Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Chôm chôm

11:06 03/06/2017

Nephelium lappaceum L

Tên đồng nghĩa: Nephelium chryseum Blume, N.maigayi Hiern

Tên khác: Vải thiều gai, vài guốc, trường chua

Tên nước ngoài: Ramboutan (Anh); litchi chevelu (Pháp)

Họ: Bồ hòn (Sapindaceae). 

Mô tả

Cây to, cao 15m, có thể đến 20m hay hơn (ở trạng thái tự nhiên) hoặc 5 - 8m (ờ cây trồng). Cành có lông khi non, sau nhẵn. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le, 1 - 4 đôi lá chét, thường là 2 - 3; lá chét mọc so le hoặc gần đối, có cuống ngắn, phiến cứng và dài, hình trứng ngược hoặc bầu dục - thuôn, đài 5-28 cm, rộng 2-10 cm, gốc tròn, đầu nhọn tù, mặt trên nhẵn hoặc có lông trên gân chính, mặt dưới cỏ lông rải rác, gân nổi rõ.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn thành chùm có cuống dài, đôi khi dài hon lá; đài hình đấu, 4-6 răng hơi nhọn; tràng 0; nhị 5-8, chì nhị có lông, đĩa dẹt phân thùy; bầu 2 ô có lông.

Quả hình bầu dục, dài 5 - 7 cm, rộng 4-5 cm, có gai mềm, dài và cong, thường kèm theo phân quả lép, khi chín màu đò hay vàng cam; hạt có áo hạt dính và vỏ cứng.

Mùa hoa: tháng 3-4; mùa qủa: tháng 5-7

Phân bố, sinh thái

Chi Nephelium L. trên thế giới có 22 loài, trung tâm phân bố của chúng ở bán đảo Malaysia, với 13 loài (trong đó có 3 loài là đặc hữu); đảo Borneo có 16 loài (8 loài đặc hữu); Mianma 5 loài; bán đảo Đông Dương (bao gồm cả Thái Lan) cỏ 5 loài; trong đó ở Việt Nam cỏ 4 loài.

Loài chôm chôm (Nephelium lappaceitm L) trên đây được chia thành 3 thứ (var.) khác nhau, dựa vào đặc điểm lá:

1. N.lappaceum vaĩ.lappaceunv: phiến lá chét trên rộng, mặt dưới có lông thưa, gân phụ rõ và cong. Phân bố ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia (Sumatra, Java, Kalimantan), Philippin (Palawan, Basilan) và được trồng ở nhiều nơi.

2. N.lappaceum var.palien: phiến lá chét ở giữa và dưới đều rộng, mặt dưới thường nhẵn, gân phụ mảnh và cong. Phân bố rộng rãi từ Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam) xuống Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia (Sumatra, Kalimantan) đến phía nam Philippin và đến Sulawesi.

3. N.lappaceum var.xainhioides: phiến lá chét ờ giữa và dưới đều rộng, mặt dưới phù lông hoe dày đặc, gân phụ mảnh và cong. Phân bố: Indonesia (Borneo) [Prosea, No.2 - Edible fruits and nuts, 1992].

Như vậy, ở Việt Nam hiện có 2 thứ (var.): (1) N.lappaceum var.lappaceum là chôm chôm trồng. Cây được nhập nội có lẽ từ Thái Lan và được trồng khá phổ biển ở các tinh thuộc miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Riêng thứ (var.) này hiện đã có một số giống (cultivar) cho năng suất và chất lượng quả khác nhau; (2) N.lappaceum var.palien thường gọi là "chôm chôm rừng" hay "vải thiều rừng". Cây mọc tự nhiên ở rừng kín thường xanh ẩm, trên núi đất lẫn đá (đá vôi, đá phiến), nhất là dọc theo các bờ khe suối trong rừng. Độ cao phân bổ thường từ 400 - 800m. Quả chín của chôm chôm rừng cũng ăn được, nhưng phần cùi thường mỏng, hơi chua và khó tróc hạt. Chôm chôm rừng phân bổ tại một số tỉnh miền núi như: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Ninh Binh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kontum, Lâm Đồng, Bình Dương.

Chôm chôm trồng cũng như chôm chôm rừng là loại cây gỗ trung bình; về đặc điểm sinh thái là cây trung sinh, ưa sáng nhưng khi còn nhỏ là cây chịu bóng. Cây ưa khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình năm 23 - 25°c. Loại cây trồng không chịu được mùa đông lạnh kẻo dài, vì thế cây chỉ trồng được ờ các tỉnh phía Nam. Nhìn rộng ra cả vùng Đông Nam Á, chôm chôm trồng cũng chỉ phát triển trong giới hạn 17° vĩ tuyển Bắc và Nam (trên và dưới đường xích đạo).

Chôm chôm trồng sinh trưởng tốt trên loại đất thịt pha cát hay đất bazan còn màu mỡ, pH 5 - 6. Cả cây trồng lẫn loại cây mọc tự nhiên ra hoa quả nhiều hàng năm. Tái sinh tốt từ hạt, với tỷ lệ nảy mầm tới 90%. Để đảm bảo chất lượng quả chôm chôm trồng, trong trồng trọt người ta thường nhân giống bằng cách ghép chồi - chồi lấy từ mẹ đem ghép vào gốc của cây gieo từ hạt. Cây giống được chăm sóc ở vườn ươm 1,5 - 2 năm mới đem trồng.

Bộ phận dùng

Quả, vỏ quả. Vỏ cây.

Thành phần hoá học

Áo hạt chứa protein 0,46, đường khử 2,9, sucrose 5,8, chất xơ 0,24, chất vô cơ, Ca 10,6, p 12,9, và vitamin c 30 mg/100g. 

Vỏ quả chứa tanin và saponin độc.

Nhân chứa acid béo gồm các acid palmitic 2,0, stearic 13,8, arachiđic 34,7, oleic 45,3, eicosensic 4,2% [Sastri et al., The wealth of India, VII, 1966, 13].

Theo Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc, 1997, hạt chứa 35 - 40% chất dầu đặc gồm arachidin, olein, stearin.

Tác dụng dược lý

1. Tác đụng kháng vi sinh vật của monoterpen lacton chiết từ hạt chôm chôm

Hạt chôm chôm được chiết bằng dicloromethan, sau đó phân lập đưọc một số chất, trong đó có 2 monoterpen lacton mới đã xác định đưọc cấu trúc hoá học. Hai chất này đã được thử tác dụng trên một số vi sinh vật và thấy có tác dụng ức chế trên một số vi khuẩn và vi nấm (Ragasa et al., 2005).

2. Tác dụng kháng virus Herpes simlex của vỏ quả chôm chôm

a) Chất thử: Cao khô chiết bằng methanol của vỏ quả chôm chôm. Lọc. cất thu hồi dung môi. Cô dưới áp suất giảm đến khô.

b) Phương pháp: Thử trên mô hình gây nhiễm virus herpes simplex Tip I (HSV - I: Herpes simplex virus type I) ở chuột nhắt trắng. HSV - 1 là loại virus thường gây ra lở loét mụn rộp ờ môi, miệng, thực quản, mặt, còn HSV - 2 thường gây bệnh ở bộ phận sinh dục, trực tràng (cà 2 loại còn có thể gây bệnh ờ da, màng não hoặc não).

c) Kết quả: Lô chuột dùng cao vỏ quả chôm chôm làm chậm sự phát triển các vết lở loét trên da chuột và giảm có ý nghĩa tỷ lệ chuột chết so với lô đối chứng (Navvavvi et al., 1999).

3. Bảo quản quả chôm châm bằng Lactobacillus plantarum và chitosan

a) Mục đích thử nghiệm: Thử tác dụng của vi khuẩn  Lactobacillus plantarum và chitosan trên chất lượng quả và khả năng giữ màu cùa vỏ quả chôm chôm.

b) Điều kiện bảo quản: Nhiệt độ 25°c và 10°C; độ ẩm 75 ± 2,5%; thời gian 10 ngày và 15 ngày.

c) Kết quả: Dùng vi khuẩn Lactobacillus plcmtarum cải thiện được có ý nghĩa việc duy trì được màu của vỏ quả và làm giảm sự mất khối lượng của quả. Vi khuẩn dùng đơn độc hoặc phối họp thêm với chitosan giữ được chất lượng của quả về độ chắc của quả, hàm lượng chất rắn tan và độ acid. Nhúng quả chôm chôm vào dịch có Lactobacillus plantarum làm tăng độ acid cùa vỏ quả và tránh được vỏ quả bị thâm. Chitosan tạo nên một lớp bảo vệ, ngăn ngừa sự khô cùa quả (Martinez - Castellanos et al., 2009). 

4. Chống kiển lửa cho vườn chôm chôm

a) Đối tượng chống: Là kiến lửa nhỏ, tên khoa học là Wasmannia auropunctata (Roger) sống thành quần thể gây hại cây ở các vườn ươm cây, vườn cây ăn quả, đồng cỏ. Nghiên cứu năm 1999 ở Hawaii thấy số lượng kiến là 244 triệu con, cân nặng 22,7 kg cho 1 ha vườn chôm chôm.

b) Các chất thử: Arndro (hydrametliylnon; để ở các trạm bẫy kiến), Esteem (pyriproxifen; để bẫy ở khắp nơi trong vườn chôm chôm), và Conserve (spinosad; phun trên mặt đất).

c) Phương pháp: Cứ 2 tuần thì bẫy 1 lần trong 16 tuần. Vườn chôm chôm được chia thành 4 khu, 3 khu 3 thuốc và 1 khu đối chứng. Xác định số lượng kiến một cách tương đối ở mỗi khu vực bằng cách dùng que có bơ để bẫy kiến, vào tuần 13, 15 và 17.

d) Kết quả: số lượng kiến ở lô đối chứng tăng 185,9% so với trước khi thử nghiệm. Lô dùng Amdro, số lượng kiến giảm 47,1%; lô dùng Esteen, kiến giảm 92,5%; còn lô dùng Conserve lượng kiến không giảm so với lô đối chứng. Không có khu vực nào sau xử lý không còn con kiến nào (Souza et al., 2008).

Tính vị, công năng

Áo hạt quả chín của cây chôm chôm vị ngọt, chua dễ chịu, tính ấm, có công năng giải nhiệt, bổ dưỡng. Quả xanh làm se, thanh nhiệt; vỏ cây, vỏ quả làm se; hạt đắng gây say không ăn được. Sách "Lục xuyên bản thảo" ghi: vỏ quả có công năng tiêu viêm, sát trùng, trị viêm xoang miệng, bệnh lỵ, nưóc sắc đặc rửa trị mụn nhọt, lở loét ngoài da [TDTH, 1997, III: 1407],

Công dụng

Áo hạt chôm chôm ăn được nhưng kém áo hạt quả vải do dính vào hạt; vị chua ngọt, thơm dễ chịu để giải nhiệt, bổ dưỡng. Hạt đắng và gây say, chứa 35 - 48% chất béo đặc gần như bơ ca cao, gồm chủ yếu là arachidin và olein, có thể dùng để chế xà phòng hay nến thắp sáng.

Quả xanh và vỏ quả được dùng chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt. Cũng được dùng trị sốt rét, tẩy giun. Liều dùng 20 - 40g sắc uống trong ngày. Trong vỏ quà có tanin vả một saponin độc.

Ở Malaysia, vỏ cây được đùng chữa bệnh về lưỡi; rễ, vỏ cây, vỏ quà, lá sắc uống để chữa sốt rét [Perry et al., 1980: 374]. Ở Indonesia, vỏ quả thường có trong các cửa hàng bán dược liệu, được dùng chữa sốt, kiết lỵ, ỉa chảy. Hạt có chất béo được cấu tạo từ aciđ oleic, acid arachidonic, một ít acid stearic, được dùng làm xà phòng, nến thắp. Trong hạt cũng chứa tinh bột [Perry et al., 1980: 374].

Ở Campuchia, nhân dân dùng quả xanh, sắc lấy nước uống để chữa ỉa chày và sốt [Kirtikar et al„ 1998:639],

Ở Ấn Độ, áo quả chôm chôm chín được dùng để giải nhiệt và chữa sốt [Nadkarni, 1999: 846]. Ở Trung Quốc, còn dùng quả xanh sắc uống để bổ vị và trừ giun [Chopra et al., 2001: 175]. Dùng ngoài, lấy vỏ quả, vỏ thân, quả xanh hoặc rễ sắc lấy nước đặc rửa lên các chỗ lở loét, mụn nhọt ngoài da.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC