Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần R

Ráng Cánh Bần

14:07 14/07/2017

Dryopteris filix - mas (L.) Schott

Tên đồng nghĩa: Aspidium filix - mas Sw. 

Tên khác: Dương xỉ đực.

Tên nước ngoài:  Male fern, common maie tern (Anh); fougère male (Pháp).

Họ:  Dương xỉ vảy (Dryopteridaceae). 

Mô tả

Loại dương xi nửa rụng lá. Thân rễ mọc thẳng đứng, phủ bởi những vảy màu nâu vàng. Lá dài l,5m, mọc thành cụm xếp toả tròn hình hoa thị; cuống dài 10 - 20 cm, có nhiều vày hình ngọn giáo hẹp, nhọn đầu, màu nâu. Phiến lá thuôn ngọn giáo hoặc hình tam giác dài, kép lông chim hai lần, chia thuỳ sâu hình lưỡi liềm đối diện nhau, thuỳ khía răng cưa nhỏ.

Ở túi bào tử hình tròn, xếp trên các gân, áo túi màu nâu. Bào tử hình bầu dục, màu vàng nâu.

Mùa sinh sản: tháng 8-11.

Phân bố, sinh thái

Chi Dryopteris Adans ở Việt Nam đã biết 20 loài, trong đó loài ráng cánh bần (hay còn gọi là ráng cánh bần lông vàng) kể trên hiện còn quá ít thông tin về phân bố ở nước ta. Điểm phân bố duy nhất của loài được ghi nhận là ở giữa Chu Va và Bình Lư, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (?) [Phan Kế Lộc. 2001; Polypodiophyta, trong: Danh lục các loài thực vật Việt Nam. t.I]. Trên thế giới, loài này phân bố ở Ấn Độ, Nepan, Pakistan, Trung Quốc và xuống đến tận Philippin.

Cũng trong tài liệu trên, các đặc điểm sinh học của ráng cánh bần được ghi là loài ưa ẩm và ưa bóng, thường mọc ở rừng kín thường xanh, tại các sườn núi hay bờ các khe suối, ở độ cao 1.800 - 2.000m. Tương tự như các loài dương xỉ khác, ráng cánh bần sinh sản và tái sinh cây con bằng bào tử.

Bộ phận dùng

Thân rễ kèm theo phần dưới của cuống lá. Thân rễ có đường kính vào khoảng 2 cm, bao quanh là phía dưới của cuống lá hình tam giác dài 3 - 6 cm và rộng 5-10 mm.

Thân rễ nâu nhạt, mùi không rõ, vị nếm lúc đầu dịu, sau đắng và gây buồn nôn.

Thành phần hoá học

Thân rễ chứa:

- Các chất vô cơ: 4 - 5%.

- Carbohydrat: tinh bột, đường.

- Lipid: 4 - 6% bao gồm các glycerid của các acid oleic, palmitic và cerotinic.

- Tinh dầu: 0',04% bao gồm các vết của các acid béo tự do, các alcol hexylic, octylic.

- Tanin: 7 - 8% các acid filicotanic, nếu đem thuỷ phân kiềm sẽ cho phloruglicinol và tanin protocatechic.

- Các dẫn chất 1 vòng: aspidinol, acid filicinic, filicinyl butanon.

Aspidinol là hợp chất thiên nhiên, còn acid filicinic và filicinyl butanon được tạo ra do sự phân tách của các dẫn chất 2 và 3 vòng.

- Các dẫn chất 2 vòng: albaspidin và acid flavaspidic.

Hoạt chất gọi là filicin thô bao gồm nhiều chất đa phenol dẫn xuất từ phloroglucinol.

Ngoài ra, thân rễ còn có nhiều acid: acid hexadeca - 7, 10, 13 - trienoic, aicd octadeca - 9, 12, 15- trienoic, acid eicosa - 8, 11, 14 - trienoic, acid eico - 5, 8, 11,- 14 - tetranoic và acid eleosa - 5,8, 11, 14, 17- pentaenoic.

Proanthocyanidin có trong dương xi đực là dryopterin.

Theo Saito Minoru et al., 1995, ráng cánh bản có (-) - epi - gallocatechin gallat - 4' - o - a - D - glucopyranosid là các chất có hoạt tính chống viêm và chổng dị ứng.

[R.R.Paris et H.Moyse, Matière médicale tome 1, 1965, 363 - 370]; [Ram Rastogi et al., 1999, Compendium of Indian medicinal plants, vol.I (1960 - 1969)]; [Jeffrey B.Harbome FRS et al., 1999, The hand book of natural flavonoids, vol.2, 499]; (C A125).

Tác dụng dược lý

Cao nước và cao cồn của ráng cánh bần được chứng minh có tác dụng kháng virus herpes rõ rệt. Cao nước có tác dụng mạnh hơn cao cồn. Hoạt chất kháng virus herpes của cây là tanin catechic (Girre L. et al., 1987). Ráng cánh bần có tác dụng gây sẩy thai (Balagizi K. et al., 1993).

Ráng cánh bần còn có nhiều tác dụng khác như kháng khuẩn, sát trùng, nhuận tràng, làm săn, ngừa thai, trị ho, độc hại tế bào, diệt côn trùng, trị giun sán, và sinh acid hydrocyanic. Ráng cánh bần có tác dụng độci(Duke J.A. et al., 2002).

Công dụng

Ráng cánh bần được dùng làm thuốc tẩy sán ở Đông Á, Nam Á, châu Âu và Đông Phi [Beal J.L et al., 1981: 351 - 394], Ở Việt Nam thân rễ của cây được dùng làm thuốc diệt côn trùng. Ở Trung Quốc, thân rễ được coi là có tác dụng tẩy giun sán và còn được sử dụng trong điều trị vết thương và chảy máu (chảy máu cam, đa kinh, xuất huyết sau khi đẻ). Hoạt chất có tác dụng tẩy sán là một nhựa dầu được gọi là filmaron, và filicin thô [Perry L.M etal., 1980: 325].

Thân rễ và phần đế của lá được dùng làm thuốc tẩy sán ở Ấn Độ. Filicin chiết xuất từ ráng cánh bần dùng làm thuốc tẩy giun, đặc biệt để tẩy sán dây. Thuốc này cũng được dùng trong thú y [Sastri B. N. et al., 1952, III: 114]. Ngoài ra ráng cánh bần còn được dùng làm thuốc gây sẩy thai trong y học cổ truyền ở vùng Đông Zaia (Belagizi K. et al., 1993).

Trong y học cồ truyền ở một số vùng tại nước Ý, nước sắc lá dùng làm thuốc trị thấp khớp và bệnh gút (Lokar L. c. et al., 1988). Ngoài ra còn dùng cả lá để chế thành dạng thuốc đấp để trị thấp khớp và hư khớp (Loi M.Cet ai., 2004). Độc tính và kiêng kỵ: Với liều lớn, ráng cánh bần là một thuốc độc có tác dụng kích thích gây yếu cơ và hôn mê, đặc biệt gây thương tổn cho mắt, thậm chí có thể gây mù. Các triệu chứng ngộ độc khác gồm buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, mê sàng, run, co giật, và suy tim hoặc hô hấp. Gây dị ứng ở một số người và có thể gây ngộ độc chết người nếu dùng sai.

Khj sử dụng ráng cánh bần làm thuốc phải được bác sỹ hiểu rõ về tính chất và độc tính của vị thuốc này kê đơn. Vị thuốc này bị chống chỉ định đối với các trường hợp thiếu máu, bị bệnh tim, đái tháo đường, loạn chức năng gan và hư thận [Duke J. A. et al„ 2002: 482].

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC