Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mào Gà Đỏ

15:05 23/05/2017

Mào Gà Đỏ có tên đồng nghĩa :Celosia argentea L. var. cristata Voss.

Tên khác :Mồng gà, kê quan hoa, mao cáy đeng (Tày).

Tên nước ngoài :Cock' s comb (Anh); amarante crête - de - coq, célosie à crête, passe - velours (Pháp).

Họ :Rau dền (Amaranthaceae).

Mô tả

Cây thảo, sống nhiều năm, cao gần lm. Thân đứng, cành nhẩn, thường có màu đỏ tía. Lá mọc so le, hình bầu dục - mũi mác, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, dài 15 - 20cm, rộng 5- 7cm, mép nguyên, hai mặt nhẵn cùng màu lục, sẫm hơn ở mặt trên hoặc mặt trên màu lục sẫm, gân màu đỏ và mặt dưới đỏ.

Cụm hoa mọc thành bông ở ngọn thân, có cuống rất ngắn, màu đỏ hoặc vàng, loe ra và nhăn nheo ở đầu, nom như mào con gà trống. Quả hình trứng hoặc hình cầu, nút ngang, chứa rất nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu đen bóng. Mùa hoa quả: tháng 6-10.

Mào gà đỏ và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Celosia L. có 2 loài ở Việt Nam là mào gà đỏ và mào gà trắng. Mào gà đỏ có nguồn gốc ở Ấn Độ, sau lan ra nhiều nơi trở thành loài cây liên nhiệt đới. Cây được trồng làm cảnh phổ biến ở các nước vùng Nam Á và Đông Nam Á có nơi cây đã trở nên hoang đại hoá (Ân Độ - Malaysia). Ở Việt Nam, mào gà đỏ cũng được trồng làm cảnh rải rác trong nhân dân và ở những nơi công cộng. Cây đặc biệt thích nghi với điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Ở các tỉnh phía nam, mào gà đỏ có thể trồng được nhiều lần trong năm. Trong khi đó, ở miền bắc cây chỉ được trồng trong mùa xuân - hè hoặc hè thu.

Cách trồng

Mào gà đỏ trồng được trên nhiều loại đất. Cây được nhân giống dễ dàng bằng hạt. Có thể gieo hạt thẳng hoặc ươm, rồi đánh cây con đi trồng. Thời vụ gieo trồng chính vào mùa xuân. Ở các mùa khác, hạt gieo vẫn mọc được. Mào gà đỏ không đòi hỏi nhiều phân, và chăm sóc nhiều. Cây có khả năng chống chịu hạn cao nhưng kém chịu úng. Có thể trồng trong chậu, trong bồn, thành luống hoặc thành vạt với khoảng cách 30 X 30cm. Nếu trồng để lấy hoa bán thì trồng dày hơn, một năm có thể gieo 2-3 lứa.

Bộ phận dùng

Cụm hoa và hạt, thu hái vào mùa thu, phơi khô.

Thành phần hoá học

Cây mào gà đỏ chứa kaempferitrin, amaranthin, pinit (Trung dược từ hải II, 1996).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng kháng trùng:

Thí nghiệm trên ống kính, nước sắc hoa mào gà đỏ với nồng độ 5 - 10% có tác dụng diệt roi trùng âm dạo; sau khi tiếp xúc vối thuốc 5-10 phút, roi trùng bị diệt.

2. Tác dụng gây sẩy thai:

Dung dịch chế từ hoa mào gà đỏ 10%, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng có chửa 14-16 ngày, bằng đường tiêm vào buồng tử cung vối liều 0,5mm chuột, 48 giờ sau khi tiêm chuột bị sẩy thai; còn trên chuột lang chửa 45 ngày, dung dịch chế từ hoa mào gà đỏ 25% tiêm vào xoang màng ối với liều l,5ml/mỗi chuột, sau 72 giờ dùng thuốc, chuột đều bị sẩy thai.

Tính vị, công năng

Mào gà đỏ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lương huyết, cầm máu, chỉ đới và lỵ.

Công dụng

Mào gà đỏ được dùng chữa trĩ chảy máu, xích bạch lỵ, nôn ra máu, xích bạch đói, kinh nguyệt kéo dài. Ngày dùng 6 - 10 g, sắc nước uống, hoặc dùng dạng bột.

Bải thuốc  có mào gà đỏ

1. Chữa rong kinh, rong huyết: Hoa mào gà đỏ phơi khô tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với rượu. Trong khi dùng thuốc, kiêng ăn cá tanh và thịt lợn.

2. Chữa lòi dom ra máu: Cụm hoa và hạt mào gà, mỗi ngày dùng 8- 15 g, sắc nước uống hoặc phơi khô tán nhỏ, chế thành viên uống làm nhiểu lần trong ngày.

3. Chữa xuất huyết đường tiêu hoá, kinh nguyệt kéo dài: Hoa mào gà đỏ ,ô tặc cốt, lượng bằng nhau. Nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 6 - 9g. Ngày 2 lần vói nước đun sôi để nguội.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC