Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Bạch chỉ Nam

10:05 15/05/2017

Bạch chỉ Nam có tên đồng nghĩa: Mìlìettia penìcilìata Gagnep. var. penicillata

Tên khác: Mát rừng, đậu chỉ, đậu dự, cây nếnh.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây nhỡ, cao 5 - 7m. Cành hình trụ, có khía dọc, lông thô và bì khổng. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 11 - 17 lá chét hình mác, to dần về phía ngọn, dài 3 - 9cm, rộng 1,5 - 3,5cm, gốc hơi tròn, đầu tù rồi thuôn thành mũi nhọn, mặt trên có lông thưa, mặt dưới lông dày và mượt; cuống lá kép đài 15 - 20cm, tầy lên ở gốc.

Cụm hoa mọc thành chùm ỏ kẽ lá gần ngọn, dài 6 - 20cm, có lông; hoa màu tím hồng, 3 - 4 cái ở một mấu; đài hình chuông, có lông mịn; tràng hoa ít lông hơn, cánh cờ rộng, cánh bên cụt; nhị 1 bó; bầu có lông, 5-8 noãn.

Quả đậu, hình lưỡi dao, đài 4 - 8cm, rộng 1 -2cm, màu lục vàng, có lông nhỏ; hạt hình trứng dẹt, có mép dày, màu vàng nhạt.

Mùa hoa: tháng 5-6; mùa quả: tháng 9-10

Bạch chỉ nam  và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Phân bố sinh thái

Chi Milỉettia VVight & Arn. gổm những đại diện là cây bụi, dây leo hoặc cây gỗ nhỏ, phân bố khắp các vùng nhiệt đói và cận nhiệt đới. Khu vực Đông Nam Á và Nam Á là một trong số ít nơi có sự đa dạng cao về thành phần loài của chi này.

Ở Việt Nam, hiện đã biết có khoảng 25 loài, trong đó có cây bạch chỉ nam đồng thời là loài có vùng phân bố đến tận Ân Độ và một vài nưóc khác ở Đông Nam Á.

Bạch chỉ nam ưa sáng và có thể chịu bóng khi còn nhỏ. Nơi mọc thích hợp của cây thường là các loại rừng thứ sinh, đổi cây bụi hay bờ nương rẫy, trên đất feralit đỏ vàng và vàng đỏ. Độ cao phân bố đến 600 hoặc 700m. Hiện nay chưa phát hiện thấy cây mọc ở những vùng núi có độ cao lớn hơn. Gác tỉnh có nhiều bạch chỉ nam gồm Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Binh. Ở các tỉnh phía nam, thường gặp ít hơn. Bạch chỉ nam là cây ra hoa quả nhiều hàng năm.

Trong điều kiện trồng trọt ở vườn (Hiệu thuốc Chí Linh, Hải Dựơng), cây được 2 hoặc 3 năm tuổi mới có hoa và có thể thu được 1,0 - 2,0kg rễ củ tươi. Người ta đã thu hoạch bằng cách đào xung quanh gốc, lấy bớt đi một số rẻ củ, sau lấp đất lại dể cho cây tiếp tục tái sinh.

Cách trồng

Là cây sống lâu năm, bạch chỉ nam không kén đất, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh. Cây chỉ được trồng ở các vưòn cây thuốc, vưòn thực vật bằng cách trồng cây con do gieo ươm từ hạt, thu lượm từ hoang dại hoặc bằng cách giâm cành. Hạt nhiều, dễ nảy mầm, hơn nữa bộ phận dùng là rễ non, mềm nên thường dùng cách trồng bằng hạt.

Hạt được gieo vào tháng 2-3, khi cây có 3 - 4 đôi lá thật thì đánh đi trồng. Người ta thường đào thành những hố sâu 40 - 50cm, rộng 60 - 70cm, cách nhau 2 - 3m để trồng. Mỗi hố bón lót 5 - lOkg phân chuồng bằng cách trộn đều phân với đất, sau đó đặt cây giống, lấp đất, dậm chặt và tưới ẩm. Hàng năm, cần đốn sát gốc, bón thúc, xới xáo, làm cỏ để cây tái sinh và ra rễ mới.

Bộ phận dùng

Rễ củ đã phơi hoặc sấy khô. Rễ dài 10 - 20cm, rộng 1 - 2cm hoặc hơn, cong queo. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ đôi, ba hoặc bốn theo chiều dọc. Hai đầu củ to gần bằng nhau, có khi phân nhánh, thỉnh thoảng có vết rễ con đã cắt bỏ. Mặt ngoài nhiều nếp nhăn dọc, có vân ngang nổi lên sần sùi, màu vàng nâu nhạt. Mặt cắt ngang trắng ngà, phần vỏ hẹp, phẩn gỗ chiếm gần hết vết cắt. Chất cứng, khó bẻ, vết bẻ có xơ và lởm chởm.

Thành phần hóa học

Phần trên mặt đất của bạch chỉ nam chứa (-) maackiain, (-) pterocarpin, (-) sophoranon, và các hợp chất flavonoid (2S) - 5, 7, 4' - trihydroxy - 8, 3', 5' - triprenylílavanon [(2R, 3R) - 7, 4' - dihydroxy - 8, 3', 5' triprenyldihydroílavanol], 5, 7, 2', 4' - tetrahydroxy - 6, 3' - diprenylisoílavon. (Trung Dược từ hải I, 1993).

Tính vị, công năng

Theo Lĩnh nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông, bạch chỉ nam có vị cay, thơm, tính mát, vào kinh can, có tác dạng tiêu phong nhiệt, mẩn ngứa, giảm sưng tấy, làm ráo mủ vết thương.

Công dụng

Chữa mẩn ngứa, viêm đa do dị ứng sơn, đau nhức xương, tiêu hóa kém, đau bụng, tiêu chảy. Còn dùng đắp vết thương do rắn cắn. Liều dùng: 15 - 25g/ngày.

Bài thuốc có bạch chỉ nam

1. Chữa mẩn ngứa Bạch chỉ nam, đơn kim, đơn đỏ. Mỗi thứ 20g. sắc nước uống.

2. Chữa viêm da do dị ứng sơn: Rỗ tươi mài với nước gạo bôi lên vết sơn ăn làm lở ngứa, chảy máu.

3. Chữa phong thấp đau nhức: Bạch chỉ nam, cành liễu, huyết đằng. Mỗi vị 20g. Sắc nước uống.

4. Chữa tiêu hóa kém, đau bụng, tiêu chảy: Bạch chỉ nam 20g, vỏ quýt 12g, quế lợn (hậu phác nam) 8g. sắc nước uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC