Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Móc

14:05 23/05/2017

Móc có tên đồng nghĩa: Caryota urens L.

Tên khác: Đùng đình, đủng đỉnh, mạy khuông (Tày).

Tên nước ngoài: Jaggery palm, hill palm, fishtail palm (Anh); caryole (Pháp).

Họ: Cau (Arecaceae).

Mô tả

Cây bụi nhỏ, cao 2 - 8m. Thân do nhiều bẹ lá tạo thành. Lá kép lông chim hai lần, dài 1 - 2m hoặc hơn, gồm nhiều lá chét mọc so le, hình tam giác lệch, gốc nhọn, đầu bằng rộng, mép có răng cưa rất nhỏ, không đều, dài 15 - 20cm, gân lá xếp như nan quạt.

Cụm hoa gồm 4-6 bông mo, mỗi bông mo dài 30 - 40cm„ phân nhánh, mang hoa dày đặc; hoa đơn tính cùng gốc; mỗi hoa cái kèm theo hai hoa đực trên mỗi dốt; hoa dực có lá đài dày, hình bầu dục rộng, cánh hoa thuôn, tù và dai, nhị 17-22, hình dải, trung đối màu nâu; hoa cái gần hình cầu, có hai lá bắc ở gốc giống như các lá đài, tràng 3, bầu hình bầu dục ngược, có 3 cạnh.

Quả hình cầu, đường kính 1,4 - 1,5cm, nhắn, màu đen, có lá đài tổn tại; hạt 1, hình bầu dục. Mùa hoa: tháng 3-4; mùa quả: tháng 10 - 11.

Móc và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Caryota L. là một chi lớn gồm các loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam Á và Đông - Nam Á. Ở Việt Nam có 6 loài, đều là cây mọc tự nhiên. Móc là loài cây nhiệt đới tương đối điển hình. Cây phân bố rải rác khắp các nước từ Ân Độ, Xrilanca đến Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia và Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây cũng phân bố rải rác ở các tỉnh từ vùng núi thấp (dưối 1000m) đến vùng trung du và đồng bằng, tập trung nhién nhất ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Giang, Tuyôn Quang và các tỉnh Khu 4 cũ. Cây thường mọc rải rác ở ven rừng thứ sinh, trong các lùm bụi gần khu dân cư. Còn được trồng ở nhiều nơi dể làm cảnh.

Móc ra hoa quả nhiều hàng năm hoặc cách năm. Tuy nhiên, lượng cây con mọc từ hạt thấy ít. Cây có khả năng sinh chồi khoẻ từ gốc. Một năm cày mẹ có thể tạo thêm 3-5 cây con, sau 10 năm trồng đã thành bụi lớn. Bộ phận dùng Bẹ và rỗ móc, thu hái quanh năm, phơi khô. Còn dùng quả.

Tính vị, công năng

Bẹ móc có vị đắng, sít, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu, làm sít ruột, tan hòn cục. Quả móc vị cay, tính mát, có tác dụng giải khát, chống mệt mòi.

Công dụng

Nhân dân trổng móc để lấy lá lợp nhà, chằm áo tơi, làm cổng chào, vòng hoa đám tang. Sợi móc rất dai để khâu nón, mũ lá, áo tơi, làm bàn chải và chổi. Thân cây cắt ngang cho một lượng lớn dịch ngọt để bốc hơi thành đường rồi cho lên men sẽ được rượu. Quả móc không bóc vỏ nấu ăn sẽ gây cảm giác ngứa rát ở cổ, môi và lưỡi do có nhiều tinh thể hình kim trong vỏ quả giữa. Nhưng nếu tách phần vỏ quả giữa ra thì quả có vị ngọt, dễ chịu, thường tẩm giấm và ngào với mật để ăn. Về mặt y học, bẹ móc được dùng làm thuốc chữa đái ra máu, đái rắt, tiểu tiện không thông, lỵ ra máu, bạch đới, rong kinh, rong huyết, ho ra máu. Ngày 20g đốt tồn tính tán bột uống hoặc sắc uống. Nhân quả giã nát, đắp chữa đau nửa đầu. Nõn thân 20 - 30g sắc với 400ml nước, còn 100ml uống có tác dụng nhuận tràng.

Bài thuõc có móc

1. Chữa băng huyết: Bẹ móc phơi khô, phối hợp vói xơ mướp lượng bằng nhau, đốt thành tro. Mỗi lần uống 6g với ít rượu hoặc nước muối vào lúc đói (Nam dược thần hiệu).

2. Chữa rong huyết có đau bụng: Bẹ móc 80g, kinh giới 80g, hương phụ 40g. Bẹ móc đốt tồn tính, kinh giới sao đen, hương phụ tứ chế (chế với giấm, nước muối, nước tiểu trẻ em và rượu, phơi khô). Tất cả tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Mỗi lần uống 8 - 16g, ngày 2 -3 lần.

3. Chữa khí hư: Rễ móc, rễ cau, rễ tre, rễ cọ, mồi thứ 12g. Thái nhỏ, sắc đặc, còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 4-5 ngày.

4. Chữa động thai: Rễ móc, rễ chuối rừng, rễ chuối hột, lượng bằng nhau, sao vàng, sắc uống.

5. Chữa ho ra máu: Bẹ móc đốt tồn tính 10g, qua lâu nhân 12g, sắc uống trong ngày.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC