Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Khôi

10:05 20/05/2017

Khôi có tên khác: Lá khôi, dộc lực, chẩu mã thai (Tày).

Tên nước ngoài: Ardisie (Pháp).

Họ: Đơn nem (Myrsinaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, cao 1,5 - 2m. Thân mảnh, nhẵn, ít phân nhánh, có nhiều vết sẹo màu xám do lá rụng để lại. Lá mọc so le, thường tập trung ở ngọn thân, dài 20 - 30cm, rộng 6-8 cm, hình mác thuôn, gốc và đầu nhọn, mép khía răng rất nhỏ, đều và sít nhau, mặt trên màu xanh mịn, mặt dưới màu tím có nhiều chấm nhỏ (khi cạy ra có màu gạch cua rất đặc sắc), hai mặt đều có lông mịn như nhung (nên còn được gọi là khôi nhung). Có loại hai mặt lá đều màu xanh lục.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 10-15 cm; hoa màu hồng tím; lá bắc nhỏ hình mác; đài 5 răng có lông dạng mi, ống ngắn; tràng 5 cánh, có ống ngắn; nhị 5, chỉ nhị rất ngắn; bầu hình trứng.

Quả hình cầu, khi chín màu đỏ.

Mùa hoa : tháng 5 - 7; mùa quả : tháng 8-10.

Khôi và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Ardisia Sw. có hơn 100 loài trên thế giới, Việt Nam có 94 loài, trong đó nhiều loài được dùng làm thuốc. Cây khôi có vùng phân bố tương đối phổ biến ở hầu hết các tỉnh miền núi của Việt Nam như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi... Độ cao phân bố từ 400 đến l000m. Trên thế giới, khôi có ở Trung Quốc (Quảng Tây, Hải Nam) và Lào. Khôi thuộc loại cây bụi, ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc dưới tán rừng kín thường xanh ẩm còn nguyên sinh hay tương đối nguyên sinh.Ở tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Nam, cây mọc cả dưới tán rừng xen tre nứa, đất có nhiều mùn và giàu dinh dưỡng.

Khôi ra hoa quả hàng năm, tỷ lệ hoa kết quả thấp. Khi quả chín phát tán gần, nên có thể tìm thấy những cây con xung quanh gốc cây mẹ. Cây có khả năng tái sinh cây chồi sau khi chặt. Nguồn trữ lượng tự nhiên trưóc kia của cây khôi tương đối dồi dào. Song qua nhiều năm khai thác liên tục trữ lượng đã giảm sút nhiều. Năm 1996, cây đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế cây chưa đến mức có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì khi khai thác, người ta chỉ bẻ lấy phần đầu cành mang lá, gốc còn lại vẫn có thổ tái sinh. Hiện nay ở vùng rừng thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo, Ba Bể và Cúc Phương có những điểm mà khôi phân bố tương đối phong phú và nguyên trạng. Có thể trồng bằng hạt dưới tán rừng ẩm.

Bộ phận dùng

Lá thu hái vào mùa hạ, phơi khô.

Thành phần hóa học

Lá khôi chứa tanin, glucosid.

Tác dụng dược lý

Qua nghiên cứu sơ bộ trên thỏ, chuột nhắt trắng và khỉ, đã có một số nhận xét như lá khôi có tác dụng làm giảm độ acid của dịch dạ đày khỉ, làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ, làm yếu sức co bóp của tim. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, lá khôi còn có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột thí nghiệm. Về dược lý lâm sàng, Bệnh viện 108 đã thí nghiệm dùng lá khôi chữa cho một số bệnh nhân đau dạ dày, sơ bộ thấy có kết quả giảm đau và làm giảm dịch vị xuống mức bình thường. Viện Y học cổ truyền cũng áp dụng lá khôi chữa đau dạ đày và có nhận định như lá khôi dùng hàng ngày với liều l00g trở xuống thì thấy đỡ đau, bệnh nhân ăn, ngủ được, nhưng với liều 250g/ngày lại làm bệnh nhân mệt mỏi, uể oải, sức khoẻ xuống dần nếu tiếp tục uống.

Tóm lại hiệu quả điều trị trên lâm sàng của lá khôi chưa được hoàn toàn xác định với liều dùng bao nhiêu là hợp lý.

Công dụng

Lá khôi là một vị thuốc chữa đau dạ dày trong nhân dân. Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm chữa đau bụng của nhân dân vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc thuộc tỉnh Thanh Hóa. Dựa trên cơ sở đó, Hội Y học dân tộc tỉnh Thanh Hóa dã nghiên cứu phương thuốc chữa đau dạ dày gồm lá khôi 80g, lá bồ công anh 40g, lá khổ sâm 12g. Các vị thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày vào lúc đói. Có thể thêm cam thảo lOg cho dễ uống và tăng hiệu lực điều tri. Trường hợp đau dạ dày thể hàn, thêm quế chi hoặc can khương, nếu là thể nhiệt thì thêm sinh địa, hoàng cầm. Bệnh nhân dùng bài thuốc này thấy dễ chịu ít đau. Ngoài ra, lá khôi được dùng vói lá vối, lá hoc nấu nước tắm cho trẻ để phòng và trị lở ngứa; lá khôi giã nát với lá khế trộn với dầu vừng bôi chữa nhọt. (Bách gia trân tàng).

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC