Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần N

Ngưu Tất

15:05 23/05/2017

Ngưu Tất có tên khác :Hoài ngưu tất.

Tên nước ngoài :Two - toothed chaff - flower (Anh).

Họ :Rau dền (Amaranthaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 60 - 80cm hoặc hơn. Rễ củ hình trụ dài, có nhiều rễ phụ to. Thân mảnh, có cạnh, phình lên ở những đốt, màu lục hoặc nâu tía. Cành thường mọc hướng lên gần như thẳng đứng. Lá mọc dối, hình bầu dục hoặc hình mác, dài 5 - 10cm, tông 1 - 4cm, gốc thuôn hẹp, đầu rất nhọn, hai mặt nhần, mép nguyên đôi khi uốn lượn, gân lá mặt trên thường có màu nâu tía; cuống lá dài 1 - l,5cm.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá đầu cành thành bông, dài 2 - 5cm; hoa thường gập xuống, sát vào cuống của cụm hoa ; lá bắc dài 3mm; lá đài 5, gần bằng nhau; nhị 5, chi nhị dính với nhau và dính cả với nhị lép; nhị lép có răng rất nhỏ, bao phấn hình chim; bầu hình trứng. Quả hình bầu dục, có một hạt. Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Cây dùng thay thế: Ở Việt Nam, các thầy thuốc y học cổ truyền và nhân dân ở nhiều nơi đã dùng rỗ cây cỏ xước để thay thế ngưu tất với tên ngưu tất nani (xemGỏxưóc).

Ngưu tất và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Ngưu tất có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc hoặc Nhật Bàn. Cây đã được thuần hóa và trông từ lâu đời ở những nước này. Ngưu tất được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam, năm 1960. Lúc đầu, cây được trồng để thuần hoá ở Sa Pa, sau chuyển sang Sìn Hồ (Lai Châu) rồi về trại thuốc Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và trại thuốc Văn Điển (Hà Nội). Cách đây khoảng 30 năm, ngưu tất đã được trồng dưới dạng sản xuất dược liệu ở vùng ngoại thành Hà Nội và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. đó thể coi ngưu tất là một ví dụ điển hình về một cây thuốc có nguồn gốc ôn đới, qua quá trình nghiên cứu di thực đã có thể trồng thành công cả ở vùng đổng bằng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Điều đó cho thấy ngưu tất là cây có biên độ sinh thái tương đối rộng, mặc dù thời vụ trồng chủ yếu vẫn ở thời kỳ có nhiệt đô thấp trong năm.

Ngưu tất là cây ưa sáng và ưa ẩm; Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Cách trồng

Ngưu tất có thể trồng được ở cả miền núi, trung du và đồng bằng. Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt giống không từ cây mọc thẳng từ hạt mà làm như sau: ở ruộng trồng dược liệu, vào tháng 2, khi gốc cây kàt dầu xuất hiện các mầm non màu đỏ (gọi là mắt CUa), người ta đào lên, cắt lấy đoạn này (bao gổm 5cm lhân và 2 - 3cm đầu rễ củ) để làm giống. Cần chọn nhưng đoạn gốc to, khoẻ, có nhiều mắt cua mập, không sâu bệnh, ít rê phụ. Mỗi hecta cần 800 - lOOOkg mầm. Đất trồng ngưu tất giống cần chọn nơi cao ráo, cày bừa kỹ, lên thành luống rộng 90 - 120cm, cao 20cm đánh rạch ngang cách nhau 30cm. Mỗi hecta cần bón lót 15 tấn phân chuồng hoai mục, 800 kg tro bếp, 800 kg vôi bột, 270 kg supe lân và 150 kg kali bằng cách trộn đều trên mạt luống hoặc bón theo rạch. Sau đó, mầm giống được đặt nghiêng trên rạch, vùi đất kín phần rễ củ và tưới giữ ẩm. Cần làm cỏ và kiểm tra sâu bệnh thường xuyên. Khi cây cao 10 - 15cm, bắt đầu bón thúc đạm. Cứ khoảng 20 ngày bón thúc một lần bằng dung dịch đạm 2 % cho đến khi cây ra hoa. Trung bình tưới thúc 3 - 4 lầu với tổng số 150 - 200 kg urê cho mỗi hecta. Có thể thay đạm bằng nước phân chuồng hoặc nước giải pha loãng. Vào tháng 5-6, khi hạt chín già, cắt lấy cả cây đem phơi, đập lấy hạt, sàng sảy sạch và phơi lại cho khô rỗi bảo quản nơi khô ráo. ở đồng bằng và trung du, thời vụ gieo hạt ngưu tất tốt nhất vào tháng 10. Ở vùng núi cao, lạnh, gieo vào tháng 2-3 hoặc có thể kéo dài đến tháng 4. Ngưu tất là cây lấy củ, cẩn đất cát pha, đất thịt nhẹ, nhiều mùn, cao ráo, thoát nước.

Đất được cày sâu, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 35 - 40cm, mặt luống rộng 70 - 80cm. Mỗi hecta cần bón lót 20 - 25 tấn phân chuồng, 270 - 400 kg supe lân và 150 - 200 kg kali. Sau khi cắt luống, trộn đều phân rải trên mặt luống và hót đất dưới rãnh để phủ kín. Lượng hạt cần để gieo cho một hecta là 8 -10 kg. Hạt được xử lý bằng nước nóng 2 sôi 3 lạnh trong 4 - 6 giờ, vớt ra để ráo, trộn với cát rổi gieo cho đều. Có thể gieo theo rạch cách nhau 20cm hoặc gieo vãi.

Gieo xong, dùng rơm rạ phủ lên mặt luống và tưới ẩm. Sau 7-10 ngày hạt sẽ nảy mầm, lúc này cần dỡ bỏ rơm rạ. Khi cây con có 4 - 5 đôi lá thật, cần làm cỏ kết hợp với tỉa định cây. Nên tỉa làm 2:- 3 lần, đảm bảo khoảng cách cuối cùng 10 -15 X 20cm. Ngưu tất cần độ ẩm vừa phải trong suốt quá trình sinh trưởng, nhưng không chịu được úng. Nếu trời mưa phải chú ý tháo nước kịp thời. Khi cây có 6 - 7 đôi lá thật, bắt đầu bón đạm.

Cách bón và liều lượng giống như bón cho ngưu tất giống đã nêu. Ngưu tất vừa sinh trưởng vừa làm củ nên việc bón phân cần tiến hành liên tục theo định kỳ và ngừng bón trước khi thu hoạch chừng 1-1,5 tháng. Khi cây ra hoa, cắt bỏ phần ngọn (10 - 15 cm) để cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ. Ngưu tất thường bị sâu xám hại cây con, sâu xanh, sâu cuốn lá và rệp hại lá. Thỉnh thoảng cày có thể bị bệnh lở cổ rễ. Những sâu bệnh này có thể phòng trừ được bằng các biện pháp bảo vệ thông thường, Năng suất rẽ củ khô trung bình đạt 2 tấn/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 2, 7 - 3 tấn/ha.

Bộ phận dùng

Rễ thu hái khi phần trên mặt đất tàn lụi vào tháng 1 - 2 ở vùng núi hoặc tháng 3 - 4 ở đồng bằng. Loại bỏ rễ con, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng ở dạng sống (cách này thường dùng), hoặc tẩm rượu hoặc muối tùy theo từng trường hợp, rồi phơi hay sấy khô. Tác dụng dược lý .

Ngưu tất có những tác dụng dược lý như sau:

- Chống viêm rõ rệt đối với giai đoạn cấp tính và mạn tính của phản ứng viêm thực nghiệm. Rễ ngưu tất có tác dụng mạnh hơn khoảng 4 lần so với rễ cỏ xước.

- Gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non. Tác dụng gây thu teo tuyến ức là một trong những dặc tính của thuốc ức chế miễn dịch. Rễ ngưu tất có tác dụng mạnh hơn khoảng 8 lần so với rễ cỏ xước. Có mối tương quan song song giữa tác dụng chống viêm và tác dụng gây thu teo tuyên ức của rẻ ngưu tất.

- Rễ ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu ở thỏ đã gây tăng cholesterol máu thực nghiệm do ức chế sự hấp thu cholesterol từ ngoài vào và ức chế sự tổng hợp cholesterol trong cơ thể thỏ; gây hạ huyết áp rõ rệt trên mèo, mức độ hạ áp từ từ, thời gian tác dụng kéo dài. Có độc tính thấp.

- Các chế phẩm Solamin và Ngưu linh thiêm trong có ngưu tất và một số dược liệu khác đã được áp dụng để điều trị thấp khớp với kết quả là có tác dụng chống viêm và giảm đau rõ rệt trên lâm sàng. Kết quả tốt nhất và tương đối nhanh đối với đau lưng cấp do lạnh và sang chấn. Đối với viêm đa khóp dạng thấp , chưa có biến dạng về khớp và đối với chứng đau nhức đơn thuần, tác dụng điều trị tương đối tốt. Khi đã có biến dạng về xương, cơ, khớp, kết quả kém. Thuốc không gây tác dụng phụ đáng kể.

Dạng thuốc ngậm APD trong có ngưu tất và các dược liệu khác điều trị một số bệnh về răng lợi đã góp phần đáng kể vào việc điều trị khỏi các đợt cấp tính 'a làm chậm lại thời kỳ tái phát của bệnh viêm quanh răng là một bệnh khó chữa, chưa tìm được nguyên nhân rõ rệt. Hiệu quả điều trị của APD không kém dụng của các phương pháp chữa tây y khác. APD tác dụng tốt điều trị viêm cấp tính vùng  miệng phối hợp với phương pháp chữa tây y, thời gian điều trị rút ngắn nhiều. APD không gây kích ưng niêm mạc, không gây viêm lợi thứ phát, thuốc không Các chế phẩm từ cao ngưu tất và saponin ngưu tất đã được áp dụng để điều tri các bệnh tăng cholesterol máu và tăng huyết áp với kết quả:

- Ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu trên 65% số bệnh nhân có cholesterol máu cao được điều tri.

Mức độ hạ thưòng từ 25 - 50% so với mức trước điều trị, tác dụng hơi yếu hơn so với Clofibrat.

- Có tác dụng làm giảm tỷ lệ beta/alpha lipoprotein máu ỏ 82% số bệnh nhân có tỷ lệ này cao, tác dụng gần tương đương vói Clofibrat.

- Có tác dụng làm giảm huyết áp ở 83% số bệnh nhân cao huyết áp, huyết áp trung bình từ 180/100mmHg giảm xuống 145/90mmHg, tác dụng giảm huyết áp gần tương đương với ot - methyl dopa.

- Đa số bệnh nhân điều trị với ngưu tất có cảm giác dễ chịu và đỡ rõ rệt các triệu chứng chủ quan như cảm giác nặng đầu, tức ngực, chóng mặt, mỏi mệt, giảm trí nhớ, khả năng làm việc tăng lên. Trong quá trình điẻu trị bằng ngưu tất, không có tác dụng phụ đáng kể. Chỉ có vài bệnh nhân có rối loạn tiêu hoá nhẹ, khi giảm liều hoặc tạm nghỉ uống thuốc vài ngày thì hết và lại có thể dùng tiếp. Chế phẩm từ cao ngưu tất đã được điều trị cho 31 bệnh nhân xơ vữa động mạch ở tuổi 52- 86. Thuốc đã làm giảm các chỉ số lipid như : lipid toàn phần, cholesterol toàn phần, cholesterol trong thành phần beta-lipoprotein và những glycerid. Riêng chỉ số phospholipid không thấy có thay đổi.

Thuốc không gây tác dụng phụ đáng kể. Một bài thuốc trong có ngưu tất và một số dược liệu khác được áp dụng cho 22 bệnh nhân cao huyết áp có tuổi, đã giữ được huyết áp ổn định, không có cơn cao huyết áp. Ngưu tất có tác dụng chống co thắt do acctylcholiri và histamin trên hồi tràng cô lập chuột lang. Ngưu tất có tác dụng chọn lọc gây co cơ trơn tử cung chuột lang mà không làm co cơ trơn ruột, và gây sẩy thai ở ngưòi.

Bài thuốc gồm ngưu tất và dược liệu khác có tác dụng trợ đẻ. Dịch chiết ngưu tất với cồn và saponin ngưu tất có tác dụng ức chế viêm khớp thực nghiệm trên chuột cống trắng.

Nưốc sắc ngưu tất có tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng trong thí nghiệm tiêm xoang bụng dung dịch acid acetic 3% hoặc dung dịch kali stibis - tartrat 0,05%. Trên chó và ‘hò, cao lỏng ngưu tất có tác dụng hạ áp, lợi tiểu, kích thích tử cung, ức chế co bóp tim và ruột; làm tàng lưu lượng máu trong chân sau chuột, có tác dụng giãn mạch. Một bài thuốc gồm ngưu tất và một số dược liệu khác có tác dụng gây sẩy thai trên chuột nhắt chửa ở 2 giai đoạn thai sớm.

Ecdysteron và inokosteron trong ngưu tất có tác dụng dự phòng sự tăng đường mằu gây bởi glucagon ở chuột cống trắng. Cho chuột cống trắng uống hàng ngày hỗn hợp 2 chất 0,2 - 2g/kg trong 35 ngày không gây tác dụng độc. Acid oleanolic có tác dụng dự phòng thương tổn gan gây bởi carbon tetraclorid ở chuột cống trắng, làm giảm đáng kể mức tăng GPT và mức triglycerid gan ỏ chuột cống trắng gây nhiễm độc với CC14.

Điều trị với acid oleanolic làm giảm đáng kể sự thoái hoá và hoại tử tế bào gan gây bởi CC14. Ngoài ra, lượng glycogen trong tế bào gan chuột điều tri tăng lên, cấu trúc của ty lạp thể và nội chất bị tổn thương của tế bào gan được phục hồi. Một số ester amid hoặc hỗn hợp amid của acid oleanolic được tổng hợp, có hoạt tính chống loét, có chất có tác dụng mạnh hơn carbenoxolon. Ngoài ra, acid oleanolic ức chế sự hoạt hoá vừus Epstein - Baư gây bởi chất kích thích phát triển khối u 12 - 0 - tetradecanoyphorbol 13 - acetat (TPA), và ức chế hoạt tính kích thích phát triển khối u của TPA trên chuột nhắt trắng.

Hoạt tính ức chế của acid oleanolic trên sự kích thích khối u bởi TPA có thể so sánh với hoạt tính của chất ức chế kích thích khối u acid retinoic. Trên sự cử động của răng chỉnh hình, ngưu tất làm tăng cử động của răng lên 1,6 lần. Xét nghiệm tổ chức học cho thấy sự tiêu xương ở mặt chịu áp lực của răng cử động rõ hơn ở động vật thử thuốc so với đối chứng. Một bài thuốc khác gồm ngưu tất và một số dược liệu khác được áp dụng cho 70 nam giới trong đó có người bình thường đã có con, người kém hoạt động sinh dục, người có chất lượng tinh dịch kém, người không có tinh trùng trong tinh dịch. Bài thuốc có tác dụng làm ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng cường khả năng hoạt động sinh dục, chất lượng tinh dịch tốt hơn.

Ngưu tất không gây biến dị trong thử nghiệm trên Bacillus subtilis và Salmoneỉla typhimurium, có tác dụng kháng quá mẫn cảm trong thí nghiệm lát cắt phổi chuột lang.

Tính vị, công năng

Ngưu tất có vị đắng chua, tính bình, không độc, vào 2 kinh can và thận. Dạng sống có tác dụng hành huyết tán ứ, tiêu ung lợi thấp. Dạng chín có tác dụng bổ can, ích thận, cường gân tráng cốt. Cỏ xước cũng có vị đắng chua, tính bình, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt giải biểu, khu phong trừ thấp, lợi thủy thông lâm.

Công dụng

Ngưu tất dạng sống chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, đái rát buốt, đái ra máu hoặc sỏi, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, đẻ khó hoặc khi đẻ rau thai không ra, sau khi dẻ ứ huyết gây đau bụng, chấn thương, ứ máu bầm, đầu gối nhức mỏi. Ngưu tất sao tẩm chữa can thận hư, ù tai, đau lưng, mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt. Ngày dùng 6 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, băng huyết không nên dùng ngưu tất. Trong y học Trung Quốc, rễ ngưu tất với liều 5 - 12g dưới dạng nước sắc được sử dụng làm thuốc phục hồi sức lực, lợi tiểu, chữa bế kinh, đau kinh, tăng huyết áp, thấp khóp, sỏi đường tiết niệu, viêm họng, viêm amiđan. Ngoài ra nó còn được dùng làm thuốc kích thích tình dục, tráng dương, chữa liệt dương, gây sẩy thai. Dùng ngoài, nước sắc 20% ngưu tất chữa các bệnh về da chân và các móng (bệnh nấm biểu bì). Hạt được dùng làm thuốc chống độc, chữa Tấn cắn, thấp khớp, hen phế quản( phối hợp vối một số dược liệu khác). Phụ nữ có thai không được dùng.

Bài thuốc có ngưu tất

1. Chữa co giật, bại liệt, phong thấp teo cơ, xơ vữa mạch máu: Ngưu tất 10 - 12g, sác uống.

2. Chữa phong thấp, thấp khớp:

a. Ngưu tất 12g, hy thiém 16g, thổ phục linh 16g, lá lốt lOg. Dạng thuốc viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-15g.

b. Ngưu tất lOg, vòi voi 15g, ké đầu ngựa 15g, lá lốt 15g. Dạng thuốc viên, mồi lần uống 10 - 15g.

c. Ngưu tất lOg, lá lốt 16g, cỏ xước 16g, cành dâu 20g, cà gai 16g. Sao qua, sắc uống mỗi ngày một thang. Dùng 3-5 thang liền. Có thể củng cố kết quả bằng cành lá lốt nấu với lạc ăn trong 7 ngày.

d. Ngưu tất 12g, thổ phục linh 20g, hy thiêm 15g, cà gai leo 15g, ích mẫu lOg, hương phụ 10g, ké đầu ngựa lOg. Sắc kỹ, ngày uống một thang.

3. Chữa viêm đa khớp dạng thấp: Ngưu tất 12g, độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, phòng phong 12g, tục đoạn 12g, xuyên quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, đảng sâm 12g, ý dĩ 12g, tần giao lOg, quế chi 8g, xuyên khung 8g, cam thảo 6g, tế tân 6g. Sắc uống ngày một thang.

4. Chữa bị thương máu tụ ở ngoải hay bị ngã máu ứ ở trong, lao động nhiều chân tay nhức mỏi: Ngưu tất lOOg, huyết giác 50g, sâm đại hành 30g, ngâm với 60Qml rượu 35 - 40°, thỉnh thoảng lắc đều. Sau 10 ngày, uống mỗi lần 15ml, ngày 2 lần.

5. Chữa trẻ em chậm đi: Ngưu tất, mộc qua, mỗi vị 6g; vỏ chân chim 12g, tán nhỏ, uống với nưóc cơm. 6. Chữa huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt nhức mất ù tai, mất mờ, rối loạn tiền đinh, khó ngủ, đau nhức dây thần kinh, rút gân, co giật, táo bón : Ngưu tất 12g, hạt muỗng 12g. sắc uống mỗi ngày một thang.

7. Chữa xuất huyết não do xơ cứng mach máu não kèm theo liệt nửa người, mất tiếng hoàn toàn hoăc không hoàn toàn và đau lưng : Ngưu tất 3g, hoàng kỳ 15,5g, sinh địa 15,5g long đởm thảo lOg, hạt mơ lOg, đương quy 6g, bạch thược 6g, hông hoa 3g, cát cánh 3g, cam thảo 3g, phòng phong 3g. Sắc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong 2-3 tháng.

8. Chữa xơ cứng động mạch với chóng mặt, ù tai: Ngưu tất 6g, sinh địa 12,5g, gai dầu 12,5g, mạch môn 9g, mẫu đơn 9g, bạch thược 9g, trắc bách điệp (hạt) 9g, keo da lừa 9g, giun đất phơi khô 6g, cam thảo 4,5g, nhân sâm 3g. sắc với 800ml nước còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.

9. Bài thuốc tư âm bổ thủy, dùng trong điều trị sốt xuất huyết: Ngưu tất, tri mẫu, hoàng bá, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, hạt muồng sao, đan sâm, đơn bì, xích thược, cỏ nhọ nồi, trắc bá sao, huyết dụ, mỗi vị 10 - 16g. Sắc uống, ngày một thang.

10. Chữa kinh nguyệt chậm, lượng huyết ít, màu thầm đen, bụng đau, đại tiện thường táo: Ngưu tất 12g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, củ gấu (tứ chế) 16g, lá mần tưới 12g, tô mộc 12g, chl xác 12g. Sắc uống, ngày một thang. Mỗi tháng 3-5 thang.

11. Chữa kinh ra không định kỳ, lượng ừ, sắc nhạt, mệt mỏi: Ngưu tất 12g; hoài sơn, đảng sâm, ý dĩ, mỗi vị 16g; biển đậu, đan sâm, mỗi vị 12g; bạch truật, long nhãn, táo nhân, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

12. Chữa rong kinh : Ngưu tất 12g; cỏ nhọ nồi 16g; bạch truãt 12g; phục linh, bán hạ chế, trần bì, hương phụ, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

13. Chữa bế kinh:

a. Do huyết bị giảm sút : Ngưu tất 12g; đảng sâm 20g; hoài sơn, ý dĩ, ích mẫu, mỗi vị I6g; bạch truạt, kỷ tử, thục địa, hà thủ ô, kê huyết đàng, mỗi vị 12g- Sắc uống ngày một thang.

b. Do huyết bị ứ trệ : Ngưu tất 12g; ích mâu l6g; đào nhân, uất kim, tạo giác thích, hương phụ, moi 'Ị 8g. Sắc uống ngày một thang.

14. Chữa viêm cẩu thận cấp tính, phù thũng, dái đỏ sên, viêm gart virus, đái vàng thẫm, da vàng, viêm bàng quang đái ra máu : Ngưu tất 12g; rễ cò tranh, cỏ mã đề, mộc thông, huyết dụ, lá móng tay, huyền sâm, mỗi vị 15g. sắc uống.

15. Chữa viêm cấu thận mạn tính: Ngưu tất 12g; xa tiền tử 16g; thục địa, hoài sơn, kỷ tử, mỗi vị 12g; cóc hoa lOg; sơn thù , đan bì, trạch tả, phục linh, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

16. Chữa đái ra máu do sỏi đường tiết niệu, sang chấn: Ngưu tất 12g; cỏ nhọ nồi, ngău tiết, mỗi vị 16g; ích mẫu, uất kim, huyết dụ, đan. sâm, mỗi vị 12g; chỉ thực 6g, bách thảo sương 4g. sắc uống ngày một thang.

17. Chữa bí tiểu tiện, hay gập ở người già: Ngưu tất, thục địa, hoài sơn, xa tiền tử, mỗi vị 12g; sơn thù, phục linh, trạch tả, đan bì, phụ tử chế, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. sắc uống ngày một thang.

18. Chữa viêm phẩn phụ mạn tính: Ngưu tất, đan sâm, mồi vị 12g; hạt quýt, hạt vải, hương phụ, xuyên luyện tử, tam lăng, nga truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

19. Chữa bại liệt trẻ em: Ngưu tất 160g; tri mẫu, thục địa, mỗi vị 80g; bạch thược 60g; cao quy bản, đương quy, toả dương, cao xương hổ, mỗi vị 40g; trần bì 30g; hoàng bá 16g. Tán bột làm viên, ngày uống 8g.

20. Chữa lao xương và lao khớp xương: Ngưu tất 12g; miết giáp 20g; ngân sài hồ, địa cốt bì, mẫu đơn bì, xuyên tục đoạn, mỗi vị 12g; thanh cao, dào nhân, mỗi vị 8g; hổng hoa 4g. Nếu có mồ hôi trộm thêm mẫu lệ 40g. Nếu có ổ áp xe thêm : kim ngân hoa 20g, liên kiều 16g, bối mẫu 8g. sắc uống ngày một thang.

21. Chữa viêm tắc động mạch: Ngưu tất, đảng sâm, biển đậu, ké huyết đằng, đan sâm, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g; huyết dụ, trạch lan, mỗi vị 12g; quế chi, phụ tử chế, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC