Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cây Cứt Quạ

10:05 30/05/2017

Gymnopetalum cochinchinense (Lour.) Kurz

Tên đồng,nghĩa: Bryonia cochinchinensis Lour. Gynmopetalum chinense (Lour.) Merr.

Tên khác: Quạ quạ.

Họ: Bí (Cucurbitaceae).

Mô tả

Cây thảo có thân mọc bò, dài 1 - 2m, có cạnh và khía rãnh, lông rất ngắn. Tua cuốn đơn. Lá mọc so le, hình 5 cạnh, đôi khi chia 3 thùy, dài 4-6 cm, rộng 3-5 em, gốc hình tim rõ, đầu nhọn, mép uốn lượn và khía răng, phiến lá có lông cứng, xen lẫn những hạch nhỏ, cuống lá có lông, dài 3 - 4 cm. 

Cụm hoa đực mọc ở kẽ lá thành 2 cụm, một cụm mang 1 hoa có cuống ngắn, cụm kia có 3 - 8 hoa có cuống dài; đài có ống 5 răng, phù lông mịn; tràng 5 cánh, màu trắng, loe hình bánh xe, nhị đính ở chỗ phình của ống tràng, chỉ nhị rất ngắn. Cụm hoa cái có 1 hoa ở kẽ lá, đài có răng ngắn hơn ở hoa đực, bầu có lông.

Quả màu đỏ, dài 5 cm, thót lại ở gốc, đầu có mũi nhọn, có 1 sống dọc, hạt nhiều, màu nâu.

Phân bố, sinh thái

Chi Gymnopetalum Arn. có 2 loài ở Việt Nam là cây cút quạ và loài G.integrifoliiim (Roxb.) Kurz. Cây cứt quạ phân bố rải rác khắp các tỉnh miền núi từ Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn,... đến các tỉnh ở Tây Nguyên. Trên thế giới, cây được ghi nhận có ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Ẩn Độ.

Cứt quạ là cây ưa ẩm, ưa sáng và thường thấy trên các nương rẫy, hoặc ven rừng ầm. Cây leo lên các cây cỏ khác, bao gồm cả các cây trồng, như lúa nương, ngô và sắn. Thời gian từ khi mọc từ hạt đến lúc ra hoa quả khoảng 80 - 90 ngày. Sau khi quả chín, toàn cây vàng úa và tàn lụi, tái sinh tự nhiên từ hạt và cũng có thể trồng được bằng hạt.

Bộ phận dùng

Lá, rễ.

Tính vị, công năng

Cây cứt quạ có vị đắng, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu độc, thoái ban, bài nùng, trừ đờm, chỉ khái.

Công dụng

Toàn cây cứt quạ được dùng để cắt cơn ho có đờm khi có bệnh về phổi. Ngày dùng 30 - 60g sắc uống. Ở Bạc Liêu, Cà Mau, phụ nữ sau khi đẻ thường dùng để phòng ngừa bệnh tật. Cành lá non để làm rau, luộc hoặc nấu canh ăn. Ọuả có độc, nhưng khi còn non có thể ăn được. Lá cũng làm mồi để câu cá mè.

Ở Ấn Độ, nhân dân dùng rễ tươi cây cứt quạ nghiền nát, hoà với ít nước nóng già, chà xát lên cơ thể ở chỗ đau hoặc xát vào chân tay bị teo. Nếu là rễ khô, nghiền thành bột, rồi cũng trộn với nước nóng già và chà xát như trên. Nước sắc lá để giải độc khi bị ngộ độc và chống co giật sau khi sẩy thai. Lá tươi, rửa sạch, ép lấy nước, nhỏ vào mắt để chữa đau mắt. Toàn cây là một thành phần của một bài thuốc để dùng cho phụ nữ sau khi đẻ [Cliopra et al., 1998, Supplement to glossary of ind. Med. Plants, NiSC - New Delhi, p.34],

Ở Malaysia, khi bị ngộ độc quả chín của cây cứt quạ, người ta cũng dùng nước sắc lá cây uống để giải độc (quả xanh cây cứt quạ có thể ăn được) và chữa co giật sau khi sẩy thai [Perry L.M & Metzger J., 1980, Med. Plants of East and Southeast Asia, MiT Press, Cambrige Massachusetts - London, p.l 15].

Ở Indonesia, lượng vừa đủ của lá, rửa sạch, nghiền nát, trộn với nước vôi rồi đắp lên chỗ đau nhức, thấp khớp. Ở Lào, nguời ta dùng lá cây cứt quạ để ruốc cá.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC