên mặt đất.

Cách trồng

Bạc hà có thể trồng được ở đồng bằng, trung du và miền núi, nhưng sinh trưởng tốt hơn ở nhiệt độ 20 - 25°c và ở nơi có đầy đù ánh sáng. Đất thích hợp để trổng bạc hà là đất tơi xốp, giữ được ẩm, màu mỡ. Năng suất và chất lượng tinh dầu của cây trên đất pha cát cao hơn so với cây trồng trên đất thịt nặng, úng nước.

Bạc hà thường được nhân giống bằng thân ngầm hoặc bằng thân cành. Vào mùa đông, phần thân lá bị lụi đi, người ta giữ nguyên ruộng bạc hà, thỉnh thoảng có thể tưới ẩm nếu thời tiết quá khô hạn, đến mùa xuân thì đào chọn lấy thân ngầm khỏe mạnh để làm giống. Mỗi hecta cần khoảng 600 - 700kg mầm giống.

Ngoài ra, còn có thể tách lấy thân cành sao cho có một ít rễ ở phần gốc để trồng. Trồng bằng thân cành thường phải trồng muộn hơn, năng suất lứa đầu cũng không cao so với trồng bằng thân ngầm.

Thời vụ trồng bạc hà ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ là tháng 2 - 3, ở miền núi là tháng 3 - 4, ở các tỉnh khu 4 cũ là tháng 1 - 2. Ở các tỉnh phía nam có thể trồng vào đầu mùa mưa.

Ruộng trồng bạc hà cần bố trí trên đất thoát nước, tiện tưới tiêu, không bị che khuất. Sau khi làm đất tơi nhỏ, lên luống cao 17 - 20cm, rộng 70 - 80cm, rạch thành hàng ngang hoặc dọc, cách nhau khoảng 20 - 25cm. Nếu thân ngầm quá dài, có thể cắt thành từng đoạn dài 7 - lOcm và đặt hơi nghiêng xuống rạch, cách nhau lOcm.

Nếu trồng bằng thân cành thì đặt sao cho phần ngọn nhô lên mặt đất 5 - 7cm. Sau đó dùng phân chuồng ủ mục (10 tấn phân chuồng + 50kg supe lân + 50kg kali/ha) phủ lên hom giống rồi lấp đất dày 3 - 5cm. Cần tưới và giữ ẩm ngay sau khi trồng cũng như trong suốt thời gian sinh trưởng.

Bạc hà rất kỵ úng nên cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Chú ý làm sạch cỏ thường xuyên. Bệnh hại bạc hà nguy hiểm nhất là bệnh gỉ sắt hại lá do nấm Puccinia menthae gâv nên. Có thể dùng Benlate (lkg pha trong 800 - 1000 lít nước/ha) để phun phòng trừ. Ngoài ra còn có các loại sâu, nhện và rệp hại lá. Có thể chữa trị bằng Basudin và Sherpa. Bạc hà trồng 2-3 tháng có thể thu hoạch. Tùy thời vụ trồng sớm muộn và khả năng chăm sóc mà mỗi năm có thể thu hoạch 2-3 lứa. Khi cây ra hoa khoảng 70% là đúng lúc thu hoạch. Dùng liềm cắt sát gốc lấy toàn bộ thân lá để cất tinh dầu.

Nếu chưa kịp cất tinh dầu ngay thì cần tãi mỏng ở nơi râm mát, tránh để thành đống. Sau mỗi lứa cắt, chú ý làm vệ sinh đồng ruộng, bón bổ sung 5 - 7 tấn/ha phân chuồng ủ mục với lân và kali. Phân được rắc đều lên mặt luống, phủ đất và tưới ẩm. Trung bình, lứa thứ nhất có thể thu được 8 - 10 tấn, lứa thứ hai: 5-7 tấn, lứa thứ ba: 3 - 5 tấn thân lá tươi/ha. Năng suất tinh dầu thường đạt 70 - 75kg/ha.

Bộ phận dùng

Lá (thu hái vào thời kỳ ra hoa) và các bộ phận trên mặt đất. Tinh dầu cất từ lá và các bộ phận trên mặt đất đã được tinh chế.

Thành phần hóa học

ở Việt Nam, bạc hà có nhiều chủng loại mọc hoang dại ở một số vùng cao, lạnh. Có dạng thân xanh lục, dạng thân tím. Các chủng loại này chưa được khai thác sử dụng. Nhiều chủng giàu menthol (80 - 90%) được di thực vào Việt Nam và được gọi bằng các ký hiệu BH 974, 975, 976, Đài Loan... Chúng đã được trồng từ nhiều năm nay ở quy mô đại trà để phục vụ cho nhu cầu trong nước chủ yếu là chủng BII 974.

Bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondovi cho hàm lượng tinh dầu là 1,82% (1980), 3% (1981 - 1982) bao gồm 32 thành phần trong đó đã xác định: a - pinen 0,41% (-) menthol 10,1% ß - pinen 0,72% menthyl acetat 1,6% myrcen 0,47% (-) pulegon 24,9% limonen 4,5% piperiton 4% p. cymol 0,09% piperiton oxyd 16% octanol - 3 3,2% piperitenon oxyd 21,5% menthol 5,8%

Tinh dầu Mentha arvensis di thực vào Việt Nam (NV. 74) chứa Sabinen, myrcen, (X - pinen, limonen, cineol, methylhcptenon, menthon, isomenthol, menthyl acetat, neomenthol, menthol, isomenthon, pulegon.

Từ năm 1990, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo ra được một số chủng loại bạc hà mới có hàm lượng menthol cao. Trong số những chủng loại mới được tạo ra, 2 chủng loại TN - 8 và TN - 26 có nhiều ưu điểm và ổn định trong suốt quá trình nghiên cứu (1990 - 1994).

TN - 8 được tạo ra từ chủng loại NV - 74, còn TN - 26 được tạo ra từ một loài Mentha arvensis nhập từ Ân Độ năm 1989.

Hai chủng loại này đều được nghiên cứu có so sánh với NV - 74. Hàm lượng tinh dầu của 3 chủng loại nói trên là: NV - 74 : 0,52 - 0,60% TN - 8 : 0,68 - 0,72% TN - 26 : 0,70 - 0,72%

Năng suất tinh dầu là: NV - 74 : 98,80 - 108,00kg/ha TN-8 : 127,80- 136,80kg/ha TN - 26 : 126,80 - 161,00kg/ha Hàm lượng menthol tự do trong tinh đầu là: NV - 74 : 65,20 - 63,80% TN-8 : 71,50-81,90% TN-26: 77,20-84,10% Tinh dầu là hoạt chất chính vối hàm lượng 0,5% (Dược điển Việt Nam II, tập 3), là 0,8% (Dược điển Nhật Bản X) 1% (Dược điển Liên xô X, Dược điển Pháp IX). Chất lỏng không màu hay màu vàng nhạt, có mùi bạc hà đặc biệt, vị cay, sau mát.

Với tinh dầu bạc hà giàu menthol (trên 70%), có thể chiết xuất một phần menthol, tinh dầu còn lại vẫn đạt tiêu chuẩn dược điển. Nguyên tắc chiết xuất là làm lạnh tinh đầu từ từ ở nhiệt độ 14°c, rồi đến 10°, 5°. Nên để tinh dầu ở mỗi mức độ lạnh thấp dần (14°, 10°, 5°) 1 - 2 lần, mỗi lần 1-2 ngày. Khi thấy menthol không kết tinh thêm, mới đưa xuống nhiệt độ lạnh hơn. Lọc menthol phải được tiến hành ở nhiệt độ thấp.

Menthol thu được đem rửa nhiều lần bằng nước lạnh để loại hết tinh dầu còn dính lại. Cần tập trung nước rửa này để thu hồi tinh dầu. Hong khô menthol tự nhiên trên khay ở nhiệt độ 25 - 26°c. Menthol thu được đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam II.

Tác dụng dược lý

Tinh dầu bạc hà và menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh, còn có tác dụng sát khuẩn mạnh. Thường dùng trong những trường hợp ngứa của một số bệnh ngoài da, bệnh về tai mũi họng. Đối vối trẻ em ít tuổi, tinh dầu bạc hà và menthol bôi mũi hay cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy một số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu menthol 1%, hoặc bôi niêm mạc mũi thuốc mỡ có menthol.

Do đó, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu bạc hà hay dầu cù là cho trẻ con ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ. Bạc hà, tinh dầu bạc hà hay menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hung phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngân cản sự lên men bình thường trong ruột.

Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm in vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio cholerae Eltor, Vibrio cholerae Inaba, Vibrio cholerae Ogawa. Tinh dầu bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương có thể gây tê liệt thần kinh do tác dụng chủ yếu của menthol. Tinh dầu bạc hà làm giảm sự vận động và chống sự co thắt của ruột non. Các chất menthol và menthon ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột trở xuống và có tác dụng làm giãn mao mạch.

Tính vị, công năng

Bạc hà có vị cay thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong nhiệt, hóa đàm hạ tích, tiêu sưng chỉ ngứa.

Công dụng

1. Bạc hà trị ngoại cảm phong nhiệt, phát sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, ho, viêm họng sưng đau, mắt đỏ, ngứa nổi mề đay, bụng đau, đầy trướng, tiêu hóa kém, nôn mửa. Thường dùng phối hợp với nhiều thuốc khác.

2. Bạc hà dùng làm cho thuốc thơm dễ uống và chữa đau bụng đi ngoài.

3. Tinh đầu bạc hà và menthol có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau, như khóp xương, thái dương khi nhức đầu.

4. Cây khô bạc hà được dùng làm thuốc chống co thắt, gây trung tiện, tống hơi trong ruột ra, làm dễ tiêu, làm lạnh, gây tác dụng kích thích, điều kinh, lợi tiểu.

5. Nước hãm lá bạc hà dùng điều tri bệnh thấp khớp và chứng ăn không tiêu.

Tinh đầu bạc hà đã loại menthol được dùng làm thơm nước súc miệng, kem đánh răng và các dược phẩm.

Liều dùng:

- Lá và toàn cây bạc hà: ngày uống từ 4 - 8g dưới dạng thuốc hãm.

- Tinh dầu và menthol: một lần 0,02 - 0,20ml, một ngày 0,06 - 0,60ml. Còn dùng dưới hình thức cồn (lá bạc hà 50g, tinh dầu bạc hà 50g, cồn vừa đủ 1 lít), ngày dùng nhiều lần, mỗi lần từ 5 -15 giọt, cho vào nước nóng uống. Kiêng kỵ: người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới một tuổi không nên dùng.

Bài thuốc có bạc hà

1. Thuốc chữa nôn, thông mật, giúp tiêu hoá: Lá hay toàn cây bạc hà bỏ rễ (5g), pha vào 200ml nước sôi, cách 3 giờ uống một lần. Có thể dùng cồn bạc hà theo công thức kể trên để uống thay, mỗi lần uống 5-10 giọt hay hơn.

2. Chè cảm mạo chữa nhức đầu: Lá bạc hà (6g), kinh giới (6g), phòng phong (5g), bạch chỉ (4g), hành hoa (6g). Đổ nước sôi vào, hãm 20 phút, uống lúc đang nóng.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC