Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Màng Tang

11:05 20/05/2017

Màng Tang có tên đồng nghĩa: Litsea cỉtrata Bl., Laurus cubeba Lour.

Tên khác :Khương mộc, giẻ hương, sơn thương, tất trừng già (Thái), mạy chang, khảo khinh (Tày), tạ châm đẳng (Dao), ỉồ lê (K' Ho).

Tên nước ngoài :Cubeb (Anh), cubèbe (Pháp). Long não (Lauraceae).

Mô Tả

Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 6 - 8 m. Cành hình trụ, vỏ màu xám, có khía dọc và nhiều nốt sần nhỏ. Lá mọc so le, hình mác, dài 7 - 10cm, rộng 2 - 2,5cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới trắng xám; cuống lá dài 1 - l,2cm. Lá vò ra có mùi thơm mát.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm gồm nhiều tán đơn, có cuống chung dài 0,8 - 1 cm, mỗi tán có 4 - 6 hoa đơn tính màu trắng; lá bắc 4, khum, nhẵn ở mặt ngoài, có lông ngắn ở mặt trong; bao hoa có ống ngắn, 6 thuỳ gần bằng nhau xếp thành hai hàng; hoa đực có 9 nhị, 6 cái ở phía ngoài dài 2mm, bao phấn thuôn đẹt, chỉ nhị mảnh, có lông ở gốc, 3 cái phía trong thụt, chỉ nhị có tuyến; hoa cái chỉ còn những chỉ nhị (vết tích của nhị tiêu giảm), 3 cái phía trong có tuyến dẹt ở gốc; bầu hình trứng, nhẵn.

Quả mọng, hình tròn hoặc hình trứng, khi chín màu đen. Mùa hoa: tháng 3-5; mùa quả : tháng 7-8.

Màng tang và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Lit se a Lam. có khoảng 180 loài, là cây gỗ hay cây bụi, phân bố ở vùng á nhiệt đới và nhiệt đới châu Á và Austrialia. Có 5 loài được dùng làm thuốc ở vùng Đông - Nam Á, trong đó quan trọng nhất là cây màng tang. Trên thế giới, màng tang phân bố phổ biến từ vùng Đông Himalaya đến khắp vùng Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm Trung Quốc Mianma, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào Ấn Độ, Indonesia (Java) và một vài nơi khác. Cây còn được trồng để lấy tinh dầu ở Nhật Bản, vùng Nam Trung Quốc và Đài Loan.

Ở Việt Nam, màng tang phân bố hầu như ở tất cả các tỉnh trung du và miền núi. Cây mọc tập trung nhiều ở các tỉnh dọc theo biên giới phía bắc như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và một số tỉnh khác như Bắc Cạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình và Thanh Hoá. Ở miền Nam, màng tang có nhiều ở Quàng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kom Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng... Độ cao phân bố từ vài chục mét đến 1600m, song phổ biến nhất là từ 500 đến 1500m.

Màng tang là loại cây gỗ nhỏ mọc nhanh, ưa sáng và mọc được trên nhiều loại đất. Tuy nhiên, những loại đất màu mỡ mới được khai phá rất thuận lợi chó cây sinh sống và phát triển. Nhiệt độ không khí trung bình từ 15 đến 22°c. Màng tang thường mọc tập trung, đôi khi thuần loài trong các loại hình sau nương rầy. Ở một số vùng thuộc huyện Bảo Lộc, Di Linh (Lâm Đồng), An Khê (Gia Lai), Vĩnh Thạch (Bình Định) và Trà My (Quảng Nam), có những quần thể màng tang trên diện tích vài chục héc ta. Màng tang ra hoa kết quả nhiều hàng năm. Cây được chiếu sáng đầy đủ có nhiều hoa quả hơn cây bị che bóng. Một cây màng tang 4-5 tuổi có thể cho 3 - 3,5kg quả. Trong đợt nghiên cứu các quần thể màng tang ở Tây Nguyên (1980 - 1983) cho thấy, khi bị che bóng cây sẽ chết. Mặc đù lúc đó cây dã được 6-7 tuổi. Màng tang tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Trung Quốc là nước sản xuất tinh dầu màng tang nhiều nhất thế giới. Trong số 2000 tấn/năm, có đến một nửa dùng cho xuất khẩu (M. A. Nor Azah & s. Susiati, 1999; L.P.A. Oyen & Nguyen Xuan Dung, PROSEA No 19, Essential - Oil Plants, 124). Việt Nam cũng có nguồn màng tang khá phong phú.

Trước năm 1990, ngành y tế thường xuyên thu mua quả cất tinh dầu để xuất khẩu, có năm được vài chục tấn. Tuy nhiên còn nhiều vùng có màng tang nhưng chưa được khai thác. Quả màng tang khi chưa chúi rất khó rụng. Do đó, khi thu hái, người ta thường chặt cả cây hoặc cành để lấy quả. Cách làm này đã làm giảm lượng khai thác thường xuyên.

Cách trồng

Màng tang được trồng ở hai bên đường làm cây bóng mát và ở một số nông trường để che bóng cho cây chè. Cây được nhân giống bằng hạt. Hạt thu xong gieo ngay trong vườn ươm vào tháng 9-10, đến mùa xuân hay mùa thu năm sau đánh cây con để trồng. Khi trổng, đào hố 50 X 50 X 50cm, bón lót một ít phân chuồng. Khoảng cách trồng thường 6 - 7m, nếu trồng để che bóng cho chè cần trồng thưa hơn, 15 - 20 m. Cây không kén đất, ít bị sâu bệnh, không cần chăm sóc nhiều. Tuy vậy, khi mới trồng, cần tưới nước và che bóng cho cây.

Bộ phận dùng

- Rễ thu hái quanh năm, phơi khô.

- Quả hái vào mùa hạ, phơi khô hoặc cất lấy tinh dầu.

Tác dụng dược lý

Ở Việt Nam, tinh dầu chiết từ quả màng tang đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn. Theo Nguyễn Đức Minh, bằng phương pháp khuyếch tán thuốc trên môi trường, tinh dầu cho vòng vô khuẩn có đưòng kính sau đây đối với các chủng :  B. subtilìs = 80, B. pyocyaneus = 10. Escherichia coli = 18, Klebsiella sp = 15, Mycobacterium tuberculosis = 30, Proteus vulgaris = 24, Slmonelỉa typhi = 17, Shigella dysenteriae = 30, Shigella Ịlexneri = 21, Staphylococcus aureus = 35. Còn đối với Diplococcus pneumoniae và Streptococcus haemolyticus, tinh dầu không có tác dụng.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc quả màng tang, (100%) cũng có tác dụng ức chế các chủng Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Bacterium pyocyaneus

- Thí nghiệm trên ống kính, màng tang có tác dụng diệt ký sinh trùng sán máng (Schistosoma japonicum). Tinh dầu màng tang và citral còn có tác dụng sau:

- Tác dụng chống loạn nhịp tim: Tinh dầu màng tang thí nghiệm trên động vật, cho thuốc qua dạ dày với liều 0,3mựngày, trong 3 ngày liên tiếp, có tác dụng làm giảm tỷ lệ phát sinh rối loạn nhịp tim gây nên do chloroíbrm trên chuột nhắt trắng, đồng thời rút ngắn được thời gian loạn nhịp tim gây nôn do chlorid bari trên chuột cống trắng, nhưng không làm tăng cao liều lượng gây rối loạn nhịp tim và liều gây tử vong của aconitin trên chuột cống trắng và của ouabain trên chuột lang.

Trên súc vật thí nghiệm, dùng qua đường dạ dày vói liều lượng 0,2ml/kg citral có tác đụng rất ngắn thời gian rối loạn nhịp tim đo aconitin gây nên trên chuột cống trắng, làm giảm tỷ lệ xuất hiện rung thất và tỷ lệ tử vong do chlorid bari gây nên trên chuột cống trắng, nhưng không tăng cao ngưỡng điện kích thích để gây rung thất.

Trên thí nghiệm tim cô lập, citral vói nồng độ 0,29 và 0,58 mmol/lít làm giảm sức co bóp cơ tim 53% và 76% đồng thời làm giảm tính hưng phấn cơ tỉm.

- Tác dụng chống thiếu máu cơ tim: Thí nghiệm trên thỏ gây thiếu máu cơ tim thực nghiệm bằng phương pháp thắt một nhánh động mạch vành,. Tinh dầu màng tang dùng qua dường dạ dày với liều 0, 3ml/kg/ngày, trong 3 ngày liên tiếp, có tác dụng giảm mức độ chênh cao của đoạn ST, và làm giảm tần suất xuất hiện sóng Q bệnh lý trên điện tâm đồ, giảm tỷ lệ % cơ tim bị nhồi máu và giảm hàm lượng acid béo tự do trong huyết tương.

Thí nghiệm trên chó gây mê, tinh dầu màng tang 0,2%, tiêm lml/kg có tác dụng giảm lượng tiêu hao oxy của cơ tim, gây hạ huyết áp nhưng không ảnh hưởng đến lưu lượng mạch vành. Thí nghiệm trên chuột cống trắng, cho thuốc vào dạ dày với liều 20ml/kg dạng chiết nước từ màng tang 100%, có tác dụng kéo dài thời gian hình thành huyết khối và ức chế hiện tượng ngưng tập tiểu cầu do ADP gây nên. Citral thí nghiệm ngoài cơ thể với 0,5mg/ml ức chế mạnh ngưng tập tiểu cầu chuột cống trắng do ADP gây nên.

-Tác dụng dối với hệ tiêu hoá: Dạng chiết nưóc từ màng tang có tác dụng đối kháng với loét dạ dày do acid chlohydric gây nên, dạng chiết bằng ether cũng có tác dụng trên. Nước sắc màng tang trên tiêu bản hồi trường cô lập thỏ có tác đụng ức chế co bóp ruột, đồng thời đối kháng vói co bóp do nicotin, physostig - min, acetylcholin, histamin và chlorid bari gây nên

-Tác dụng bình suyễn đối với hô hấp: Thí nghiệm trên chuột lang, dùng bằng phương pháp phun khí dung ( 10%) hoặc tiêm xoang bụng với liều 0,lml/kg tinh dầu màng tang có tác dụng bảo vệ súc vật chống lại co thắt khí phế quản do histamin gây nên. Với nồng độ 0,11/ml dịch truyền có tác dụng làm giãn phế quản trên tiêu bản phổi cô lập. Citral là chất chủ yếu có tác dụng bình suyễn nhưng citronellol, linalool, camphor cũng có tác dụng trên. Citral phun khí dung cho thỏ có tác dụng tăng sự bài tiết dịch đường hô hấp.

- Tác dụng kháng quá mẫn: Tinh dầu màng tang phun khí dung cho chuột lang có tác dụng làm giảm sốc quá mẫn do albumin gây nên, và kéo dư thời gian tiềm phục xuất hiện các cơn co giật. Trên chuột cống trắng, cho thuốc qua dạ dày với liều 0,3ml/kg/ngày trong 3 ngày liên tiếp tinh dầu màng tang ức chế mạnh phản ứng quá mẫn da thụ động đo albumin gây nên.

-Tác dụng đối với hệ thần kinh: Đối với chuột nhắt trắng, tinh dầu màng tang có tác dụng gây yên tĩnh, an thần, làm giảm hoạt động tự nhiên. Tiêm xoang bụng với liều 0,lml/kg thuốc có tác dụng kéo dài thời gian gây ngủ của barbital. Dịch chiết nước từ màng tang cũng có tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế hiện tượng vặn mình đo aciđ acetic gây nên và kéo dài thời gian tiềm phục xuất hiện phản ứng đau do nhiệt. -Tác dụng đối với niêm mạc đường tiết niệu và dường hô hấp: Màng tang có tác đụng kích thích cục bộ. Độc tính: Laurotetanin là một chất độc, có tác dụng kích thích tuỷ sống, gây co giật giống như strychnin.

Tính vị, công năng

Màng tang có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung noãn thận, kiện vị, tiêu thực, hành khí, chỉ thống.

Công dụng

Theo kinh nghiệm nhân dân, rễ cây màng tang chữa rắn độc cắn có kết quả tốt. Các lương y ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng chuyên dùng phương pháp này chữa cho bộ đội và nhân dân hồi kháng chiến chống Pháp. Rễ thu hái quanh năm, khi dùng đào về rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, dùng bã đắp ngoài, mỗi lần khoảng 50g. Thường phối hợp với quả xuyên tiêu, dưới dạng cây tươi hoặc dùng dược liệu phơi khô tán bột rắc vào vết rắn cắn. Các dân tộc Tày, Nùng ở miền Bắc Việt Nam dùng rễ màng tang phối hợp vói rễ ba chẽ, mỗi thứ l00g, dược liệu tươi hoặc 60g dược liệu khô, thái nhỏ sắc với 400ml nước còn l00ml chia làm 2 lần uống trong ngày chữa kém ăn, mất ngủ, cơ thể suy yếu ở phụ nữ sau khi đẻ. Rễ màng tang còn chữa tiêu chảy, ngộ độc, dưới dạng thuốc sắc vói vỏ cây ngãi và rễ cây xương rắn (các dược liệu sao vàng). Tuệ Tĩnh trong "Nam dược thần hiệu" đã dùng quả màng tang (20g) phối hợp với lá bạc hà (12g), hoa kinh giới (6g), phơi khô, tán nhỏ thành bột mịn, trộn vối mật làm viên bằng hạt ngô, uống hoặc ngậm mỗi lần 1 viên chữa mũi tắc không thông. Nhân dân còn dùng màng tang chữa bụng lạnh đau, đầy hơi, nôn mửa, nấc, kiết lỵ.

Liều dùng: quả 3 - 9g/ngày; rễ 10 - 15g/ngày dưới dạng thuốc sắc. Ở Trung Quốc, màng tang được dùng chữa lỵ amíp, lỵ trực trùng và bệnh sán máng. Trong điều trị lỵ amíp, quả màng tang nghiền thành bột nhỏ cho vào nang, mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần l,0g. Dùng liên tục 3-5 ngày, các triệu chứng như số lần dại tiện và máu mũi trong phân giảm nhanh chóng, amíp trong phân chuyển âm tính, về điều trị bệnh sán máng, viêm màng tang có tác dụng nhất định ở giai đoạn đầu của bệnh.

Ngoài công dụng trong y học, tinh dầu màng tang còn được dùng trong công nghiệp chất thơm, làm xà phòng, chế biến nước hoa. Citral chiết được từ tinh dầu màng tang, có mùi thơm, dẽ chịu hơn là tách từ dầu sả.

Bài thuốc có màng tang

1. Chữa cảm lạnh, nấc không dứt: Màng tang, riềng ấm, lượng 2 vị bằng nhau, tán nhỏ thành bột, mỗi lần uống 4 g, ngày 3-4 lần, chiêu với nước nóng pha thêm ít giấm.

2. Chữa tỳ vị hư mãn, hàn khí thượng công ư tâm (Biển thuốc tâm thư - Trung Quốc): Màng tang, cao lương khương, nhục quế, đinh hương, hậu phác ( sao nước gừng), cát cánh, trần bì, tam lăng, cam thảo, mỗi vị 45g, hương phụ 90g. Nghiền thàng bột. Môi lần dùng 12g bột với gừng 3 lát, nưốc 1 bát sắc còn độ 7 phần, uống cả bã.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC