Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Rau Ngót

10:05 25/05/2017

Rau Ngót có tên khác : Bồ ngót, chùm ngọt, hắc diện thần, phjăc ót (Tày), phiéc bón (Thái), lày can ton (Dao).

Họ : Thầu dầu (Euphorbiaceae)

Mô tả

Cây nhỏ dạng bụi, mọc đứng, luôn xanh, cao 0,8 - 1,2 m. Cành nhiều, mảnh, khúc khuỷu, màu lục xám. Lá mọc so le, lúc đầu hình vảy, sau phát triển to thành hình bầu dục hoặc hình trứng, phiến mỏng xếp thành hai dãy, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới rất nhạt; lá kèm nhỏ, hình tam giác nhọn đầu; cuống lá rất ngắn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim, gồm hoa đực và hoa cái hoặc chỉ có hoa cái; hoa đực có dài màu vàng điểm chấm đỏ, 6 thuỳ nông, không có cánh hoa, nhị 3 tập hợp thành cột rất ngắn, bao phấn không cuống; hoa cái có dài màu vàng hoặc đỏ tía, có 6 thuỳ sâu ton tại khi thành quả, không có cánh hoa, bầu hình trúng .

Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, màu trắng mang dài tổn tại, hạt màu đen, cổ 3 cạnh. Mùa hoa quả : tháng 9-11.

Rau ngót và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Sauropus Blume có vài chục loài, phân bố chủ yếu ở vùng Nam và Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam, có 15 loài (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1994). Loài rau ngót hiện chua biết chính xác về nguồn gốc, song, cây mọc hoang dại ở Srilanca; vùng Sikkim, Kabasi và Abor của Ấn Độ. Rau ngót được trồng rộng rãi ở một số nước Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác. Ở Việt Nam, rau ngót là loại cây trồng từ lâu đời, ở lất cà các vùng đồng bằng, trung du và vùng núi thấp để lấy lá làm rau ăn. Cây sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất; thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, với nhiệt độ trung bình 20 - 24°c. Rau ngót thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và cũng có thể hơi chịu bóng, ra hoa quả hàng năm.

Tuy nhiên, chỉ có những cây không bị bẻ cành, hái lá thường xuyồn mới có khả năng ra hoa quả. Đối vối những cây mọc hoang dại ở Ấn Độ, hình thức tái sinh tự nhiên chủ yếu là lù hạt. Cây còn có khả năng sinh chồi khòe từ những thân cành bị cắt.

Cách trồng

Rau ngót là cây lấv lá làm rau ăn, được trồng phổ biến ở đồng bằng và trung du. Cây không trồng được ở đất úng nước và khí hậu lạnh giá. Rau ngót được trồng bằng thân cành. Vào tháng 11 - 12, chặt bỏ thân, để lại gốc cách mặt đất chừng 10 cm. Chọn những thân cành mập, khỏe, lấy đoạn giữa chặt thành từng đoạn, dài 15 - 20 cm để trồng.

Thời vụ trồng tốt nhất vào tháng 1-2. ở quy mô nhỏ, rau ngót thường được trồng làm hàng rào quanh vườn. Ở quy mô lớn hơn, cần chọn đất tốt, nhiều mùn, tiện tưới tiêu để trồng. Đất cần được cày bừa hoặc cuốc cho ải, vơ sạch cỏ, đập nhỏ, đánh luống hoặc tạo thành lô. Bón lót cho mỗi hecta 25 - 30 tấn phân chuồng hoai, 280 leg supe lân và 140 kg sulfat kali, rồi dùng cuốc rạch thành hàng cách nhau 35 - 40 cm, sâu 10 - 15 cm. Có thể đặt hom nghiêng 45 - 60° (phần gốc xuống dưới, phần ngọn thò lên trên mặt đất 3-5 cm) cách nhau 5 cm hoặc trồng hốc cách nhau 20 cm, mỗi hốc dặt 3 - 4 hom. Lấp đất chặt, tưới nước ngay và giữ ẩm hàng ngày. Sau khi cây mọc, cứ một tuần tưới nước phân chuồng, nước giải pha loãng hoặc đạm (2%) một lần. Sau 1,5-2 tháng, bắt đầu thu hoạch. Khi thu, hái cả cành lá từ dưới lên, trừ lại những cành non trên ngọn. Chú ý hái nhẹ tay, không làm xước thân cành. Nếu chăm sóc tốt, đủ phân, đủ ẩm, rau ngót có thể cho 4 lứa thu hoạch trong một tháng. Sau mỗi lần thu hoạch, cần bón thúc phân chuồng, phân đạm. Đến cuối năm, khi cây tàn lụi, đốn cách mặt đất 10 cm lấy thân cây làm giống, đoạn gốc còn lại sang xuân sẽ tái sinh. Ruộng rau ngót được chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch liên tục 3 - 4 năm mới phải trồng lại. Rau ngót hay bị xoăn lá do bệnh, hoặc thiếu phân và nước. Do đó, cần bón đủ phân, tưới đủ nước (nhưng không để úng) và phun thuốc định kỳ.

Thuốc thường dùng hiện nay là Bi 58 (0,05 - 0,1%) hoặc Dipterex 0,7 - 1%). Cần tuân thủ các quy tắc an toàn trong việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, tránh lạm dụng.

Bộ phận dùng

Lá, rễ.

Tính vị, công năng

Lá rau ngót có vị ngọt, tính mát. Rễ có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, giải độc, lợi tiểu.

Công dụng

Rau ngót một loại rau ăn bổ, mát. Ở Ân Độ, rau ngót được coi là một cây rau đa sinh tố (multivitamin green). Ở Việt Nam, theo kinh nghiệm dân gian rau ngót được dùng chữa bệnh như sau :

- Chữa sót rau : Lá rau ngót tươi 40g, rửa sach giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, gạn lấy 100 ml nước chia làm 2 lần, uống cách nhau 10 phút Sau khoảng 15-30 phút phần rau còn sót lại sẽ bị tống ra Cũng có thể dùng lá tươi giã nát đắp vào 2 gan bàn chân

- Chữa tưa lưỡi : Lá rau ngót tươi 5 - lOg giã n;jt vắt lấy nước, thấm vào bông hay vải gạc đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng. Chỉ sau 2 lần trẻ lại bú được

- Chữa dái dầm : Lá rau ngót tươi 50g, rửa sạch vò vào nước đã đun sôi để nguội, mỗi lần uống môt bát. Uống vài lần sẽ có kết quả. Ngoài ra, rau ngót 30g, phối hợp với nõn cây dứa ăn quả 20g, rệp 7-9 con, giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp chữa rắn độc cắn. Ở Ấn Độ, nước sắc rẻ rau ngót, chữa sốt, tiểu tiện khó, chẹt bàng quang, lá và rễ tươi giã nát đắp ngoài chữa chứng viêm loét mũi.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC