Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thổ Phục Linh

09:05 18/05/2017

Smilax glabra Roxb.

Tên khác: Khúc khắc, khau dâu, cẩu ngồ lực (Tày), mọt hoi dòi (Dao), d'rạng lò (Châu Mạ), tơ pơt (K'Ho), lái (K'Dong).

Tên nước ngoài: Smilax glabre, squine (Pháp).

Họ: Khúc khắc (Smilacaceae).

Mô tả

Cây leo, sống lâu năm, cao 4 - 5 m, phân nhiều cành. Cành nhỏ, mềm, không gai. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 5 - 11 cm, rộng 3-5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên sáng bóng, mặt dưới bệch như có phấn trắng, khi khô lá có màu hạt dẻ rất đặc sắc, gân chính 3; cuống lá dài 1 cm mang tua cuốn mảnh và dài do lá kèm biến đổi.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống, mang một tán đơn gồm nhiều hoa màu vàng nhạt; cuống hoa mảnh như sợi chỉ, dài 1 cm hay hơn; hoa đực có lá dài hình tim dày, cánh hoa bầu hơi khum, nhị không cuống, bao phấn thuôn; hoa cái giống hoa đực, bầu hình cầu.

Quả mọng, hình cầu, đường kính 6-7 mm gần như ba cạnh, chứa 3 hạt, khi chín màu đen.

Mùa hoa : tháng 5 - 6; mùa quả : tháng 8-12.

Loài Smilax adhaerens Gagnep. có thân rễ cứng hơn, đôi khi cũng được dùng.

Phân bố, sinh thái

Chi Smilax L. có khoảng 200 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở khu vực Đông Dương có 27 loài, riêng Việt Nam 25 loài; Thái Lan 24 loài; ở bán đảo Malaysia có ít hơn. Chỉ có một số ít loài được tìm thấy ở vùng ôn đới ấm thuộc châu Âu và Bắc Mỹ. Loài thổ phục linh phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, gồm Mianma, vùng Trung và Nam Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan.

Ở Việt Nam, thổ phục linh phân bố rải rác khắp các tỉnh ở miền núi cũng như trung du và một vài đảo lớn. Một số tỉnh được coi là có nhiều thổ phục linh phân bố tập trung như Quảng Ninh; Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, vùng tây Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi và các tỉnh Tây Nguyên. Thổ phục linh là cây ưa sáng, chịu hạn tốt và có thể sống được trên nhiều loại đất, thường mọc lẫn với nhiều loại cây khác trong các quần hệ thứ sinh trên đất sau nương rẫy, đồi cây bụi, rừng đang phục hồi do khai thác kiệt. Thổ phục linh cũng hay gặp dưới tán rừng thông thưa hay chưa khép tán. Độ cao phân bố dưới 1000 m, hoặc 1500 m (ở Thái Lan). Cây ưa khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đói; đồng thời cũng có thể chịu lạnh tốt ở nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4 hoặc 3°c (ở vùng Trùng Khánh - Cao Bằng và Quản Bạ - Hà Giang). Thổ Phục Linh sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; ra hoa quả nhiều hàng năm, song lượng cây con tái sinh tự nhiên từ hạt không nhiều.

Việt Nam vốn là nơi có nguồn thổ phục linh tương đối phong phú. Lượng khai thác hàng năm có thể đạt vài trăm tấn. Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm, cây thuốc này đã trở nên hiếm dần ở các tỉnh phía bắc. Hiện nay, cần chuyển vùng khai thác thu mua vào các tỉnh miền Trung (từ Quảng Bình trở vào) và Tây Nguyên.

Cách trồng

Thổ phục linh mọc hoang ở miền núi nhưng trồng được ở trung du và đồng bằng. Cây có thể nhân giống bằng đầu mầm thân rễ hoặc hạt vào đầu xuân. Thổ phục linh cần có giá leo, nếu trồng quy mô nhỏ, nên trồng gần bờ rào. Cây sống khỏe không cần chăm sóc nhiều.

Bộ phận dùng

Thân rễ, đào về, cắt bỏ rễ con và gai tua, phơi hoặc sấy khô. Có thể rửa sạch, ủ mềm 2-3 ngày, thái mỏng, phơi hay sấy khô (Dược điển Việt Nam I, tập 2, 1983).

Thành phần hóa học

Theo Cheng Guangyao và cs, 1996, thân rễ thổ phục linh chứa isoengelitin, astilbin và isoastilbin (CA 125 : 323031 e).

Theo Cao Zheng Zhong và cs, 1995, rễ có 5, 7 - dihydroxychromon - 3 - o - L - rhamnopyranosid (smiglanin), acid methylsuccinic, acid syringic và taxifolin (CA. 124 : 9142 j, CA 124 : 140.969 b).

Theo Sun Hongxiang và cs, 1993, thổ phục linh chứa diosgenin, p - sitosterol (CA 122 : 38.671 w) và dioscin (CA 120: 33119 b).

Rễ chứa tinh dầu trong đó có 47 thành phần, chủ yếu là các ester mạch hở chuỗi dài (CA 122 : 76.508e).

Theo Nguyền Quang Chiến và cs, 1979, thân rễ thổ phục linh thu thập được ở Việt Nam có astilbin, engeletin, acid o (3) - cafeoylshikimic, acid ferulic, ß - sitosterol, D - glucose. Lá chứa quercetin kaempferol, không thấy có saponin. (Die Pharmazie 1979, 34, 841 - 843)

Tác dụng dược lý

Thân rễ thổ phục linh có hoạt tính trị giun, sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis), và kháng siêu vi khuẩn, lợi tiểu, chống viêm. Thử nghiệm trên chuột cống trắng, tác dụng chống viêm rõ rệt đối với giai đoạn viêm cấp tính cũng như mạn tính thực nghiệm trong mô hình phù bàn chân gây bằng kaolin và mô hình u hạt thực nghiệm gây bằng amian, đồng thời có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống non, ức chế miễn dịch, nâng cao được tỷ lệ chuột lang sống qua cơn choáng phản vệ, làm giảm nhẹ cơn dị ứng trong thí nghiệm tiêm mẫn cảm chuột lang bằng kháng nguyên và sau đó gây dị ứng nhẹ bằng cách đưa kháng nguyên vào đường hô hấp trong buồng khí dung. Thổ phục linh có những tính chất của một thuốc chống viêm steroiđ.

Ngoài ra, thổ phục linh còn có tác dụng kháng histamin. Nước sắc của một bài thuốc gồm thổ phục linh và 15 dược liệu khác được chứng minh có hoạt tính đối kháng với các tác dụng gây khó thở và co giật trên chuột lang hít khí dung histamin, và với tác dụng gây hạ áp trên động vật tiêm histamin. Trong thử nghiệm in vitro, thổ phục linh làm giảm co thắt cơ trơn ruột chuột lang cô lập gây bởi histamin và acetylcholin. Trong thử nghiệm in vitro, thuốc có tác dụng ổn định màng hồng cầu và không ảnh hưởng tới tác dụng ổn định màng hồng cầu của aspirin. Cao chiết với methanol ức chế mạnh hoạt tính của men protein kinase c trên thực nghiệm. Flavonoid của thô phục linh có tác dụng ức chế men oxy hóa khử peroxyđase và catalase máu chuột và huyết thanh người. Thử nghiệm độc tính cấp và bán trường diễn cho thấy thổ phục linh hầu như không độc.

Cao chiết với methanol từ thân rễ thổ phục linh với liều 100 mg/kg thể trọng, tiêm phúc mạc, đã làm hạ glucose máu của chuột nhắt trắng bình thường 4 giờ sau khi tiêm, và cũng làm giảm glucose máu chuột nhắt gây đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Tuy nhiên, thổ phục linh không có hiệu quả trên glucose - máu chuột nhắt gây đái tháo đường với streptozotocin (đái tháo đường phụ thuộc insulin có hạ insulin máu). Thổ phục linh cũng chặn sự tăng glucose máu do epinephrin trên chuột nhắt. Như vậy, tác dụng hạ glucose máu của thổ phục linh có thể do làm tăng độ nhậy cảm của các thụ thể đối với insulin.

Cao lỏng chế từ thổ phục linh phối hợp với ngưu tất và cà gai leo hoặc hy thiêm được dùng điều trị thấp khớp, đã tỏ ra có lác dụng tốt đối với chứng đau nhức, nhất là với những bệnh khớp không có tiêu chuẩn chẩn đoán. Kết quả tốt nhất và tương đối nhanh đối với đau lưng cấp do lạnh và sang chấn. Trên lâm sàng, bài thuốc gồm thổ phục linh và 7 dược liệu khác được dùng điều trị bệnh chân voi là hậu quả của bệnh giun chỉ. Thuốc làm số lần sốt tái phát giảm, cơn sốt nhẹ hơn.

Tính vị, công năng

Thổ phục linh có vị ngọt nhạt, chát, tính bình, vào 2 kinh can và vị, có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, giải độc tiêu thũng, trừ phong thấp, mạnh gân cốt, lọc máu.

Công dụng

Thổ phục linh chữa thấp khớp, đau nhức gân xương, ung thũng, tràng nhạc, mụn nhọt, lở ngứa, giang mai, giải độc thủy ngân, dị ứng. Ngày uống 15 - 30g dưới dạng thuốc sắc, cao nước hoặc hoàn tán.

Ở các nước Đông Nam Á, nước sắc rễ và thân rễ các loài Smilax trong đó có thổ phục linh được dùng một cách khá phổ biến để điều trị giang mai, lậu, thấp khớp, ho, và làm thuốc bổ sau khi đẻ, thuốc kích dục, và dùng ngoài để điều trị bệnh ngoài da gồm vảy nến, vết thương, viêm, sưng tấy, loét và nhọt.

Ở Trung Quốc, thổ phục linh được dùng chữa đái khó, đái đục, khí hư, mụn nhọt, viẽm hạch bạch huyết, eczema mạn tính, co cứng chân và đau cơ trong bệnh giang mai, ngộ độc thủy ngân, và phối hợp với các được liệu khác điều trị vảy nến. Ngày dùng 15 - 60g. Theo kinh nghiệm dân gian Ân Độ, nước rễ tươi thổ phục linh chữa bệnh hoa liễu và đau nhức. Ở Papua Niu Ghinê, ngọn mang lá được ăn với thức ăn làm thuốc ngừa thai; nước sắc lá là thuốc tẩy giun và giảm viêm dạ dày.

Bài thuốc có thổ phục linh

1. Chữa phong thấp, thấp khớp :

a) Thổ phục linh 20g; hy thiêm, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g; ngưu tất, ngải cứu, thương nhĩ tử, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

b) Thổ phục linh 16g; rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, mỗi vị 12g; rễ gấc, lá cối xay, lá lốt, mỗi vị 8g; rễ gai tầm xoọng 4g. sắc uống.

c) Thổ phục linh 20g; hy thiêm, ngưu tất, lá lốt, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

đ) Thổ phục linh 20g, cốt toái bổ lOg; thiên niên kiện, đương quy đều 8g; bạch chỉ 6g. sắc uống ngày một thang.

e) Thổ phạc linh, hy thiêm, ngưu tất, cà gai leo, mỗi vị 12g; ích mẫu, hương phụ, ké đầu ngựa, mỗi vị 16g. Sắc uống.

f) Thổ phục linh, xấu hổ, cà gai leo, cỏ xước, kê huyết đằng, rễ cỏ tranh, mỗi vị 16g. sắc uống ngày một thang.

2. Chữa nước ăn chân, tổ đỉa :

a) Thổ phục linh 20g, lá lốt 20g, vỏ núc nác (tẩm rượu, sao) 16g, rễ cỏ xước (sao) 16g, kim ngân hoa 16g, rễ gấc (sao) 12g. sắc, người lớn uống cả một lần, trẻ em chia 2-3 lần uống trong ngày.

b) Thổ phục linh, hạ khô thảo, ké đầu ngựa, mỗi vị 50g; vỏ núc nác, khổ sâm mỗi vị 30g; sinh địa 20g, dành dành 15g. Làm thành dạng viên, ngày uống 20 - 25g.

c) Thổ phục linh 40g; ké đầu ngựa, ý dĩ, tỳ giải, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang.

3. Chữa mụn nhọt, chốc lở:

a) Thổ phục linh 15g, sài đất 40g, kim ngân 20g, sinh địa 20g, ké đầu ngựa 15g, cam thảo dây 15g. sắc uống ngày một thang trong 5-7 ngày.

b) Thổ phục linh, kim ngân hoa, ý dĩ, mai mực, hoạt thạch, da con chồn hương, bồ cu vẽ, đều bằng nhau. Sắc uống.

c) Thổ phục linh, kim ngân, bồ công anh, mỗi vị 12g; mã đề, cam thảo nam, mỗi vị lOg; ké đầu ngựa, hoa kinh giới mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.

4. Chữa vảy nến :

a) Thổ phục linh 40g; hà thủ ô, đương quy, mỗi vị 20g; khương hoạt, ké đầu ngựa, sinh địa, mỗi vị 16g; huyền sâm, uy linh tiên, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

b) Thổ phạc linh 40g, cải trời 80g. sắc, chia 3-4 lần uống trong ngày. Điều trị phối hợp với bôi các thuốc mỡ của y học hiện đại.

5. Chữa giang mai, ngứa dai dẳng:

a) Thổ phục linh 40g, vỏ núc nác 30g; ké đầu ngựa, cam thảo dây, mỗi vị 15g. sắc uống ngày một thang.

b) Thổ phục linh 40g, hà thủ ô 16g, vỏ núc nác 16g, ké đầu ngựa 12g, gai bồ kết đốt tồn tính 8g. sắc uống.

c) Thổ phục linh (sao) 40g, bồ kết 7 hạt. sắc uống thay nước chè hàng ngày.

6. Chữa chứng lở sâu vào xương, có mủ :

Thổ phục linh 40g, kinh giới 60g; kim cang, rung rúc, bồ cu vẽ, tầm gửi cây dâu, mỗi vị 40g; rễ cà pháo 28g; mộc thông, đỗ trọng, kim ngân hòa, mỗi vị 12g; phòng phong 8g; cam thảo, xạ can, lá táo, mỗi vị 4g. Sắc, uống làm 2 lần trong ngày.

7. Chữa nổi hạch 2 bên âm hộ, nóng rát đau nhức :

Thổ phục linh, rễ quýt rừng, rễ bươm bướm, mỗi vị 20g. Sắc uống trong ngày.

8. Chữa tràng nhạc vỡ loét (lao hạch) :

Thổ phục linh 20g, nấu nước uống thay nước chè hàng ngày. Hoặc tán bột hòa với cháo ăn.

9. Thuốc rửa âm đạo (trong điều trị sa sinh dục phối hợp với thuốc uống khác):

Thổ phục linh, bồ công anh, khổ sâm, mồi vị 10g; phèn phi 25g. sắc nước rửa âm đạo cách ngày một lần.

10. Chữa bệnh chân voi (kết hợp với thuốc y học hiện đại) :

Thổ phục linh, kim ngân hoa, hạt mã đề, kinh giới hoa, cát căn, tỳ giải, bồ công anh mỗi vị 15g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang. 11. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng :

Thổ phục linh, hổ công anh, mỗi vị 16g nghệ vàng, kim ngân, mỗi vị 12g; lá độc lực, vỏ bưởi bung mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

12. Chữa ho do viêm họng hoặc viêm amiđan cấp :

Thổ phục linh 12g, sài đất 20g; sinh địa, cam thảo dây, mạch môn, mỗi vị 12g; kiin ngân hoa 8g. sắc uống ngày một thang.

13. Chữa bệnh ngoài da :

Thổ phục linh 16g, tầm gửi 20g, ý dĩ sao 16g- trạch tả, ngưu tất, mỗi vị 12g; bán hạ chế, cam thảo thạch xương bồ, bạch chỉ, xuyên khung, mỗi vị 8g. Sắc uống ngàv một thang.

14. Chữa di ứng, mẩn ngứa, mày đay :

Thổ phục linh 20g; sinh địa, liên kiều, ngưu bàng ké dầu ngựa, kim ngân hoa, cam thảo dây, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

15. Chữa thấp tim, khớp xương đau mỏi ở trẻ em :

Thổ phục linh 20g; huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, cẩu tích, hạt muồng sao, mỗi vị 12g; độc hoạt, liên tâm, táo nhân, đơn bì, bạch thược, mỗi vị 6g; sắc uống. Nếu sưng khớp thì gia hoàng đằng 6g, bạch chỉ 2g, cùng sắc.

16. Chữa viêm cầu thận cấp tính :

Thổ phục linh 20g, mã đề 30g; rễ cỏ tranh, cỏ mần chầu, lá cối xay, mỗi vị 20g. sắc uống ngày một thang.

17. Chữa liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm khuẩn :

Thổ phục linh 12g; kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 16g; ké đầu ngựa, xuvên khung, đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

18. Chữa quai bị :

Thổ phục linh 12g, sài đất 20g, bồ công anh 16g; kinh giới, kim ngân, mỗi vị 12g; sài hồ 10g; chỉ xác, cam thảo nam, mỗi vị 8g; bạc hà 6g. sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC