Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cọ Xẻ

11:07 08/07/2017

Cọ Xẻ có tên đông nghĩa: Lalunia chinensis Jacq.

Tên khác: Lá nón xè, mật cật, ké tàu.

Tên nước ngoài: Fan - palm (Anil), latanier de Chine (Pháp).

Họ: Cau (Arecaceae).

Mô tả

Cây gỗ, cao 8 - 10m. Thân hình trụ, mọc thẳng do những sẹo của cuống lá để lại hình thành. Lá mọc tập trung ở ngọn thân, hình quạt chia nhiều thuỳ hẹp đều, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, màu lục bóng ở mặt trên: cuống lá to, dài, có gai dẹt và cong.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chuỳ phân nhánh 2-3 lần, bên ngoài có mo lớn bao bọc; hoa hình cầu, có 3 lá dài xếp lợp. 3 cánh hoa xếp hinh van; 6 nhị, chi nhị ngẳn: bầu hình bầu dục, mỗi ô có 1 noãn. Quả hình bầu dục thuôn, tròn ở hai đầu, dài 2 cm, rộng 1.5 cm, màu lục nhạt, có bao hoa tồn tại: hạt hình trái xoan, đầu tù.

Mùa hoa: tháng 2-4; mùa quả: tháng 5-6.

Phản bố, sinh thái

Chi Livistona R. Br. hiện đã biết ở Việt Nam 4 loài, trong đó có loài cọ xẻ kể trên. Cọ xè được trồng rải rác tại một số tỉnh miền núi thấp và trung du phía bắc như: Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Giang, Thanh Hoá và Nghệ An. Tuy vậy hiện không biết rõ về nguồn gốc, bởi loài cây này cũng thấy mọc tự nhiên và được trồng lâu đời ở nước ta. Trên thế giới, cọ xẻ cũng có ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Cọ xẻ là cây ưa sáng, có thể sống được trên nhiều loại đất. Tại các địa phương kể trên, thấy cây trồng ở vườn, nương rẫy và thậm chí ở các bờ ruộng nước cây vẫn sinh trưởng phát triển được. Theo kinh nghiệm của nhân dân ờ Tuyên Quang, cọ xẻ được gieo bằng hạt, sau 2 năm ở vườn ươm mới đánh đi trồng. Loài cây trồng này có nhiều công dụng, như làm chổi quét, đan lát (lá và cuống lá), thân cây cọ già được dùng nhiều trong xây dựng, với độ bền chắc cao.

Cách trồng

Cọ xè thường được trồng ở đồi hoặc trồng làm cây cảnh ờ ven đường, các công viên, ở các nơi công cộng. Ngoài ra người ta còn trồng ở bờ ruộng, bờ ao, góc vườn. Cọ sẻ là cây không kén đất, dễ trồng, ít phải chăm sóc, ít có sâu bệnh hại. Cọ nhân giống bàng hạt. Một cây cọ có khả năng cho rất nhiều hạt. Khi cọ chín lấy hạt đem gieo góc vườn hoặc ở vườn ươm. Thời gian gieo vào tháng 10 - 12. Cây con có 3 - 4 lá thật có thể đánh đem ra trồng. Trồng cọ chi cần đào thành hố, bón lót phân chuồng mục, khoảng cách trồng 3 - 4m một cây. Thời gian trồng tốt nhất vào mùa xuân. Trồng cọ xẻ ít phải chăm sóc, ngoại trừ việc xới đất làm cỏ quanh gốc cây. Cây sinh trưởng chậm, nhưng khả năng chịu hạn và chịu lạnh khá tốt.

Bộ phận dùng

Hạt, rễ và lá.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng ức chế phát triển tể bào u

Cao chiết bàng nước nóng quả khô cảa cây cọ xẻ đã được sử dụng trong y học dân gian nam Trung Quốc để điều trị các loại u khác nhau. Những nghiên cứu in vitro cho thấy, cao chiết bằng ethanol và cao chiết bằng nước nóng của cọ xẻ ức chế sự phát triển dòng tế bào HL - 60 (HL - 60 là dòng tế bào bạch cầu của người mắc bệnh đa bạch cầu tiền tuỷ bào cấp: acute promyelocytic leukaemia) với nồng độ tối thiểu ức chế 50% (IC50) của mỗi cao đều là 1/50 (20 mg/ml) (Cheung et al., 2005).

Cao ethanol có tác dụng gây biệt hoá dòng tế bào HL - 60 thành tế bào hạt. Ở nồng độ 1/100 (10 mg/ml) và 1/200 (5 mg/ml), số tế bào HL - 60 chuyển thành bạch cầu đơn nhân và đại thực bào theo thứ tự là 32,4 ± 12,6% và 16,3 ± 6,1% so với ở lô chứng chỉ có 4,4 ± 1,3%. Ngược lại, cao chiết nước nóng lại không có khả năng gây biệt hoá có ý nghĩa dòng tế bào HL - 60 (Cheung et al., 2005).

Đã nghiên cứu hoạt tính dọn gốc tự do hydroxyl so sánh với Trolox (một chất chống oxy hoá tham chiếu) trong dung dịch không cỏ tế bào, thấy ở độ pha loãng 1/10, cao methanol và cao nước nóng có hoạt tính tương tự nhau và lần lượt bằng 13,0 và 12,7 micromol hoạt tính cùa Trolox. Ở nồng độ 1/100, cả cao ethanol và cao nước đều không có ảnh hưởng đến sự sản sinh ra nitric oxyd (NO) ở các tế bào dòng RAW - 264.7 dù có dùng hoặc không dùng lipopolysaccharid để kích thích (Cheung et al., 2005).

Phân tích dùng phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR: polymerase chain reaction) của RNA thông tin (mRNA) chỉ rằng, dòng tế bào RAW - 264.7 được xử lý với cả hai cao ở độ pha loãng 1/100 đều không có ảnh hường đến yếu tố hoại tử u - alpha [TNF - alpha: tumor necrosis factor - alpha); interleukin - 1 beta (1L - 1 beta); sự tổng hợp nitric oxyd (NO) và cyclo - oxygenase - 2 (COX - 2) trong các tế bào này khi so sánh với lô đối chứng, không dùng cao cọ xẻ. Không có cao nào ảnh hường đến TNF - alpha và sự tổng hợp NO trong các tế bào được kích thích bằng lipopolysaccharid (LPS). Nhưng ở nồng độ pha loãng 1/100, cả hai loại cao đều làm giảm IL - I beta trong các tế bào được kích thích bằng LPS có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Chi có cao methanol ở độ pha loãng 1/100 là làm giảm cox - 2 trong dòng tế bào RAW - 264.7 được kích thích bằng LPS (P < 0,01 ) (Cheung et al., 2005).

2. Tác dụng ức chế sự tạo mạch và sự phát triển ung thư

Trong khi sàng lọc các chất ức chế sự tạo mạch máu có trong tự nhiên đã xác định được cao từ hạt cùa cây cọ xẻ có tác dụng chống tạo mạch và chống ung thư mạnh. Cao nước ức chế in vitro sự tăng sinh tể bào nội mô và sự nhân lên cùa dòng tế bào u như dòng tế bào sarcom sợi (fibrosarcoma) của chuột nhắt trắng, cũng như dòng tế bào ung thư vú và ung thư đại tràng ở người. Trong thí nghiệm ở chuột nhắt trắng, cao nước cọ xẻ ức chế sự phát triển cùa u sarcom sợi được cấy dưới da chuột. Nghiên cứu riêng hai phần vỏ hạt và nhân hạt. thấy vỏ hạt có tác dụng mạnh hơn nhân hạt trong thí nghiệm ức chế u. Như vậy là cao vỏ hạt của cọ xẻ có thể là một nguồn để dùng otrng điều trị ung thư (Sarrtippour et al., 2001).

3. Cơ chế tác dụng chống ung thư của cọ xẻ

Hoạt động bất thường của protein - kinase (PK - ase) là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra ung thư. Vì vậy Huang và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng ức chế PK - asc và tác dụng chống u của cao ethanol chiết từ hạt cây cọ xẻ, một vị thuốc cổ truyền vẫn được dùng đế điều trị ung thư mũi hầu. Hạt cọ xẻ được chiết bằng ethanol, sau đó dùng sắc ký để tách ra được một phân đoạn có độ tinh khiết cao được gọi là LC - X (phân đoạn chiết xuất đã tinh chế cùa hạt cọ xẻ Livistonci chinensis) (Huang et al„ 2006). Nghiên cứu tác dụng sinh học in vitro đã phát hiện thấy LC - X ức chế được hoạt tính cúa nhiều protein - kinase khác nhau như PAK2. PKA. PKC, GSK - 3 alpha. CK2; ức chế cả protein - kinase hoạt hoá sự phân bào (mAPK: mitogen - activated protein - kinase) vả JNK1 với nồng độ tối thiểu ức chế 50%    (IC50) trong khoáng 1 - 40µg/ml. Sự tăng sinh của hai dòng tế bào ung thư mũi hầu NPC - TW02 và NPC - TW04 cũng như dòng tế bào ung thư vú MCF - 7 bị LC - X phong bế có ý nghĩa thống kê ở nồng độ 50µg/ml; còn các dòng tế bào u biểu bì (A431) và tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa) lại không bị ức chế. Đối với các dòng tế bào bị LC - X tác động, chu kỳ tế bào dừng ở giai đoạn G2 (thời kỳ tiền gián phân) sang giai đoạn M (thời kỳ gián phân) và sự chết tế bào theo chương trình (apoptosis) thấy rõ ở các tế bào NPC - TW02 khi xử lý với LC - X trong 24 giờ.

Những nghiên cứu tiếp theo đã phát hiện thấy LC - X ức chế mạnh sự hoạt hoá thụ thể cùa yếu tố phát triền biểu mô (EGFR: epidermal growth factor receptor) và ức chế hoạt tính của inAPK (protein - kinase hoạt hoá sự phân bào) ở cả hai dòng tế bào ung thư mũi hầu là NPC - TW02 và tế bào ung thư biểu bì là A431. Tác dụng này phụ thuộc vảo nồng độ tức là none độ I-C - X càng cao thì tác dụng ức chế càng mạnh trong phạm vi các nồng độ đã thử. Lý thú hơn là hàm lượng protein của EGFR (thụ thể cùa yếu tố phát triền biểu bì) lại giảm một cách thảm hại ở các dòng tế bào A431 và NPC - TW02 ở lô dùng LC - X so với không dùng LC - X. Phân tích kỹ hơn ở màng tương và dịch bào tirana, của dòng tế bào A - 431 ở lô có và khôrni có LC - X chi rằns, protein 170 KDa mất đi ở màng tương của dòng tế bào A - 431 có xử lý với LC - X. Protein này được xác định chính là F.GFR (thụ thể cùa yếu tố phát triền biêu bì) nhờ phương pháp phổ khối. Do đó, đích tác động chọn lọc cùa LC - X chính là thụ thể EGFR này. Ngoài ra. khi điện di. sự dịch chuyến cùa thụ thể EGIR khác hẳn với sau khi đã xừ lý với LC - X. Điều đó chứng tỏ LC - X đã tác động vào thụ thể EGFR làm thay đổi thụ thế này về mặt hoá học (Huang et al„ 2006). Như vậy. hoạt chất trong cọ xè có hoạt tính ức chế II và ức chế protein - kinase là do ức chế yếu tố phát triển biểu mô thông qua việc làm thay đổi thụ thể EGFR. Sự phong bế chức năng của thụ thể EGFR có thể là cơ chế tác dụng chống u của hoạt chất trong cọ xè (Huang et al., 2006).

4. Độc tính

Đã xác định được cao lá cọ xẻ có LD50 là 750 mg/kg ở chuột nhắt trắng dùng đường tiêm phúc mạc. Cao lá cọ xẻ có được bằng cách lấy lá cọ xẻ phơi khô, tán thành bột thô, chiết bằng ethanol 50%, rồi cô dưới áp lực giám đến thể chất cao khô (Dhawan et al., 1980, IX: 594]

Tính vị, công năng

Cọ xè vị ngọt. chát, tính bình. Hạt còn có vị hai béo, có công năng làm tiêu ung thư; rễ giảm đau. Sách của Trung Quốc [Chang. 1992: 255] và "Sổ tay thường dụng trung thảo dược" cũng đều ghi: cọ xẻ vị ngọt. chát, tính bình; hạt có công năng kháng nham (chống, ung thư), rễ chỉ thống (giảm đau) [TDTH, 1997, UI: 1107]

Công dụng

Hạt cọ xẻ được dùng chữa ung thư mũi, họng, thực quản, ung thư rau, bệnh đa bạch cầu (leukemia). Dùng cả hạt sắc kỹ 6 - l0g rồi uống hoặc 30 - 60s nung tồn tính rồi sắc uống. Rễ được dùng để trị hen suyễn và làm dịu đau. Lá được dùng trị chảy máu tử cung, ngày dùng 15 - 30g cà lá, cả cuống lá, chặt nhỏ, sao đen tồn tính rồi sắc với nước uống. Quả cọ xẻ nếu đun nước sôi thì thịt quá sần cứng, không ăn được. Để có thể ăn được, lấy nước nóng già (khoảng 70°C) cho quả cọ vào, đậy nắp, ngâm như vậy độ nửa giờ, rồi vớt ra ăn (như cách chần quả trám) ngon và bùi. Cũng có thể muối ăn dần như quả cà. Ở Trung Quốc, ngòai ca chữa thư (xem các bài thuốc ở dưới) hạt cọ xẻ còn được dùng khi bị ứ huyết và điều trị khi có khối rắn ở bụng. Lá và cuống lá đốt cháy tồn tính thành than, tán nhỏ, uống với nước hoặc rang cháy lên rồi sắc uống để chữa băng huyết [Chang. 1992: 255].

Bài thuốc có cọ xẻ

1. Chữa ung thư mũi, họng, thanh quản, thực quản

Hạt cọ xẻ 60g sắc kỹ (2 giờ) uống, ngày một thang chia làm nhiều lần uống trong ngày. Thường thêm 30 - 90g thịt lợn nạc, cũng nấu kỹ khoảng 2 giờ, rồi ăn như thực phẩm ngày 1 lần, uống cả nước, cỏ thể dùng cùi quả cọ xẻ 40g, nấu với 40g thịt lợn nạc rồi ăn. Chú ý là hoạt chất cỏ nhiều nhất là ở vỏ hạt [Chang. 1992: 255].

2. Chữa chửa trứng (malignant hyclatidiform mole) và bệnh đa bạch cầu (leukemia)

Hạt cọ xẻ 30g. táo tầu 6 quả, sắc kỹ, chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi đợt điều trị 20 ngày [Chang, 1992: 2551]

3. Chữa ung thư phổi

Hạt cọ xẻ 60g, hoàng cầm râu (Scutellaria barbutu) toàn cây 60g. sắc uống, ngày một thang [Chang, 1992:256].

4. Chữa các loại ung thư

Hạt cọ xẻ 30g, thịt lợn nạc 30g, ninh kỹ, ăn cả cái cả nước như thực phẩm, ngày một lần, dùng nhiều ngày [Chang. 1992: 256].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC