Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Q

Quan Âm Núi

12:07 13/07/2017

Vitex quinata (Lour.) F. N. Will.

Tên đồng nghĩa: Cornutia quinala Lour. Vitex heterophylla Roxb.

Tên khác:  Mẫu kinh, tiểu kinh, đèn năm lá, ngũ chỉ phong. 

Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)

Mô tả

Cây to, cao 20 - 25m. Cành non hơi có cạnh, có ít lông hoặc nhẵn, cành già nhẵn, có vò màu xám và những bì khổng. Lá kép mọc đối, 3 - 5 lá chét rất đa dạng từ hình mác, elip đến hình trứng, bầu dục, gốc thuôn hoặc tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn hoặc có lông trên các gân, điểm những hạch nhỏ màu trắng ở mặt trên, màu vàng ở mặt dưới sau chuyển thành nâu đỏ ở lá khô, lá chét giữa dài khoảng 15 cm, những lá bên nhỏ hơn và thường không đều, gân nổi rõ; cuống lá tròn, nhẵn, không có cánh, dài 4-20 cm.

Cụm hoa mọc ở ngọn cành thành chùy thường kèm theo lá ở những mấu bên dưới, có lông màu tro, dài 20 - 25 cm, nhánh thứ cấp mọc đối mang nhiều xim 2-6 hoa màu vàng nhạt, môi dưới màu lam; lá bắc rất nhỏ hoặc không có; đài hình chuông, có 5 răng nhọn, rất nhỏ, có lông màu xám rất mịn; tràng phủ lông và hạch dày ờ mặt ngoài, ống tràng hình phễu nhẵn ở mặt trong, môi trên có 2 thuỳ nhọn, cong, nhẵn, môi dưới 3 thuỳ nhẵn ở trong, thuỳ giữa có lông rất dày ở gốc; nhị vượt ra ngoài tràng, chi nhị đính ở giữa ống tràng; bầu nhẵn có hạch ở đầu.

Quả hạch hình quả lê, màu đen xám nhạt, bao bọc bởi đài tồn tại.

Mùa hoa quả: tháng 5-9.

Phân bố, sinh thái

Chi Vitex L. trên thế giới có khoảng 250 loài, phân bố khấp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở cả 2 bán cầu. Ở Việt Nam, chi này có 15 loài, loài quan âm núi phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh miền núi với độ cao từ 200 - l.OOOm. Bao gồm: Hà Giang, Tuyên Ọuang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng Ninh. Hoà Bình, Hà Tây cũ (Ba Vì), Hà Nam. Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị. Thừa Thiên - Huế. Quàng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng. Trèn thế giới, cây có ở Ân Độ, Mianma. Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Indonesia, Philippin...

Quan âm núi là cây ưa sáng, ưa ẩm và cũng có khả năng chịu hạn. Cây thường mọc rải rác trong các kiểu rừng thứ sinh, ven rừng nguyên sinh, bờ nương rẫy hoặc xen lẫn trong các lùm bụi ở ven đường đi thuộc vùng núi. Cây thường xanh, ra hoa quả nhiều hàng năm; tái sinh tự nhiên bằng hạt và cũng có khả năng mọc cây chồi từ gốc còn lại sau khi chặt.

Cách trồng

Quan âm núi có thể mới chỉ được trồng làm mẫu ở các vườn cây thuốc hay vườn thực vật. Trong tự nhiên cây ra hoa quả nhiều, vì vậy có thể dễ dàng thu hái quả già lấy hạt. Hạt gieo vào mùa xuân.

Cây trồng không kén đất, có sức sống dai, song khi còn nhỏ có thể phải che bóng, về sau cây ưa sáng. Khoảng cách trồng 1,5 - 2m một cây. Cây trồng sau 2 năm có thể bắt đầu ra hoa quả.

Bộ phận dùng

Lá,quả và vỏ thân.

Thành phần hoá học

Vỏ thân chứa ecdysteroid [L. s. de Padua ct al., Prosea 12(1), 1999, 501].

Tính vị, công năng

Quan âm núi vị đắng, the, tính bình, có công năng hoá thấp, tiêu tích trệ. Nhưng từng bộ phận cũng có khác nhau. Lá quan âm núi có vị đắng, tính mát; có công năng thanh nhiệt, giải biếu. Rễ quan âm núi vị ngọt, đẳng, the, tình bình; có công năng chi khái, định suyễn, trấn tĩnh, thoái nhiêt Quả quan âm núi vị cay, tính âm; có công năng thông khí. lợi khí. tiêu đờm thấp. Vỏ quan âm núi vị đắng nhạt, the, có mùi thơm, tính bình; có công năng tiêu thực, trừ ứ.

Tài liệu Trung Quốc ghi: quan âm núi vị nhạt tính bình; có công năng chỉ khái, định suyễn, trấn tĩnh, thoái nhiệt [TDTH. 1992, 1: 1491],

Công dụng

Lá quan âm núi được dùng chữa đái ra máu đái đục, bạch đới. Ngày 40 - 60g sắc nước uống. Có thể dùng tươi, rửa sạch, giã nát, chế hêm nước, vắt lấy nước cốt uống. Lá còn được dùng nấu lấy nước ngâm rửa chữa lở ngửa ngoài da và vùng hạ bộ âm ngứa.

Rễ quan âm núi được dùng trị viêm phế quản, háo suyễn, phong thấp. trẻ em cam tích. Còn dùng chữa cảm nóng, cảm lạnh, thân thể chân tay đau mỏi. Dùng 40 - 60g sắc uống, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Quả quan âm núi được dùng chữa đau bụng, tả lỵ mạn tính, khí dồn lên sinh ho hen. Lấy quả, sao vàng, tán bột. uống mỗi lần 2 - 4g. ngày 3 lần.

Vỏ quan âm núi được sắc với nước hoặc ngâm rượu uống làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá. Nhân dân thường dùng vỏ nấu với nước uống thay trà làm cho ăn ngon, dễ tiêu, làm nhẹ người, trừ thâp trệ. Cũng dùng chữa phong thấp.

Ở Đài Loan, Campuchia. quả quan âm núi được dùng trị đau dây thần kinh (neuralgia) do lạnh. Lá có thế dược dùng thay thế cho chè. vỏ cây sắc uống có tác dụng bổ, kích thích ăn ngon và nhuận tràng [Perry et al., 1980: 432].

Ở Đông Nam Á, vỏ được dùng làm thuốc bổ, làm mạnh dạ dày. Nước hãm vỏ để kích thích ăn ngon, điều trị rối loạn tiêu hoá. vỏ còn có ecdysteroid nên có tác dụng tẩv giun. Gỗ được dùng làm nhà, đóng thuyền [De Padua et al., 1999,1: 501].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC