Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Muồng Hôi

14:05 23/05/2017

Cassia hirsuta L.

Tên khác: Muồng lông, vệ hôi.

Họ: Vang (Caesalpiniaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 0,6 - 2m. Thân cành hình trụ, hơi hóa gỗ ở gốc, phân cành nhiều, có lông dày. Lá mọc so le, gồm 5 đôi lá chét mọc đối, hình mác, dài 2,5 - 9cm, rộng 1,2 - 3cm, gốc tròn có tuyến nhỏ, đầu nhọn, hai mặt có lông dài; lá kèm hình giùi; cuống chung dài 12cm.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành ngù giả có lá; hoa, 2 - 3 cái màu vàng; đài 5 răng, không bằng nhau; tràng 5 cánh mỏng; nhị 10 không đều, 2 cái to có bao phấn hình lưỡi hái, 4 cái nhỏ có bao phấn dẹt và rộng; bầu lệch, có lông.

Quả hình lưỡi hái, có lông xù xì, hơi dẹt, chứa nhiều hạt.

Mùa hoa quả: tháng 3 - 5.

Muồng  hôi và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Muồng hôi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới khác, đặc biệt là ở châu Á, gồm Ân Độ, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, muồng hôi có ở khắp các tỉnh từ vùng núi thấp (dưới 800m) đến trung du, đồng bằng ven biển và các đảo lớn như Cát Bà, Phú Quốc...

Muồng hôi là loại cây sống 1 năm, hoặc nhiều năm (ở vùng núi). Cây ưa sáng, có thể hơi chịu hạn; thường mọc ở các bãi hoang, ven đường đi, chân đồi hoặc ở vùng nương rẫy. Cây con mọc từ hạt vào tháng 4-5; sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm, ra hoa quả nhiều và thường tàn lụi vào cuối mùa thu. Quả muồng hôi khi già tự mở, hạt phát tán ra xung quanh.

Do đó, trong tự nhiên cây thường mọc tập trung thành những đám nhỏ. Ở Ân Độ và một số nơi khác, người ta trồng muồng hôi để phủ đất. Cành lá là nguồn phân xanh tốt cho cây trồng.

Bộ phận dùng

Lá và hạt.

Thành phần hóa học

Theo Singh Janhavi và cs. 1985, hạt muồng hôi đã loại dầu béo chứa 1 bianthraquinon là 4,4' - bis (1, 3, 8 - trihydroxy - 6 - methoxy - 2 - Me anthraquinon (CA 110: 21.064 d).

Dầu hạt chứa acid malvalic và acid sterculic. Ngoài ra, có Á - 5 sterol, nhiều À - 7 sterol và ít sterol no (CA 111: 229.0301). Hoa chứa ombiun, kaempferol, quercetin, kaempferol - 3 - o - rutinosid và rutin (CA 118: 143.452 q).

Công dụng

Muồng hôi, giống như cốt khí muồng, mới được sử dụng theo kinh nghiệm nhân dân. Hạt ngâm rượu uống làm mạnh gân cốt chữa tê thấp. Còn dùng chữa lỵ, bí đại tiểu tiện. Liều dùng hàng ngày 4 - 12g sắc nước uống. Lá tươi giã nát lấy nước bôi, chữa bệnh ngoài da, herpes với hiệu quả không kém muồng trâu.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC