Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Trái Mấm

09:05 19/05/2017

Trái Mấm có tên nước ngoài: Golden apple, holy fruit, stone apple, bael tree, Bengal quince (Anh); marmelos de Bengal (Pháp).

Họ: Cam (Rutaceae).

Mô tả

Cây to, cao 6 - 15m. Thân hình trụ, vỏ hơi nứt nẻ, màu vàng thơm sau đen. Cành nhẵn, mọc toả rộng, không gai hoặc có gai nhọn, dài 2,5cm màu vàng. Lá kép, 3 lá chét, vò ra có mùi thơm như cam, gốc thuôn hoặc gần tròn, đầu có mũi tù, dài khoảng 15 - 16cm, hơi có lông ở gân, sau nhẩn, lá chét tận cùng có cuống dài, mép có răng tròn, gân lá nổi rõ ở mặt dưới; cuống lá dài 4 - 6cm, phình ở gốc.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm kép hoặc dơn, đôi khi giảm xuống chỉ còn một hoa đơn lẻ; lá bắc rất nhỏ, có vảy; hoa to màu trắng lục nhạt, rất thơm, xuất hiện cùng lúc với lá; lá đài 4-5, hình tam giác, có lông ở mặt ngoài, cánh hoa 4-5, hình trái xoan, nhẩn; nhị nhiều, chỉ nhị ngấn và nhẩn; bầu nhẵn.

Quả buông thõng, màu lục, to bằng quả cam, chia 8 - 15 ô, vỏ dày và cứng, cơm quả nhầy, màu vàng trong; hạt 3 - 8 trong mỗi ô. Mùa hoa quả: tháng 3-6.

Phân bố, sinh thái

Trái mấm có nguồn gốc ở vùng cận Himalaya thuộc Ấn Độ. Hiện nay, cây mọc tự nhiên và được trồng ở Ân Độ, Srilanca, Pakistan, Bangladesh. Trái mấm còn được nhập trồng sang một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Bắc Malaysia; phía đông đảo Java, phía bắc đảo Luzon (Indonesia), Campuchia và Việt Nam.

Ở Ân Độ, cây mọc tự nhiên ở kiểu rừng khô, đến độ cao 1200m (ở Punjab). Cây vẫn sinh trưỏng tốt khi đem về trồng ở vùng đồng bằng. Ở Việt Nam, trái mấm được trồng rải rác ờ một số tỉnh thuộc Đông và Tây Nam Bộ. Cây thường có trong các vườn cây ăn quả, ưa sáng và rụng lá về mùa khô.

Vốn có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt đới, sau được trồng ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm, trái mấm dần trở thành cây có biôn độ sinh thái rộng. Cây có thể chịu được nhiệt độ đến 49°c về mùa hè và -7°c về mùa đông (vùng Đông Bắc Ấn Độ). Cây trồng ở miền Nam Việt Nam sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ không khí trung bình năm từ 23 dến 26°C; ra hoa quả nhiều, gieo trồng dễ dàng bằng hạt hay chồi rễ. Cây trồng được 5 năm bắt đầu có nhiều hoa quả; thời gian thu hoạch được nhiều quả kéo dài trong khoảng 15 năm.

Bộ phận dùng

Quả, lá và vỏ cây.

Tác dụng dược lý

Theo các tác giả Dikshit và Dutt, chất marmalosin có trong quả trái mấm dùng với liều 0,05g có tác đụng nhuận tràng và lợi tiểu, với liều cao lại có tác dụng ức chế tim. Quả trái mấm xanh có tác dụng gây se xoắn, còn quả chín có tác dụng nhuận tràng nhẹ.

Tính vị, công năng

Trái mấm được coi là có vị ngọt, chua, tính ôn, có tác dụng chỉ tả (ngừng tiêu chảy).

Công dụng

Trong việc sử dụng cây trái mấm làm thuốc, có nhiều điểm giống nhau ở các nước châu Á. Từ năm 1880, ở Mianma quả được xác định có tác dụng gây se xoắn và sau đó là thuốc chữa kiết lỵ. Ở Trung Quốc, trái mấm được dùng chữa tiôu chảy lâu ngày không khỏi, xích lỵ, viêm họng. Liều dùng 3 - 9g, sắc nước, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Y học hiện đại đã chứng minh nước sắc quả trái mấm chưa chín, hoặc quả nửa chín nửa xanh có tác dụng gây se xoắn chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ, đặc biệt là đối với tiêu chảy lâu ngày; còn quả trái mâm chín có tác dụng nhuận tràng nhẹ, giúp tiêu hóa, chữa viêm trực tràng.

Ở Ấn Độ, quả xanh đem cắt thành lát phơi khô cũng chữa tiêu chảy và kiết lỵ, quả chín có vị ngọt mùi thơm chữa tiêu hóa kém. Ở Campuchia, quả trái mấm chữa lao và viêm gan. về mặt thực phẩm, quả trái nấm chín ăn ngọn, thưòng được dùng dưới dạng nước hoa quả và mút. Lá trái mấm non giã nát đắp tại chỗ chữa vết thương có mủ, mẩn ngứa, rôm sảy, sưng chân, bệnh về miệng. Ở Mianma, dịch ép từ lá non chữa bệnh về mắt, ngoài ra lá non còn được dùng làm rau gia vị ăn và người ta cho rằng lá non có khả năng gây vô sinh hoặc gây sẩy thai.

Ở Malabar, nước sắc của lá chữa hen suyễn. Lá giã nát đắp lên đầu chữa sốt mê sàng. Nước sắc của rễ cây trái mấm chữa nôn nửa, dịch hãm từ rễ và vỏ rễ chữa trạng thái hổi hộp đánh trống ngực và làm thuốc hạ sốt trong điều trị bệnh sốt rét cách nhật. Ngoài ra, thân cây trái mấm cho một loại gôm tốt như gôm arabic, lá đùng cất tinh dầu, với hàm lượng 0,6%. Ở Ấn Độ, từ vỏ quả người ta chiết được một chất màu vàng dùng nhuộm vải lụa.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC