Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thông Nước

11:05 18/05/2017

Glyptosirobus pensilis (Staunt.) K. Koch

Tên khác: Thủy tùng, h'răl (Ê Đê).

Họ: Bụt mọc (Taxodiaceae).

Mô tả

Cây gỗ to, thường xanh, cao 20 - 30 m, có khi hơn, có rễ thở; tán cây hình nón hẹp, vỏ thân nứt nẻ, màu náu xám. Cành mập. Lá có 2 dạng : hình vảy, dài khoảng 4 mm ở cành non (không rụng về mùa đông) và hình giùi dài 6 -10 mm, dẹt ở cành già (rụng mùa đông).

Hoa gồm nón đực và nón cái cùng gốc, mọc ở đầu cành; nón cái hình bầu dục hoặc hình trứng bao bọc bởi những vảy, giữa vảy có 2 noãn. Quả hình trứng ngược, dài khoảng 2 cm, đầu có mũi nhọn, vảy hóa gỗ không bằng nhau; hạt có cánh dài.

Mùa quả : tháng 11 - 12.

Phân bố, sinh thái

Thông nước là một trong số ít đại diện của ngành khoả tử được coi là cực hiếm trên thế giới. Hiện nay, thông nước chỉ còn có ở 2 địa điểm là phía nam Trung Quốc và Việt Nam.

Ở Việt Nam, thông nước được tìm thấy ở 3 điểm tương đối gần nhau thuộc tỉnh Đắc Lắc. Ở đây, tổng số cá thể trưởng thành còn sót lại không vượt quá 100 cây. Thông nước thuộc loại cây gỗ to, chỉ thấy mọc trên đất đầm lầy trong quần hệ rừng rậm nhiệt đới. Cây có hệ thống rễ thở phát triển, mọc nhô lên khỏi bùn lầy và mặt nước. Sự sinh trưởng, phát triển và tồn vong của thông nước phụ thuộc vào môi trường đất lầy thụt và một số loài cây lá rộng đi kèm. Trong trường hợp nước trong đầm bị cạn, đất bùn rắn lại sẽ làm cho thông nước bị chết.

Thông nước sinh sản bằng nón đực và nón cái. Nón cái có tới 20 vảy, mỗi vảy có 2 hạt, tuy nhiên hạt thường bị lép, hoặc khi phát tán không tiếp xúc được với môi trường bùn lầy nên lượng cây con tái sinh tự nhiên ở Đắc Lắc trở nên hiếm.

Thông nước là loài thực vật đặc biệt quý hiếm. Bên cạnh giá tri về nguồn gen, gỗ thông nước có mùi thơm, thớ mịn, không bị mối mọt, cong vênh nên được coi là loại gỗ quý. Rễ thở của cây mềm xốp thường được dùng như li-e, vỏ có nhiều tanin. Vấn đề bảo tồn, nghiên cứu nhân trồng thêm loài cây quý hiếm này, đang được nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước quan tâm.

Bộ phận dùng

Cành, lá và quả.

Thành phần hóa học

Vỏ cây thông nước chứa tanin, các glucosid acricluarin và kaempíerol.

Tính vị, công năng

Thông nước có vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong, trừ thấp, thu liễm, chỉ thống, sát trùng.

Công dụng

Thông nước được dùng chữa cảm sốt, cúm với liều 20g búp hoặc lá non sắc uống. Cành, lá, gỗ 20 - 40g hoặc hoa quả 10 - 20g, sắc uống chữa phong thấp, đau nhức, tiêu chảy, kiết lỵ. Riêng tiêu chảy, kiết lỵ, dùng vỏ cây 20g sắc uống tốt hơn. Cành, lá và quả tươi giã nát, đắp lên chỗ dau nhức, tê thấp, mụn nhọt chưa làm mủ. Dùng ngoài, cành, lá, quả, gỗ sắc lấy nước đặc rửa chữa lở loét, mụn nhọt, vết thương, côn trùng đốt. Để trị bỏng, có thể lấy vỏ cây thông nước, đốt thành than, nghiền mịn, trộn với dầu, rồi bôi.

Gần đây, người ta xác định, trong gỗ cây thông nước có chất baccatin III. Chất này qua bán tổng hợp sẽ chuyển thành taxol là chất có tác dụng chữa một số loại ung thư đang được thế giới quan tâm.

Ngoài giá tri đặc biệt về y học, có thể trồng thông nước làm cảnh vì có dáng đẹp. Gỗ của cây có giá tn để làm đồ gia dụng cao cấp, bút chì, cán dao, đồ mỹ nghệ, đồ dùng văn. phòng, nhạc cụ, diêm, phụ tùng máy, hộp đựng thiết bị chính xác, làm nhà, cầu.thang lát sàn. Rễ thông nước, phơi khô mềm xốp, rất nhẹ được dùng làm nút chai, nút phích.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC